Tinh tẫn nhân vong là gì

Vụ án 01:

Trong tranh chấp tài sản, tài sản không thuộc về bên này thì có thể mặc nhiên quyết định của bên kia hay không?

(Vụ án đòi nhà cho thuê giữa ông Diệp và bà Thơ tại Quận 3 TP Hồ Chí Minh)

Các nguyên đơn là ông Hoàng Đình Diệp, bà Hoàng Thị Ích và chị Hoàng Thị Châu là ba trong số các người con của cụ Nguyễn Thị Hào (chết năm 2005). Các nguyên đơn trình bày:

Năm 1956 cụ Hào mua một phần diện tích đất thuộc khuôn viên, sân của căn nhà 436/11 Ter Lê Văn Duyệt của cụ Uông Thị Chỉnh.Việc mua bán chỉ lập giấy viết tay, nay đã bị thất lạc. Vì thế, năm 2002 cụ Chỉnh có lập giấy tái xác nhận là có bán căn nhà trên cho cụ Hào (có xác nhận của chính quyền địa phương).

Sau khi nhận chuyển nhượng, cụ Hào đã làm nhà tạm trên diện tích đất này và đó là căn nhà mang số 436/41/3 Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng Tám), phường 11, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Cụ Hào cho bà Nguyễn Thị Thơ thuê lại căn nhà tạm trên với giá 50 đồng (việc thuê chỉ nói miệng). Bà Thơ chỉ phải trả tiền nhà một thời gian, sau đó do thấy hoàn cảnh khó khăn nên cụ Hào không thu tiền nhà nữa. Từ năm 1970 đến khi cụ Hào mất, cụ Hào đòi lại nhà nhưng bà Thơ không trả. Nay, ông Diệp đại diện cho các thừa kế của cụ Hào yêu cầu Tòa án xem xét công nhận căn nhà số 436/41/3 Cách Mạng Tháng Tám thuộc quyền sở hữu của cụ Hào và buộc bà Thơ trả lại căn nhà nêu trên cho chị em ông.

Bà Thơkhairằng:Căn nhà 436/41/3 là do bà thuê của một người già vào năm 1964, bà không biết tên gì, bà cụ đã chết từ lâu. Việc thuê nhà chỉ có bà và bà cụ biết, không có làm giấy tờ. Sau giải phóng,bà không đóng tiền thuê nhà cho ai nữa cho đến nay. Hàng năm bà vẫn đóng thuế nhà đất cho Nhà nước và tiến hành kê khai nhà đất vào các năm 1977, 1999. Bà cho rằng cụ Hào không phải chủ sở hữu nhà, căn nhà 436/11 Ter không phải là căn nhà 436/41/3 hiện nay gia đình bà đang ở.Bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, không có trách nhiệm trả nhà cho những người thừa kế của cụ Hào.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 1061/2010/DSST ngày 26/7/2010, TAND thành phố Hồ Chí Minh quyết định công nhận quyền sở hữu căn nhà số 436/41/3 Cách Mạng Tháng Tám cho bà Nguyễn Thị Hào;buộc bà Thơ trao trả ngôi nhà trong thời hạn 3 tháng. Bà Thơ kháng cáo. Bản án phúc thẩm số 100/2011/DSST ngày 18/4/2011 Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TP. Hồ Chí Minh đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Bản án phúc thẩm đã bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm.

Tại phiên họp ngày 21/5/2014Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã quyết định hủy bản án phúc thẩm và hủy bản án sơ thẩm; giao cho TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại.Quyết định của Hội đồng Thẩm phán có một số vấn đề pháp lý quan trọng sau:

Trung tâm Thông tin Tài nguyên Môi trường không có hồ sơ, thông tin về việc nhà 436/41/3 Cách mạng Tháng Tám trước đây mang số 436/41/3 Lê Văn Duyệt hay mang số 436/11 Lê Văn Duyệt. Mặt khác, tại đơn xin xác nhận ngày 06/8/2010 của bà Thơ, Ủy ban nhân dân phường 11, quận 3 xác nhận, theo hiện trạng số nhà tại phường 11, quận 3, thì số nhà 436/11 Cách Mạng Tháng Tám và số 436/41/3 Cách Mạng Tháng Tám không phải là một. Như vậy chưa có đủ cơ sở xác định nhà đất số 436/41/3 hiện nay bà Thơ đang sử dụng chính là nhà đất số 436/11 Ter Lê Văn Duyệt mà theo lời giấy xác nhận cụ Chỉnh bán cho cụ Hào.

Ngoài ra, có nhiều lời khai cho rằng nhà đất 436/41/3 có nguồn gốc của cố Nguyễn Thị Râm cho bà Thơ thuê nhà đất này theo như trình bày của bà Thơ tại đơn tường trình năm 1984. Với tình hình chứng cứ như trên, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm công nhận cụ Hào có quyền sở hữu nhàsố 436/41/3, từ đó buộc bà Thơ trả lại căn nhà trên là chưa đủ căn cứ.

Cũng có ý kiến cho rằng Tòa án phải làm rõ nhà tranh chấp là của ai. Theo tố tụng dân sự thì người đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự). Vì vậy, người đi đòi nhà thì phải xuất trình chứng cứ chứng minh họ là chủ sở hữu hoặc là người thừa kế, người được giao chiếm hữu. Không có đủ căn cứ chứng minh là chủ thì cần bác yêu cầu đòi nhà.

