Việc đánh giá xếp loại học sinh thpt năm 2024

1. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo một trong bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt:

Học lực Tốt sẽ phải đạt điểm 8,0 trở lên ở ít nhất 6 môn đánh giá bằng điểm số, không phân biệt môn nào, các môn còn lại không dưới 6,5, không cần xét điểm trung bình Toán hoặc Ngữ văn trên 8,0, các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt.

Học lực Khá sẽ phải đạt điểm 6,5 trở lên ở ít nhất 6 môn đánh giá bằng điểm số, không phân biệt môn nào, các môn còn lại không dưới 5,0, không cần xét điểm trung bình Toán hoặc Ngữ văn trên 6,5, các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt.

Học lực Đạt có ít nhất 6 môn đánh giá bằng điểm số từ 5 trở lên, không có môn nào dưới 3,5 điểm, các môn đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa Đạt nhiều nhất là một.

Các trường hợp còn lại sẽ xếp mức Chưa đạt.

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ hai mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất một môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Với quy định này thấy rõ quan điểm của Bộ GD coi các môn học đều bình đẳng nhau, không coi môn nào là chính hay phụ nữa, đây là bước đầu hướng đến một nền giáo dục học sinh toàn diện và tạo cơ hội cho học sinh phát huy hết khả năng của mình ở các môn học mà các em yêu thích và có năng khiếu.

Ngoài ra việc tính điểm của ít nhất 6 môn có đánh giá điểm số cũng góp phần giảm căng thẳng cho học sinh, học sinh không phải lo điểm môn này gánh cho môn kia nữa.

Quy định thể hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục hướng tới cá nhân hóa để các em có thể phát huy hết năng lực của mình ở mọi lĩnh vực và được đánh giá công bằng như nhau.

2. Hình thức đánh giá:

Đối với việc đánh giá thường xuyên sẽ thực hiện thông qua nhiều hình thức đánh giá như vấn đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập,…

Với một môn học, học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học.

Với việc đánh giá định kỳ sẽ được thực hiện thông qua bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, bài thực hành, dự án học tập. Học sinh trung học sẽ có 4 bài kiểm tra định kỳ mỗi môn học.

Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được thể hiện rõ trong công văn kèm theo.

3. Khen thưởng:

Học sinh giỏi được đánh giá tốt cả trong năng lực học tập và phẩm chất.

Học sinh xuất sắc là học sinh giỏi có ít nhất 6 môn đạt điểm từ 9,0 trở lên.

Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh nên cần quy định về cách đánh giá mới tương ứng.

Thông tư này đáp ứng yêu cầu tập trung vào đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt của chương trình tổng thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, theo đặc thù của từng môn học.

4. Nhìn nhận cá nhân:

Theo thông tư 22 thì điểm số các môn học có vai trò và vị thế ngang bằng nhau, tức là môn học có số lượng nhiều tiết cũng giống môn học có số lượng ít tiết. Bản chất của chương trình học sẽ mâu thuẫn, tại sao điểm số các môn học như nhau mà số tiết học các môn học lại có sự chênh lệch quá lớn ? Hệ quả học sinh có thể phải đi học thêm dàn trải ở tất cả các môn học để lấy điểm chứ không chỉ riêng vài môn cơ bản như bây giờ. Nếu học sinh, nhà trường trọng bệnh thành tích có thể sẽ nghiêng vào học những môn ít tiết để dễ dàng đạt danh hiệu thi đua, thành tích cao. Lúc đó, khen thưởng cho học sinh có thể còn nhiều hơn cả bây giờ; nhưng chất lượng 3 môn học Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ ở cấp phổ thông có thể càng đi xuống và nó sẽ kéo theo nhiều hậu quả khó lường. Vì thế, không có sự ràng buộc giữa các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ trong xếp loại học sinh cũng chưa hẳn là một việc làm hay, phù hợp với thực tế chương trình của từng môn học tới đây.

Sau đây là một số điểm mới trong đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.

1. Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn để xếp loại học lực

Trước đây, theo Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh sẽ được xếp loại học lực học kỳ, cả năm căn cứ theo điểm trung bình các môn học. Trong đó, Điều 11 Thông tư này quy định:

1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng điểm số. 2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng điểm số.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư 22 năm 2021, sẽ không tính điểm trung bình tất cả môn học để đưa ra xếp loại học lực như trước mà có sự điều chỉnh.

Đồng thời, tiêu chuẩn xếp loại học kỳ, cả năm cũng thay đổi hoàn toàn, không còn xét đến điểm trung bình các môn làm căn cứ để đánh giá.

