Học nội trú y là gì năm 2024

Là sinh viên hay đang làm việc trong lĩnh vực y tế, chắc hẳn ai cũng biết bác sĩ nội trú là gì. Nhưng nhiều người ngoài ngành không quen với thuật ngữ này. Để hiểu chi tiết tất tần tật về bác sĩ nội trú, mời bạn đọc ngay bài viết sau.

I. Tổng quan về Bác sĩ nội trú

Học nội trú y là gì năm 2024
Thông tin chung về Bác sĩ nội trú

1. Bác sĩ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là chương trình học sau tốt nghiệp dành cho những sinh viên Y khoa chính quy sau khi đã hoàn thành xong chương trình Đại học và mong muốn học lên cao hơn. Khái niệm này có thể xa lạ đối với các cá nhân làm việc ngoài ngành y tuy nhiên với các sinh viên Y khoa thì ngược lại. Họ không những hiểu rõ chương trình Bác sĩ nội trú là gì mà còn khát khao thi đậu vào chương trình nội trú.

Sau khi hoàn tất chương trình Đại học 6 năm và ra trường thông thường họ sẽ chọn học chương trình cao hơn thông qua việc thi Cao học hoặc Bác sĩ nội trú với các điều kiện là họ dưới 27 tuổi, chưa từng vi phạm kỷ luật trước đây và phải là sinh viên Y khoa chính quy. Thi vào chương trình Bác sĩ nội trú được xem là khó khăn hơn khá nhiều so với thi vào chương trình Cao học.

2. Công việc của Bác sĩ nội trú gồm những gì?

- Chẩn đoán và điều trị bệnh

Đầu tiên, Bác sĩ nội trú cần tiến hành một cuộc hỏi bệnh với bệnh nhân để nắm rõ về các triệu chứng trong cơ thể và tiền sử bệnh lý của người bệnh. Đồng thời Bác sĩ tiến hành thăm khám sức khỏe qua sự trợ giúp của siêu âm, các dụng cụ y tế và các xét nghiệm nhằm xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Từ việc có các kết quả sơ bộ sau khi thăm khám, họ sẽ đưa ra kết luận, chẩn đoán ban đầu và đồng thời mô phỏng phương hướng điều trị cũng như tiên lượng về các biến chứng có thể có trong quá trình điều trị.

Sau khi đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khoẻ của người bệnh, Bác sĩ nội trú thiết lập phác đồ điều trị dựa trên kiến thức chuyên môn cùng với kinh nghiệm trong quá trình thực hành lâm sàng nhằm tìm giải pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh. Trong trường hợp bệnh tình có mức độ nguy hiểm cao hoặc phức tạp, Bác sĩ cần tham vấn chuyên môn với hội đồng y khoa và những Bác sĩ cùng hoặc khác phân ngành nhằm đưa ra giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Các Bác sĩ nội trú sẽ đặt lịch các buổi thăm khám để có thể theo dõi bệnh lý người bệnh nhằm đánh giá mức độ hồi phục cũng như các tiến triển không mong muốn nếu xảy ra.

- Nghiên cứu các vấn đề bệnh lý của con người

Ngoài là người thầy thuốc chữa bệnh, Bác sĩ nội trú cũng có vai trò là một nhà nghiên cứu về những lĩnh vực liên quan đến bệnh lý. Để có thể tham gia vào nghiên cứu, Bác sĩ nội trú cần phải tham gia những lớp nghiên cứu sinh để có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho nghiên cứu.

Nghiên cứu có thể có nhiều dạng với các đối tượng và mục tiêu khác nhau như dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh để góp phần nâng cao kiến thức y học nước nhà cũng như tri thức y khoa thế giới.

- Hỗ trợ một số công việc chuyên môn

Bên cạnh công việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế Bác sĩ nội trú cũng có vai trò hỗ trợ và giúp đỡ cho những đồng nghiệp cùng ngành thông qua trong những trường hợp khẩn cấp thiếu hụt nhân sự, Bác sĩ sẽ góp phần hỗ trợ một phần to lớn như trong Đại dịch Covid-19 vừa qua.