Có vấn đề đặt ra là nếu bị đơn không thừa nhận nhà là của nguyên đơn thì công nhận nhà của bị đơn hay không? Nếu bị đơn có yêu cầu công nhận nhà là của bị đơn thì đó là yêu cầu phản tố, Tòa án sẽ xem xét theo quy định về phản tố. Nếu bị đơn chỉ không thừa nhận nhà của nguyên đơn thì đó không phải yêu cầu phản tố, Tòa án chỉ xem xét trong phạm vi khởi kiện theo đơn khởi kiện quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự (chỉ chấp nhận hay bác yêu cầu đòi nhà).

Vấn đề pháp lý có thể rút ra là:

Nguyên đơn khởi kiện đòi tài sản phải có nghĩa vụ chứng minh mình là chủ tài sản hoặc là người thừa kế hợp pháp, người chiếm hữu hợp phápcủa tài sản đó. Nếu không chứng minh được thì Tòa án bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Trường hợp Tòa án bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong tranh chấp sở hữu mà bị đơn không có yêu cầu phản tố công nhận tài sản thuộc về mình thì Tòa án không có quyền quyết định tài sản thuộc về ai. Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án chỉ được xem xét giải quyết trong phạm vi yêu cầukhởi kiện và yêu cầu phản tốcủa các đương sự.

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của GDDS

Bình luận:

Sau đây là những điều kiện có hiệu lực của GDDS, nếu thiếu một trong các điều kiện này thì GDDS đương nhiên hoặc có thể bị coi là vô hiệu:

Điều kiện về chủ thể tham gia GDDS

Chủ thể tham gia GDDS ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các chủ thể tham gia quan hệ PLDS. Chủ thể tham gia GDDS là cá nhân. Cá nhân có năng lực hành vi DS, nhận thức được hành vi của mình trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, NVDS và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các GDDS. Tùy thuộc vào các mức độ năng lực hành vi của cá nhân mà được tham gia vào các GD phù hợp với độ tuổi.

Các chủ thể khác như pháp nhân, hộ GĐ, tổ hợp tác, Nhà nước tham gia GDDS thông qua người đại diện của mình.

Điều kiện về mục đích và nội dung của GDDS

Mục đích của GDDS là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia GDDS. Nội dung của GDDS là tổng hợp các điều koanr, các cam kết xác định quyền và NV của các bên chủ thể, có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia GDDS.

Mục đích và nội dung của GDDS ko vi phạm điều cấm của PL và ko trái đạo đức XH. Trong quan hệ GD, các chủ thể có quyền tự do, tự nguyện, cam kết thỏa thuận nhằm đáp ứng lợi ích mà các bên mong muốn đạt được nhưng ko vi phạm những điều cấm của PL, ko trái với quy tắc ứng xử thông thường của nhân dân.

Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập GDDS

Bản chất của GDDS là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí nên người tham gia GDDS phải hoàn toàn tự nguyện trong việc thể hiện và bày tỏ ý chí của mình. Trước khi tham gia GDDS, các chủ thể có quyền tự do quyết định tham gia hay ko tham gia GDDS, ko bị chi phối hoặc ko bị ép buộc, cấm đoán, đe dọa.

Điều kiện về hình thức của GDDS

Hình thức của GDDS là phương thức thể hiện nội dung của GD. Các bên chủ thể có quyền lựa chọn hình thức phù hợp để xác lập GD. Tuy nhiên, một số trường hợp PL quy định hình thức bắt buộc thì các bên phải tuân theo, nếu vi phạm GD sẽ ko có hiệu lực.

Điều 127. GDDS vô hiệu

Bình luận:

GDDS vô hiệu là GD ko có hiệu lực PL và ko làm phát sinh quyền và NVDS. Một giao dịch DS hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 122 BLDS, cụ thể là 3 điều kiện bắt buộc về chủ thẻ, nội dung và mục đích. Tuy nhiên, điều kiện về hình thức của GD là điều kiện bắt buộc, nếu PL có quy định.

Việc quy định về hiệu lực của GDDS có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong GDDS, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiện quyền, NV để đạt mục đích tham gia GDDS.

Điều 128. GDDS vô hiệu do vi phạm điều cấm của PL, trái đạo đức XH

Bình luận:

Điều 128 BLDS đã đưa ra khái niệm điều cấm của PL và Đạo đức XH, tuy nhiên ko thể thống kê được một cách đầy đủ có hệ thống các nội dung, đặc tính cụ thể của khái niệm Đạo đức XH mà cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ thực tiễn và khoa học pháp lý.

GDDS vi phạm điều cấm của PL, trái đạo đức XH là GD vi phạm điều kiện thứ 2 được quy định tại Điều 122 của BLDS về điều kiện có hiệu lực của GDDS.

Điều 129. GDDS vô hiệu do giả tạo

Bình luận:

GDDS xác lập do sự giả tạo là những GD xác lập ko đúng với ý chí của chủ thể, các chủ thể biết GD đó là ko đúng với ý chí của chủ thể, các chủ thể biết GD đó là ko đúng với thực tế nhưng vẫn tham gia. GD giả tạo là những GD có mục đích trốn tránh PL hoặc những GD mà các bên xác lập nhưng ko làm phát sinh quyền, NV từ giao dịch xác lập. Theo quy định, GDDS giả tạo có 2 loại:

GD được xác lập nhằm che giấu một GD khác. Các bên thỏa thuận ký 2 hợp đồng về một đối tượng, tuy nhiên một hđ có giá trị pháp lý còn hđ thứ hai ko phát sinh quyền, NV của các bên.