Việc đánh giá xếp loại học sinh thpt năm 2024
Điểm mới trong đánh giá học sinh THCS THPT (Ảnh minh họa)

2. Thay đổi tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

Các năm học trước, áp dụng quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học sinh THCS, THPT được xếp loại học lực cuối kì và cả năm theo 5 loại là: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 22 mới ban hành, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. Cụ thể:

Tiêu chí xếp mức Tốt:

- Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên;

- Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Khá:

- Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;

- Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Đạt:

- Học sinh có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;

- Không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm dưới 3,5 điểm.

Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Lưu ý:

- Hình thức đánh giá bằng nhận xét sẽ áp dụng đối với các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Hình thức giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số áp dụng cho các môn học còn lại.

3. Không còn phân biệt môn chính, môn phụ

Tại Điều 9 Thông tư 22 quy định, học sinh được đánh giá kết quả học tập ở mức Tốt nếu tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được ở mức Đạt; tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn từ 6,5 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình môn từ 8,0 trở lên.

Khác với quy định trước đây, để được xếp học lực giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong 03 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên (theo điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 58, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT).

Như vậy, theo quy định mới tại Thông tư 22, tất cả các môn sẽ đều được tính điểm như nhau, không phân biệt môn chính, môn phụ.

4. Bỏ xếp loại hạnh kiểm thay bằng đánh giá kết quả rèn luyện

Theo quy định cũ tại Thông tư 58, học sinh THCS và THPT được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm dựa vào thái độ, hành vi đạo đức, ứng xử với mọi người, kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể…theo bốn loại: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu.

Tuy nhiên, tại Thông tư mới, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm được thay thế bằng đánh giá kết quả rèn luyện. Theo đó, giáo viên sẽ đánh giá kết quả rèn luyện căn cứ vào phẩm chất, năng lực chung, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế trong quá trình rèn luyện và học tập môn học của học sinh.

Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng kỳ học và cả năm được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt.

_2008142251.jpg)Điểm mới trong đánh giá học sinh THCS THPT (Ảnh minh họa)

5. Xóa bỏ học sinh tiên tiến, chỉ khen thưởng học sinh sinh giỏi, xuất sắc

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 22 năm 2021, cuối năm học, hiệu trưởng sẽ chỉ trao tặng giấy khen danh hiệu học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Không còn khen thưởng danh hiệu học sinh tiên tiến (theo Điều 18 Thông tư 58 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1Thông tư 26) như các năm học trước.

Ngoài ra, cũng theo Điều 15, nhà trường còn có thể khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học, xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường.

6. Có tới 6 môn không đánh giá bằng điểm số

Trước đây, tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định, chỉ có các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục được đánh giá bằng nhận xét.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 22, học sinh sẽ có 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

7. Có một môn bị đánh giá chưa đạt vẫn được lên lớp

Về việc được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, tại Điều 12 Thông tư 22 quy định như sau:

1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
  1. Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
  1. Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
  1. Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

Trước đây, để được lên lớp học sinh phải đạt hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên đồng thời nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 58).

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 58, để được xếp học lực trung bình ở các năm học trước, học sinh đáp ứng các điều kiện: Có điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên; Điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữn từ 5,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5; các môn học đánh giá bằng nhận xét đều được đánh giá loại Đạt.

Trong khi đó, tại Thông tư mới lại yêu cầu học sinh được lên lớp khi có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên. Cụ thể, tiêu chuẩn xếp mức Đạt trong đánh giá cả năm theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 22 là:

- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Như vậy, từ năm học tới, khi áp dụng quy định về đánh giá học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22, học sinh có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức chưa Đạt có thể vẫn được lên lớp.

Lớp 6 bao nhiêu điểm là học sinh giỏi?

Theo đó, đối với lớp 6,7,10 đã không còn phân biệt môn chính và phụ, vì vậy chỉ cần đạt ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên thì học sinh sẽ được học sinh giỏi.

Cấp 2 bao nhiêu điểm là học sinh khá?

Mức Khá: - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt. - Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Bằng tốt nghiệp THCS xếp loại như thế nào?

Theo quy định mới, bằng tốt nghiệp THCS không còn ghi xếp loại giỏi, khá, trung bình như quy định cũ. Học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS nếu không quá 21 tuổi, đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, có đầy đủ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp.

Bao nhiêu điểm mới được học sinh giỏi cấp 2 lớp 7?

Loại giỏi:ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.