Bài tập cơ sở dồn tích trong kế toán năm 2024

Nguyên tắc cơ sở dồn tích quy định mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền.

Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

2. Vận dụng trong chế độ kế toán

Cơ sở dồn tích vận dụng trong chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

  • Ghi nhận tài sản trong khâu mua: khi doanh nghiệp nắm được quyền quản lý, kiểm soát tài sản và người mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Nợ TK152, 153,156,211,…

Nợ TK133 (nếu có)

Có TK111,112,331,…

  • Khi bán tài sản: thì doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện trong VAS 14: chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho người mua; doanh nghiêp không còn nắm giữ hàng hóa, quyền kiểm soát hàng hóa; doanh thu được ghi nhận tương đối chắc chắn; thu nhận được lợi ích kinh tế trong tương lai (bổ sung). Vì vậy khi bán hàng hóa dù chưa thu được tiền nhưng nếu thỏa mãn 5 tiêu chuẩn trên thì doanh nghiệp vẫn ghi nhận doanh thu bình thường:

Nợ TK111,112,131,…

Có TK511

Có TK33311( nếu có)

Ví dụ1:

Công ty Minh Huy kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kì công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

NV1: Ngày 1/7/N Kế toán xuất hóa đơn đầu ra bán 1 lô hàng tổng tiền hàng là 100 tr chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng đã trả 60 tr bằng chuyển khoản

Theo cơ sở dồn tích tại ngày 1/7/N, kế toán ghi nhận doanh thu là 100tr. Kế toán hạch toán:

Nợ TK112: 60 tr

Nợ TK131: 50 tr

Có TK511: 100 tr

Có TK33311:10 tr

NV2: Ngày 1/7/N công ty chuyển khoản thanh toán tiền thuê văn phòng quý 3 năm N là 60tr. Theo cơ sở dồn tích thì mỗi tháng chỉ phản ánh vào chi phí là 10tr.

Tức là tại ngày 1/7/N kế toán định khoản:

Nợ TK242: 60tr

Có TK112: 60tr

Và định kì cuối mỗi tháng 7,8,9, kế toán phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng:

Nợ TK642: 20tr

Có TK242: 20tr

3. Vận dụng ở thực tế doanh nghiệp:

Ở doanh nghiệp về cơ bản đa số doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc.

– Ví dụ 1: Khi khách hàng thanh toán mới lập hóa đơn và ghi nhận doanh thu

Ở một số doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xây lắp có hiện tượng khách hàng thường xuyên nợ tiền doanh nghiệp với số tiền lớn. Để bắt khách hàng thanh toán tiền cho doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đặt ra yêu cầu khách hàng thanh toán tiền thì doanh nghiệp mới xuất hóa đơn và khi xuất hóa đơn kế toán mới ghi nhận doanh thu. Như vậy là doanh nghiệp đã xuất hóa đơn sai thời điểm, vi phạm nguyên tắc của luật thuế GTGT. Và doanh nghiệp cũng vi phạm nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích về việc ghi nhận doanh thu.

– Ví dụ 2: Mặc dù pháp luật Việt Nam càng ngày càng quy định chặt chẽ và khắt khe, đặc biệt là việc đưa hóa đơn điện tử vào áp dụng đã giảm thiểu được rất nhiều gian lận về thuế và kế toán trong doanh nghiệp nhưng cá biệt một số công ty vẫn có hiện tượng vi phạm nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích như sau:

Kế toán công ty A muốn tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp nên liên hệ với các công ty B (đang thừa hóa đơn) để mua hóa đơn đầu vào.

Công ty A thực tế không phái sinh chi phí nhưng căn cứ vào hóa đơn vừa mua của B để ghi nhận chi phí như vậy là đã vi phạm nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích về việc ghi nhận chi phí.

Công ty B trước đó thực tế có bán hàng cho khách lẻ nhưng không xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu . Bây giờ thực tế không bán hàng cho A nhưng lại xuất đơn, ghi nhận doanh thu. Như vậy công ty A đã vi phạm nguyên tắc cơ sở dồn tích về thời điểm ghi nhận doanh thu.

Ngoài ra trong tình huống này công ty A và B còn vi phạm cả luật thuế GTGT và luật thuế TNDN.

Trên đây là một số phân tích của cá nhân tôi về nguyên tắc cơ sở dồn tích. Qua bài viết hi vọng mọi người có thể hiểu rõ hơn về nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích và vận dụng tốt hơn nguyên tắc kế toán cơ sở dồn tích trong học tập, giảng dạy và thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp mình.

Tài liệu tham khảo: Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Giáo trình Nguyên lý kế toán Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Giáo trình Nguyên lý kế toán Trường Đại học Thương mại.