Ví dụ: Để tránh bị kê biên tài sản A gửi B con trâu và ký hđ mua bán trâu giá 20.000.000 đồng.

Trường hợp này, hđ gửi giữ là thật và có giá trị pháp lý, còn hđ mua bán là giả tạo ko làm phát sinh quyền, NV của các bên.

GDDS xác lập nhằm trốn tránh NV với người thứ ba. Nhằm trốn tránh NV trả nợ hoặc trốn tránh thi hành án DS, bên có NV định đoạt ts cho người khác để ko còn tài sản trả nợ hoặc thi hành án. Trường hợp này, người định đoạt ts ko có nhu cầu nhưng vẫn định đoạt ts của mình để trốn tránh NV với người thứ ba, cho nên GD đó bị vô hiệu.

Điều 130. GDDS vô hiệu do người CTN, người mất năng lực hành vi DS, người bị hạn chế năng lực hành vi DS xác lập, thực hiện

Bình luận:

GDDS do người CTN , người mất năng lực hành vi DS hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi DS xác lập, thực hiện ko mặc nhiên bị vô hiệu. Việc vô hiệu hay ko phụ thuộc vào người đại diện theo PL của người CTN, người mất năng lực hành vi DS

Theo nguyên tắc, các GD do người CTN, người mất năng lực hành vi DS hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi DS xác lập ko phù hợp với các mức độ năng lực hành vi DS phải do người đại diện xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, những người có đầy đủ năng lực hành vi DS đã xác lập GS với người CTN, người mất năng lực hành vi DS, người bị hạn chế năng lực hành vi DS thì ko có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố GD vô hiệu. Ngược lại, người đại diện cho người CTN, người mất năng lực hành vi DS, người bị hạn chế năng lực hành vi DS thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố GD vô hiệu; hoặc người đại diện chấp nhận GD đó vì có lợi cho người CTN, người mất năng lực hành vi DS, người bị hạn chế năng lực hành vi DS thì GD có hiệu lực.

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người CTN, người mất năng lực hành vi DS, người bị hạn chế năng lực hành vi DS.

Điều 131. GDDS vô hiệu do nhầm lẫn

Bình luận:

Nhầm lẫn là sự hiểu ko đúng bản chất của vấn đề do tác động khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan làm người bị nhầm lẫn rằng vấn đề đó là đúng theo sự hiểu biết của mình.

Trong GDDS, khi 1 bên có hành vi vô ý tác động làm cho bên kia bị nhầm lẫn cho rằng điều khoản đó là đúng, tuy nhiên trên thực tế ko đúng như vậy, trong trường hợp, người bị nhầm lẫn về nội dung của GDDS đã xác lập GD thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của GD đó, nếu bên kia ko chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố GD vô hiệu.

Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của GD (lừa dối), thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 BLDS.

Điều 132. GDDS vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa

Bình luận:

Hành vi lừa dối của một bên chủ thể hoặc của người thứ ba là hành vi cố ý làm cho bên kia hiểu ko đúng về chủ thể, đối tượng, nội dung của GD mà tham gia GD đó nhằm làm lợi cho 1 bên của GD và gây thiệt hại cho bên bị lừa dối.

Ví dụ: A bán cho B điện thoại NOKIA-C7 do Việt Nam sản xuất nhưng nói là do Thái Lan sản xuất để bán giá cao.

Đe dọa là hành vi của 1 bên hoặc của người thứ 3 cố ý làm cho bên kia buộc phải xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt GD nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân với người bị đe dọa như cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu. Hành vi đe dọa là hành vi trái PL do một bên hoặc người thứ 3 gây ra và sự đe dọa sẽ trở thành thực tế nếu bên bị đe dọa ko xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt GD.

Bên bị lừa dối hoặc bị đe dọa có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS đó là vô hiệu. Trường hợp bên tham gia GDDS do bị lừa dối hoặc bị đe dọa ko yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu thì GD đó vẫn có hiệu lực PL (vô hiệu tương đối).

Điều 133. GDDS vô hiệu do người xác lập ko nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Bình luận:

Đây là trường hợp người có năng lực hành vi DS nhưng tại thời điểm xác lập GDDS do những lý do khác nhau, ko nhận thức và làm chủ dược hành vi của mình. Việc ko nhận thức và làm chủ hành vi đó được biểu biện ra bên ngoài thành những điều bất hợp lý mà trong điều kiện bình thường, một người nhận thức trung bình sẽ ko làm như vậy.

Ví dụ: Trong lúc say rượu, A bán cho B chiếc xe đạp bằng ¼ giá thị trường.

Tuy nhiên, GD do người xác lập ko nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ko đương nhiên bị coi là vô hiệu. Khi người xác lập GDDS thoát khỏi trạng thái ko nhận thức và làm chủ được hành vi của mình có quyền yêu cầu hoặc ko yêu cầu Tòa án tuyên bố GD mà mình xác lập trước đó là vô hiệu.

Điều 134. GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Bình luận:

Điều 134 BLDS quy định một GDDS bị Tòa án tuyên bố vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức khi:

Hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu lực của GD mà các bên ko tuân theo. Ví dụ, hđ chuyển quyền sử dụng đất phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Một trong hai bên chủ thể tham gia GDDS yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu và thời hiệu yêu cầu này là 02 năm, kể từ ngay GDDS được xác lập.