II. Những phẩm chất để trở thành Bác sĩ nội trú

Học nội trú y là gì năm 2024
Để trở thành Bác sĩ nội trú bạn cần phải có những tố chất dưới đây

1. Phẩm chất, đạo đức tốt

Lòng nhân ái: "Lương y như từ mẫu" là phẩm chất mà người Bác sĩ nội trú phải có. Vì muốn giúp đỡ bệnh nhân vượt qua cơn đau đớn thể xác cũng như tinh thần, người thầy thuốc phải biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi lo âu, đau khổ đang hiện hữu trong thể xác bệnh nhân. Thông qua đó họ mới có thể dốc lòng, dồn hết thời gian và công sức vào công việc chữa trị cho bệnh nhân.

2. Kiến thức chuyên môn vững vàng

Để đưa ra được những chẩn đoán và phương án điều trị chính xác Bác sĩ nội trú cần có những hiểu biết tổng quát về trường hợp bệnh của bệnh nhân từ đó mới có thể tạo sự đảm bảo, uy tín của người thầy thuốc khi đối diện với vấn đề của người bệnh. Ngoài ra đối tượng của nghề y là con người và mục tiêu chung là nâng cao sức khỏe con người do đó luôn yêu cầu khắt khe trong việc bảo đảm chất lượng chuyên môn của người Bác sĩ nội trú.

3. Kỹ năng, nghiệp vụ thành thạo

Bác sĩ nội trú cần phải là các chuyên gia trong việc xử lý và giải quyết tình huống hiệu quả với kỹ năng giao tiếp khéo léo bằng văn bản và bằng lời nói. Bên cạnh đó, họ cần phải có kỹ năng cộng tác với những chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác trong tình huống cần thiết. Kỹ năng giao tiếp tốt và khao khát cứu giúp người khác cũng vô cùng cần thiết đối với sự thành công của người Bác sĩ nội trú.

Để đánh giá chẩn đoán và điều trị chính xác, nhanh chóng Bác sĩ cần có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tốt. Phát hiện vấn đề một cách tỉ mỉ từ thăm khám lâm sàng đến đưa ra chỉ định xét nghiệm hợp lý và sau đó đưa ra hướng giải quyết qua các phương pháp điều trị giúp Bác sĩ nội trú và bệnh nhân hợp tác đạt được mục đích chung về chữa trị. Trường hợp bệnh phức tạp Bác sĩ nội trú cần hội chẩn với chuyên gia trong các phân ngành khác để cùng thống nhất về chẩn đoán và biện pháp điều trị. Lúc này kỹ năng làm việc nhóm là nền tảng giúp các hoạt động diễn ra trơn tru.

III. Chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú

Học nội trú y là gì năm 2024
Chương trình đào tạo Bác sĩ nội trú có nhiều điểm bạn cần nắm rõ

1. Thi Bác sĩ nội trú gồm những môn nào?

Để có thể trở thành Bác sĩ nội trú, bạn phải làm bài thi ở dạng trắc nghiệm với 4 môn nêu ra dưới đây:

Môn thi thứ nhất: môn chuyên ngành thứ nhất.

Môn thi thứ hai: môn chuyên ngành thứ hai

Môn thi thứ ba: môn cơ sở.

Môn thi thứ tư: môn ngoại ngữ tự chọn. Bạn có thể chọn thi tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Pháp.

* Lưu ý: Môn thi chuyên ngành 1 và 2 tùy thuộc vào chuyên ngành bạn đã học.

Tuy vậy hình thức và thể lệ thi là khác nhau giữa các trường đào tạo Bác sĩ nội trú do đó trên chỉ mang tính chất tham khảo.

2. Bác sĩ nội trú được đào tạo bao nhiêu năm?

Điều 5 Quy chế đào tạo Bác sĩ nội trú ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BYT quy định như sau: Đào tạo BSNT chỉ có một hình thức đào tạo chính quy tập trung, thời gian đào tạo là 3 năm, học viên phải thường trú tại bệnh viện hoặc cơ sở thực hành khác phù hợp với yêu cầu của từng chuyên ngành để học tập, làm việc thường xuyên (trừ những buổi học tại trường do nhà trường quy định).

Do đó một khi đã tiến bước vào con đường BSNT, bạn sẽ phải sẵn sàng hi sinh 3 năm miệt mài đến bệnh viện, trường lớp để đạt được chất lượng cao nhất về kiến thức và kỹ năng.

3. Trường đại học nào ở Việt Nam đào tạo Bác sĩ nội trú?

Dưới đây là một vài ngôi trường uy tín hàng đầu Việt Nam cho bạn nếu đang có nhu cầu đăng ký học Bác sĩ nội trú.