Tòa án cho phép các bên hoàn thành thủ tục công chứng hoặc chứng thực GD trong một thời gian (01 tháng) mà các bên ko thực hiện công cứng hoặc chứng thực, thì GD sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Hậu quả pháp lý được áp dụng theo Điều 137 BLDS.

Điều 135. GDDS vô hiệu từng phần

Bình luận:

Nội dung của GD gồm nhiều điều khoản, nếu một điều khoản vi phạm PL, thì điều khoản đó bị vô hiệu. Tuy nhiên, cần phải xem xét điều khoản này có ảnh hưởng đến các điều khoản khác là nội dung cơ bản của GD hay ko. Trường hợp một hoặc một số điều khoản vô hiệu mà ko ảnh hưởng đến điều khoản khác, thì các điều khoản vi phạm bị vô hiệu còn các điều khoản khác có hiệu lực PL. Trường hợp này gọi là GDDS vô hiệu từng phần khi một phần của GD vô hiệu nhưng ko ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của GD. Phần giao dịch bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì ko có hiệu lực PL, các phần còn lại vẫn có giá trị pháp lý.

Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu

Bình luận:

Nhằm ổn định các quan hệ DS, thương mại, PL cho phép các chủ thể khởi kiện đến Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong một thời hạn nhất định gọi là thời hiệu khởi kiện. Hết thời hạn này các chủ thể mất quyền khởi kiện, vì vậy, nếu các bên khởi kiện sẽ bị Tòa án bác đơn khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện quy định từ Điều 130 đến Điều 134 BLDS là 02 năm, kể từ ngày GDDS được xác lập.

Những GDDS vi phạm điều cấm của PL, trái đạo đức XH, giả tạo được quy định tại Điều 128 và Điều 129 BLDS thì ko bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu. Vì những GD này xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng cho nên cần phải xử lý để bảo vệ lợi ích chung.

Điều 137. Hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu

Bình luận:

GDDS vô hiệu sẽ dẫn đến một hậu quả pháp lý là ko làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, NVDS của các bên, kể từ thời điểm xác lạp. Do vậy, việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của các bên trong GDDS vô hiệu được coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản ko có căn cứ PL, cho nên phát sinh NV hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng ts ko có căn cứ PL theo Điều 599 BLDS đến Điều 601 BLDS.

Khi giao dịch DS bị vô hiệu thì các bên chủ thể có NV hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trong trường hợp đối tượng của GDDS là hiện vật mà ko hoàn trả được thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ những ts GD, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của PL (thường là ts mà PL cấm giao dịch). Trường hợp bên có lỗi làm cho GD bị vô hiệu phải bồi thường cho bên bị thiệt hại hoặc người thứ 3 bị thiệt hại. Nếu các bên đều có lỗi thì căn cứ vào mức độ lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường tương ứng.

Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu

Bình luận:

Theo quy định tại Điều 138 BLDS, khi giao dịch DS vô hiệu thì những GD có đối tượng ts là động sản ko phải đăng ký quyền sở hữu, nếu đã được chuyển giao cho người thứ 3 ngay tình bằng giao dịch có đền bù (mua bán, đổi) thì GD với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Những động sản ko phải đăng ký quyền sở hữu (tức là ko có giấy chứng nhận quyền sở hữu ts do cơ quan NN cấp) thì người thứ ba ngay tình ko biết hoặc ko thể biết việc chiếm hữu của mình là ko có căn cứ PL vì vậy giao dịch của người thứ 3 ngay tình đối với tài sản này vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu người thứ 3 có tài sản này thông qua GD ko có đền bù (ví dụ, hđ tặng cho ts) thì GDDS với người thứ 3 này ko có hiệu lực vì nó ko làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba.

Đối với tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người đứng tên trong GCN quyền sổ hữu (quyền sử dụng) ts mới có quyền thực hiện các GD liên quan đến ts đó. Trường hợp ts là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một GD khác cho người thứ ba ngay tình thì GD với người thứ 3 bị vô hiệu. Bởi vì trương hợp này là người thứ 3 ngay tình ko thể sang tên trong GCN quyền sở hữu, vì chủ sở hữu ko chuyển giao quyền sở hữu cho người thứ 3.

Trường hợp người thứ 3 ngay tình nhận được ts thông qua bán đấu giá hoặc GD với người mà theo bản án, quyết định của CQNN có thẩm quyền là chủ sổ hữu ts nhưng sau đó người này ko phải là chủ sở hữu ts do bản án, quyết định bị hủy, sửa thì GD của người thứ 3 ngay tình vẫn có hiệu lực PL. Bởi vì, văn bản mua ts đấu giá là cơ sở để người mua xác lập quyền sở hữu hợp pháp. Mặt khác, bản án, quyết định của CQNN có thẩm quyền là căn cứ xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của một người đối với ts, do vậy, nếu người thứ 3 thực hiện GDDS với người theo bản án hay quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền xác lập họ có quyền sở hữu là hợp pháp, cho nên người thứ 3 ngay tình có quyền sang tên trong GCN quyền sổ hữu. Người nào có lỗi trong việc xác lập quyền sở hữu của người chuyển giao ts cho người thứ 3 ngay tình phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu ban đầu của ts (nếu có).

Mục 4. CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CẦU VÀ

CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Điều 309. Chuyển giao quyền yêu cầu

Bình luận:

Trong quan hệ NV, có thể xuất phát từ những lí do khách quan hoặc chủ quan, bên có quyền trong quan hệ đó không có điều kiện để tiến hành thực hiện quyền yêu cầu của mình với bên có NV. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn 2 hình thức: Chuyển giao quyền yêu cầu hoặc thực hiện quyền yêu cầu đó thông qua người thứ ba. Về bản chất, chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa bên có quyền trong quan hệ NVDS với người thứ ba, theo đó bên có quyền chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện NVDS cho người thứ ba được gọi là người thế quyền. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Tuy nhiên, ko phải mọi trường hợp quyền yêu cầu đều có thể chuyển giao cho bên thứ ba. Nói cách khác, về nguyên tắc, sự thỏa thuận hoặc PL có quy định phát sinh NVDS, bên có quyền yêu cầu có thể chuyển giao quyền đó cho người thứ ba, trừ các trường hợp sau:

Quyền yêu cầu cấp dưỡng;

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, tính mạng, sức khỏel

+ Bên có quyền và bên có NV thỏa thuận ko được chuyển giao quyền yêu cầu;

+ Các trường hợp khác do PL quy định.

Khác với thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba, khi đã chuyển giao quyền yêu cầu cho bên thứ ba quan hệ NV ban đầu sẽ chấm dứt, bên thứ ba sẽ trở thành bên thế quyền trong QHNV mới. Trong khi đó, thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba, người thứ ba chỉ được thực hiện quyền yêu cầu trong phạm vi thỏa thuận của bên có quyền mà không được toàn quyền quyết định. Tuy vậy, để đảm bảo lợi ích chính đáng của bên có NV trước bên được thế quyền, PL quy định rằng:

  • Khi chuyển quyền yêu cầu bên có quyền phải thông báo bằng văn bản cho bên có NV biết về việc mình phải thực hiện NV trước người thứ ba;
  • Không cần có sự đồng ý của bên có NV nhưng trừ trường hợp PL có quy định khác.

Điều 310. Hình thức chuyển giao quyền yêu cầu

Bình luận:

Về nguyên tắc, trong các giao dịch PL tạo cơ hội cho các chủ thể tự do lựa chọn về hình thức, trừ những trường hợp việc xác lập, thực hiện các giao dịch đó có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết các quyền và lợi ích của chính các chủ thể tham gia và lợi ích của cộng đồng, xã hội. Việc chuyển giao NV cũng vậy, các chủ thể có thể lựa chọn hình thức bằng văn bản hoặc lời nói. Tuy nhiên, việc lựa chọn này một mặt là quyền tự do của các chủ thể, mặt khác nó là sự rủi ro mà chính các chủ thể phải đối mặt khi có tranh chấp.

Khi PL quy định cụ thể, việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, phải công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo. Không có quy định cụ thể, nhưng thông thường giao dịch ban đầu được các chủ thể xác lập hình thức nào (có thể tự do lựa chọn hoặc PL quy định) thì việc chuyển giao phải phù hợp.

Ví dụ: Hầu hết các giao dịch liên quan đến đối tượng là quyền sử dụng đất PL quy định hình thức phải bằng văn bản, có công chứng thậm chí cả đăng ký. Vì vậy, khi chuyển giao quyền yêu cầu trong quan hệ này hình thức cũng phải phù hợp.

Điều 311. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ

Bình luận:

Khi chuyển giao quyền yêu cầu, để đảm bảo quyền và lợi ích của bên thế quyền, người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.

Việc chuyển giao quyền yêu cầu rất có thể dẫn đến thiệt hại cho bên thế quyền vì nhiều lý do khác nhau trong đó lý do quan trọng là bên thế quyền không cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ cần thiết cho bên thế quyền. Do vậy, PL quy định mặc dù khi chuyển giao quyền yêu cầu bên có quyền chấm dứt quan hệ với bên có NV nhưng vẫn có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường với bên thế quyền khi vi phạm NV cung cấp thông tin, giấy tờ liên quan.

Điều 312. Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu

Bình luận:

Sự khác biệt cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba chính là việc chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện NV của bên có NV. Theo quy định trên, khi đã chuyển giao quyền yêu cầu, bên chuyển giao hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm trước ai về khả năng thực hiện NV của bên có NV, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong khi đó, nếu là ủy quyền để người thứ ba thực hiện quyền yêu cầu thì bên có NV vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên có quyền chứ ko phải là bên được ủy quyền.

Điều 313. Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS

Quyền yêu cầu có thể phát sinh từ một QHNV mà trong quan hệ đó các bên ràng buộc trách nhiệm với nhau bởi một biện pháp bảo đảm như: Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp. Theo quy định trên, khi có sự thay thế chủ thể của quyền yêu cầu, biện pháp bảo đảm sẽ được chuyển giao theo.

Ví dụ: A vay B khoản tiền 1 tỷ đồng, có kèm theo biện pháp bảo đảm thế chấp quyền sử dụng 100m2 đất A đang là chủ sở hữu. Trong quan hệ trên, B là chủ thể phát sinh quyền yêu cầu đối với A. Vì một lí do nào đó, A, B, C thỏa thuận với nhau theo đó, B sẽ chuyển giao quyền yêu cầu đòi nợ A sang cho C. Lúc này, biện pháp bảo đảm mà A đã xác lập để bảo đảm việc thực hiện NV của mình đối với B sẽ chuyển giao sang cho C. Nói khác đi, A, B phải làm thủ tục giải chấp để đăng ký thế chấp sang tên C, C sẽ là chủ thể có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng 100m2 đất của A nếu đến hạn A vi phạm NV của mình.