Học nội trú y là gì năm 2024

4. Các chuyên ngành Bác sĩ nội trú

Khi theo học Bác sĩ nội trú, bạn có thể chọn lựa các chuyên ngành đào tạo chuyên sâu khác nhau.

Chuyên ngành hệ nội gồm có:

- Huyết học – Truyền máu

- Hồi sức cấp cứu

- Nhi khoa

- Tim mạch

- Thần kinh

- Lao phổi

- Truyền nhiễm

- Da liễu

- Y học cổ truyền

- Y học hạt nhân

- Tâm thần

- Phục hồi chức năng

- Nội khoa

Chuyên ngành hệ ngoại gồm có:

- Ngoại khoa

- Răng hàm mặt

- Phụ sản

- Gây mê hồi sức

- Tai mũi họng

- Nhãn khoa

- Phẫu thuật tạo hình

- Chẩn đoán hình ảnh

- Ung thư

Chuyên ngành thuộc y học cơ sở và dự phòng gồm có:

- Vi sinh

- Mô phôi

- Ký sinh trùng

- Giải phẫu bệnh

- Sinh lý học

- Y học dự phòng

5. Bác sĩ nội trú sẽ nhận được bằng cấp gì sau khi tốt nghiệp?

Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, bạn sẽ được cấp bằng thạc sĩ và chứng chỉ nghề y do Bộ trưởng Bộ Y tế hay Giám đốc sở Y tế tỉnh cấp theo đúng quy định của nhà nước. Cầm tấm bằng này trên tay đồng nghĩa với cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và lựa chọn môi trường làm việc thuận lợi là điều không khó đối với bạn.

6. Mức lương của một Bác sĩ nội trú khi ra trường

Bác sĩ nội trú mới ra trường được tính theo hệ số lương là 2,34, như vậy mức lương khoảng 4.212.000 đồng/tháng. Tuy nhiên với bằng cấp cũng như kiến thức chuyên môn, kỹ năng toàn diện thì sau cùng mức lương cũng sẽ tăng dần theo với công sức bạn dành công học tập và cống hiến cho nền y học nước nhà.

IV. Sự khác nhau nhau giữa Bác sĩ nội trú và Bác sĩ chuyên khoa

Học nội trú y là gì năm 2024
Bác sĩ nội trú và Bác sĩ chuyên khoa có sự khác biệt rõ ràng

Bác sĩ nội trú và Bác sĩ chuyên khoa có sự phân biệt rõ ràng. Bác sĩ chuyên khoa là các sinh viên khi đã hoàn thành 6 năm học đại học của mình được cấp văn bằng chuyên môn gọi là Bác sĩ. Tuy nhiên họ vẫn không được cấp chứng chỉ hành nghề, sinh viên phải học tập ít nhất 18 tháng tại các cơ sở y tế. Sau khi đạt được chứng chỉ hành nghề họ sẽ quyết định học tiếp tục lên để trở thành Bác sĩ chuyên khoa I và Bác sĩ chuyên khoa II hoặc đi làm.

Bác sĩ nội trú sau khi tốt nghiệp 6 năm ngồi trên ghế nhà trường sẽ tiến hành tham gia kỳ thi Bác sĩ nội trú khi đạt đủ điều kiện về dự thi. Sau khi đậu kỳ thi này họ sẽ tiếp tục dành thêm 3 năm học và hành tại nhà trường, bệnh viện để nâng cao kiến thức, kỹ năng lâm sàng. Khi tốt nghiệp chương trình Bác sĩ nội trú bạn sẽ được nhận tấm bằng tốt nghiệp Bác sĩ nội trú và lúc này mức độ chuyên khoa của bạn tương đương với chuyên khoa cấp I nhưng quá trình xin việc sẽ dựa vào bằng cấp Bác sĩ nội trú để đánh giá và tuyển dụng.

V. Những cơ hội và thách thức của Bác sĩ nội trú

Học nội trú y là gì năm 2024
Trở thành Bác sĩ nội trú giúp cho bạn có nhiều cơ hội hơn trong tương lai nhưng cũng có nhiều thách thức bạn phải đánh đổi.

1. Cơ hội dành cho Bác sĩ nội trú

Trở thành Bác sĩ nội trú giúp bạn mở ra cánh cửa mới cho cuộc đời. Điều này không chỉ giúp rút ngắn khoảng thời gian đạt được chứng chỉ hành nghề mà còn giúp bạn đạt được trình độ chuyên môn vững vàng. Được đào tạo kỹ càng với sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, bạn bè giúp bạn dễ dàng tiếp thu khối lượng tri thức khổng lồ của ngành y khoa.