Điều 314. Quyền từ chối của bên có NV

Bình luận:

Theo quy định đã phân tích tại Điều 309 BLDS, khi chuyển giao quyền yêu cầu mặc dù không cần có sự đồng ý của bên có NV nhưng bên có NV phải được thông báo về sự thay đổi chủ thể mang quyền trong quan hệ đó. Do vậy, khi không được thông báo hoặc người thế quyền ko chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có NV có quyền từ chối thực hiện NV của mình trước bên thế quyền. Tuy nhiên, quy định tại khoản 1 nêu trên đã tạo ra sự mâu thuẫn với quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 309 BLDS. Cụ thể:

+ Khoản 1 Điều 314 tạo cho người áp dụng sự lựa chọn lý do từ chối thực hiện của bên có NV trước bên có quyền: Một là, khi bên có NV không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu; Hai là, người thế quyền ko chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu.

+ Sự lựa chọn lý do thứ hai của việc từ chối thực hiện NV vô tình đã tạo ra bất cập. Vì tại đoạn 2 khoản 2 Điều 309 quy định rằng: Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có NV biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu câu. Nếu bên có quyền đã chuyển giao quyền yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho bên có NV viết thì ko thể xảy ra trường hợp bên thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu. Đồng thời, việc không chứng minh được tính xác thực chỉ có thể mang lại bất lợi cho bên thế quyền và lúc này NV thuộc về bên chuyển quyền chứ ko hề liên quan đến bên có NV. Như vậy, chỉ cần quy định bên có NV có quyền từ chối thực hiện NV của mình trước bên thế quyền khi không được thông báo bằng văn bản của bên có quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc PL có quy định khác.

Điều 315. Chuyển giao NVDS

Bình luận:

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bên có NV trước bên có quyền, PL quy định cho bên có NV được lựa chọn phương thức thực hiện NV thông qua chính mình hoặc người thứ ba. Là sự thỏa thuận giữa bên có NV với người thứ ba trên cơ sở có sự đồng ý của bên có quyền, theo đó bên có NV chuyên giao NVDS cho người thứ ba được gọi là người thế NV. Khi NV được chuyển giao thì người thế NV trở thành bên có NV. Tuy nhiên, việc thực hiện NV đó vẫn phải gắn với lợi ích của bên có quyền nên mặc dù được chuyển giao NV cho người thứ ba nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Phải nhận được sự đồng ý của bên có quyền. Vì suy đến cùng, việc lựa chọn người gánh vác NV thay thế cho người trước đó chính là lựa chọn rủi ro cho mình. Nên PL quy định phải có sự đồng ý của bên có quyền nhằm loại bỏ rủi ro cho bên có NV.

+ NV gắn với nhân thân ko được chuyển giao. Về nguyên tắc, các quyền nhân thân trong QHPLDS ko được phép chuyển dịch cho người khác. Tương tự như vậy, khi một bên mang quyền nhân thân gắn với tài sản phải tạo ra một NV nhân thân của người khác và NV nhan thân này cũng ko được chuyển giao cho người khác.

Ví dụ: Quyền yêu cầu thực hiện NV cấp dưỡng, quyền yêu cầu thực hiện NV bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín

+ NV mà PL quy định ko được phép chuyển giao.

Ví dụ: NV đang có tranh chấp kể cả các bên có thỏa thuận cũng ko được chuyển giao.

Khi việc chuyển giao thành công, về nguyên tắc, bên có NV sẽ chấm dứt QHNV với bên có quyền và hình thành quan hệ NV mới giữa bên thế quyền và bên có quyền trong QHNV trước đó.

Điều 316. Hình thức chuyển giao NVDS

Bình luận:

Về hình thức của việc chuyển giao NV, PL tạo điều kiện cho các bên sự lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với mục đích và cách thức thực hiện các QHNV của mình. Việc chuyển giao NV có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Đây là điểm tiến bộ hơn so với BLDS năm 1995, BLDS năm 1995 quy định việc chuyển giao NV phải thực hiện dưới hình thức văn bản.

Về nguyên tắc, PL cho phép các chủ thể trong QHNV lựa chọn hình thức của việc chuyển giao nhưng khi có quy định hình thức cụ thể của việc chuyển giao đó bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực, đăng ký, xin phép thì các chủ thể phải thuân theo.

Ví dụ: Việc xác lập quan hệ NV có đối tượng là đất đai, nhà ở hầu hết khi chuyển giao NV thì hình thức buộc phải bằng văn bản thường hoặc văn bản có công chứng, chứng thực chậm chí có cả đăng ký.

Điều 317. Chuyển giao NVDS có biện pháp bảo đảm

Bình luận:

Khi xác lập QHNV các bên có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm thì khi chuyển giao NV biện pháp bảo đảm sẽ chấm dứt trừ trường hợp các bên có thỏa thuận. Quy định này xuất phát từ 2 yếu tố:

+ Việc chuyển giao NV cho bên thế NV sẽ làm quan hệ NV ban đầu chấm dứt. Bản chất của chuyển giao NV chính là hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của ba bên theo đó, bên có NV chuyển giao toàn bộ NV của mình (đối tượng của HĐ) cho bên thế NV, bên thế NV trở thành bên có NV trong quan hệ NV mới với bên có quyền. Đây là sự khác biệt với thực hiện NV thông qua người thứ 3.

+ Quy định phải có sự đồng ý của bên có quyền khi chuyển giao NV cho người thứ 3 đồng nghĩa với việc bên có quyền tự lựa chọn rủi ro cho chính họ trong việc chấp nhận bên thứ ba thực hiện NV. Do đó, khi kèm theo BP bảo đảm trong QHNV trước đó thì khi chuyển giao cho bên thứ ba biện pháp bảo đảm này phải chấm dứt nếu ko có sự thỏa thuận khác.

Mục 3. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Điều 302. Trách nhiệm dân sự do vi phạm NVDS

Bình luận:

Trách nhiệm dân sự do vi phạm NVDS là sự quy định của PL về việc người nào vi phạm NVDS hoặc có hành vi trái PL phải gánh chịu một hậu quả pháp lý nhất định như phải tiếp tục thực hiện NVDS, bồi thường thiệt hại.

Nghĩa là là một quan hệ PL được hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc PL quy định. Khi đã xác lập quan hệ nghĩa vụ với nhau, bên có NV bị ràng buộc trách nhiệm bởi lợi ích của bên có quyền. Do đó, bên có NV không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ NV của mình sẽ mang lại tổn thất về tài sản hoặc tinh thần cho bên có quyền. Cho nên, hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có NV sẽ mang đến hậu quả bất lợi cho người này. Họ có thể phải gánh chịu hậu quả buộc phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ hoặc/và bồi thường TH cho bên có quyền. Đó là trách nhiệm dân sự, một loại chế tài áp dụng cho người có hành vi vi phạm NV của mình.

Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp bên có NV vi phạm NV của mình nhưng ko do lỗi của chính họ hoặc hoàn toàn dự trên yếu tố khách quan mà bằng khả năng của mình họ không khắc phục, hạn chế được thiệt hại xảy ra cho bên có quyền. Do đó, PL dự liệu những trường hợp sau bên có NV vi phạm có thể ko phải chịu trách nhiệm:

+ Xuất hiện sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc PL có quy định khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan ko thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là lũ lụt, động đất, sóng thần, hoặc chiến tranh, bạo loạn, đình công Như vậy, nếu xuất hiện sự kiện bất khả kháng làm cho bên có NV ko thể thực hiện được NV thì bên có NV ko phải chịu trách nhiệm khi vi phạm NV của mình thì sự thỏa thuận được ghi nhận và thực hiện. Hoặc một số trường hợp đặc biệt, PL dự liệu sự kiến bất khả kháng vẫn phải thực hiện NV nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ: Trong hợp đồng bảo hiểm tính mạng hoặc sức khỏe con người. Khi doanh nghiệp bảo hiểm và cá nhân thỏa thuận xác lập, thực hiện hợp đồng bảo hiểm tính mạng, sức khỏe dựa trên sự kiện bảo hiểm là cái chết hoặc sức khỏe bi xâm phạm của người mua bảo hiểm, PL quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Về nguyên tắc, sự kiện bảo hiểm là cái chết hoặc sức khỏe bị giảm sút của người mua bảo hiểm hoàn toàn có thể xuất phát từ sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, sự kiến bất khả kháng dẫn đến làm phát sinh sự kiện bảo hiểm nhưng theo Luật Kinh doanh bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã phát sinh thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng phát sinh NV chi trả tiền bảo hiểm cho người được thụ hưởng.

+ Bên vi phạm NV chứng minh được NV ko thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Thông thường bên có NV phải chịu trách nhiệm dân sự nếu đến hạn thực hiện NVDS mà bên có NV vi phạm NV trước bên có quyền. Tuy nhiên, bên có NV chứng minh được việc thực hiện NV của mình hoàn toàn do lỗi của bên có quyền thì bên có NV ko phải chịu trách nhiệm dân sự.

Ví dụ: A thuê B xây dựng nhà, B cam kết hoàn thiện trong vòng 6 tháng nhưng A là người cung cấp nguyên vật liệu. Hết 6 tháng, ngôi nhà vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, B hoàn toàn có đủ cơ sở chứng minh lỗi thuộc về A trong việc chậm cung cấp nguyên vật liệu khi B yêu cầu.

Điều 303. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện NV giao vật

Bình luận:

Trách nhiệm DS sẽ phát sinh khi có sự vi phạm từ bên có NV, trong sự đa dạng về thỏa thuận tạo dựng thành NV của chính các bên trong quan hệ NV, PL quy định cụ thể đối với trường hợp trách nhiệm DS sẽ được áp dụng do không thực hiện NV giao vật như sau:

Nếu đối tượng phải giao là VẬT ĐẶC ĐỊNH vật phân biệt được với vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí thì bên có NV phải giao đúng vật đó như đã thỏa thuận. Nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp ký kết hợp đồng mua bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn tài sản là vật đặc định nhưng khi giao vật bị mất hoặc bị hư hại nên theo quy định này, bên có NV giao phải thanh toán giá trị của vật. Việc thanh toán giá trị vật đặc định có thể dựa trên sự thỏa thuận hoặc thẩm định giá.