Bên cạnh đó, tay nghề và kinh nghiệm của bạn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều. Do trong thời gian học tập Bác sĩ nội trú sẽ được trực tiếp khám, chữa cho người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được tham gia vào một số hoạt động chuyên môn khác ngoài khám chữa bệnh như tham gia các hội nghị, hội thảo tổ chức bởi các đoàn hội, tổ chức giúp bạn có cơ hội giao lưu với đồng nghiệp đồng thời cập nhật, củng cố những kiến thức mới nhất về lĩnh vực y khoa.

Những điều trên giúp mài dũa cho bạn trở thành người Bác sĩ toàn điện về mọi mặt. Điều này giúp cho cơ hội việc làm trở nên rộng mở, dễ dàng hơn khi mong muốn được làm việc tại các cơ sở có môi trường thuận lợi, hiện đại cũng như giúp cho bạn đạt được những vị trí mong muốn trong nấc thang sự nghiệp.

2. Thách thức đối Bác sĩ nội trú

Việc bỏ thêm 3 năm miệt mài với rèn luyện kiến thức và kỹ năng mà có thể không dành nhiều thời gian cho bạn bè, gia đình và người thân là một thách thức rất lớn đối với người Bác sĩ nội trú. Bạn có thể phải quên ăn quên ngủ để dành trọn thời gian quý báu cho bệnh nhân của mình cũng phải trực cả ngày đêm tại các khoa phòng trong các ngày nghỉ hoặc dịp lễ. Đánh đổi với những thứ đó là không hề dễ nhưng những trái ngọt bạn gặt được sau những năm kỳ công mài giũa cho tay nghề của mình sẽ luôn được báo đáp một cách công bằng, xứng đáng. Do đó, nói đây là thách thức nhưng cũng là những bước chân khởi đầu tuy khó khăn nhưng sẽ giúp bạn có thể đứng trên đỉnh núi vinh quang của sự nghiệp.

Học nội trú y là gì năm 2024
Khóa học tại PIVIE giúp bạn ôn tập kiến thức cho kỳ thi Bác sĩ nội trú

Nhiều khóa học hỗ trợ kỹ năng cho sinh viên y dược có mong muốn ôn thi Bác sĩ nội trú đang được mở trên PIVIE:

Khóa 1: Kĩ năng ôn thi BSNT ĐH Y Hà Nội - Chia sẻ kiến thức Nội Khoa (PVKNa_100084) (có tính phí)

Khóa 2: Kĩ năng ôn thi BSNT ĐH Y Hà Nội - Chia sẻ kiến thức Giải phẫu và Sinh lý (PVKNa_100082) (có tính phí)

Thì nội trú y Hà Nội thi những môn gì?

* Môn thi chung: 02 môn - Môn thi 1: Ngoại ngữ (Anh văn). - Môn thi 2: Đề thi tổng hợp gồm 04 phần: Giải phẫu, Sinh lý, Hóa sinh, Y sinh học di truyền. - * Môn thi chuyên ngành: 02 môn (Môn thi 3 và môn thi 4) - Thí sinh đăng ký dự thi các chuyên ngành hệ Ngoại: môn thi 3 là Ngoại khoa, môn thi 4 là Sản phụ khoa.

Học bác sĩ nội trú bao nhiêu tiền?

Chương trình bác sĩ nội trú tại Đại học Y Hà Nội là 37.000.000 đồng/ năm; Chương trình bác sĩ nội trú tại Đại học Y TP Hồ Chí Minh là 21.450.000 đồng/ năm; Chương trình bác sĩ nội trú tại Đại học Y dược Cần Thơ là 23.800.000 đồng/ năm.

Được nội trú là gì?

Là hình thức điều trị mà bệnh nhân không cần lưu lại cơ sở khám chữa bệnh sau khi được khám, chẩn đoán và điều trị. Bệnh lý cần theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe liên tục. Bệnh nhân không thể điều trị ngoại trú hoặc điều trị ngoại trú không hiệu quả.

Đồ nội trú là gì?

Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo dành cho sinh viên Y khoa chính quy đã học xong hệ đại học và muốn học lên cao hơn. Khái niệm này khá xa lạ với người bình thường nhưng với sinh viên Y khoa thì ngược lại. Họ không chỉ hiểu rõ bác sĩ nội trú là gì mà còn khao khát thi đỗ được chương trình này.