Nếu đối tượng phải giao là VẬT CÙNG LOẠI vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường mà bên có NV không thực hiện được NV giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật. Khác với quy định về giao vật đặc định, quy định này không ghi nhận bên có quyền được quyền yêu cầu bên có NV phải tiếp tục giao vật thay vào đó là trách nhiệm thanh toán giá trị của vật. Quy định này vô tình tạo ra sự thiếu hợp lý dưới góc độ thực tiễn trong nhiều trường hợp.

Ví dụ: A và B ký hợp đồng mua bán 100 xe máy hãng Honda ký hiệu xe Lead kiểu dáng 2013, thời hạn giao xe ngày 01/12/2013. Mặc dù có số khung, số máy khác nhau nhưng tại thời điểm mua 10 chiếc xe Honda Lead này vẫn được xác định là vật cùng loại. Hết thời hạn trên, bên B (bên bán) không giao đủ xe. Điều đáng bàn ở đây hai bên thỏa thuận giao xe mới nhận tiền. Như vậy, đến ngày 01/12/2013 bên B giao cho bên A 80 xe vậy số còn lại giải quyết như thế nào?

Theo quy định trên, bên B phải thanh toán giá trị của 20 chiếc xe còn lại cho A nhưng thực tế A chưa phát sinh quyền của mình đối với 20 chiếc xe đó nên chưa thể đòi B thanh toán giá trị của nó. Trường hợp này, A phải được quyền yêu cầu B thực hiện đúng việc giao 100 chiếc xe. Nếu giao thiếu mà bên A bị thiệt hại thì bên B phải bồi thường.

Khi phát sinh NV giao đúng vật ĐẶC ĐỊNH và thanh toán giá trị của vật CÙNG LOẠI mà bên có NV không thực hiện đúng, họ có thể phải gánh chịu loại trách nhiệm thứ 2 là BTTH cho bên có quyền. Bên có quyền phải chứng minh bên có NV không giao đúng vật đã gây ra thiệt hại nhất định cho mình. Nếu chứng minh được, bên có quyền ngoài được yêu cầu bên có NV thực hiện đúng việc giao vật còn được BTTH thực tế đã xảy ra.

Điều 304. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện NV phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

Bình luận:

Khi các bên chủ thể thỏa thuận xác lập một quan hệ theo đó bên có NV phải thực hiện một CV hoặc không được thực hiện 1 CV nhưng mang lại lợi ích cho bên có quyền thì bên có NV phải thực hiện CV đó đúng như đã thỏa thuận.

Khoản 1 Điều này quy định khi bên có NV ko thực hiện CV mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có NV tiếp tục thực hiện CV hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện CV đó và yêu cầu bên có NV thanh toán chi phí hợp lý và BTTH.

Ví dụ: A thuê B vận chuyển 100 tấn gạo từ Hải Phòng về Hà Nội. Trong thời gian 1 tuần.

Kết thúc thời gian đó mà B vẫn chưa vân chuyển tài sản đó cho A. Theo quy định này, A có thể lựa chọn một trong các cách giải quyết sau:

Thứ nhất, tiếp tục yêu cầu B thực hiện CV vận chuyển 100 tấn gạo cho mình

Thứ hai, giao cho một bên thứ ba để họ thực hiện việc vận chuyển cho B và yêu cầu B thanh toán chi phí hợp lý cho mình

Thứ ba, bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra).

Các sự lựa chọn mà PL dành cho bên có quyền trong trường hợp này tương đối hợp lý.

Tuy nhiên, thuật ngữ thanh toán chi phí hợp lý đang tạo ra trên thực tế nhiều quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, bên có quyền khi đã yêu cầu người khác thực hiện NV thay cho bên có NV thì toàn bộ chi phí phát sinh với người thứ ba này, bên có NV phải chịu. Cụ thể nư ví dụ nêu ở trên, khi B vi phạm NV A nhờ C thực hiện thay B thì toàn bộ chi phí cho việc vận chuyển 100 tấn gạo đó B phải chịu trách nhiệm do vi phạm NV của mình; quan điểm khác lại cho rằng, chi phí hợp lý được xem xét cả về góc độ lý luận và thực tế nên không thể yêu cầu B phải chịu hết tất cả chi phí đáng lý A phải chịu. Mà trong trường hợp này, B chỉ phải chịu chi hí thanh toán cho việc vi phạm NV của mình và chi phí BTTH (nếu có). Điều này mới tạo ra thuật ngữ chi phí hợp lý cho khoản 1 Điều trên được. Về bản chất, khi A thuê vận chuyển thì A vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí chứ không thể đẩy sang chủ thể khác NV thanh toán chi phí này được. Hai quan điểm này đều có tính hợp lý xuất phát từ sự không rõ ràng của PL. Cần thiết phải có sự chuẩn mực trong quy định nêu trên.

Khoản 2 quy định nếu bên ko có NV phải thực hiện 1 CV mà lại thực hiện CV đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có NV phải chấm dứt thực hiện, khôi phục tình trạng ban đâu và BTTH.

Ví dụ: A thuê B phá dỡ căn bếp để xây lại. Nhưng B phá dỡ bếp và cả tường bao quanh bếp cách đó 1m. B phải dừng lại việc phá dỡ tường bao và BTTH.

Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện NVDS

Bình luận:

Việc thực hiện NV ko phải mọi trường hợp đều đúng như thỏa thuận của các bên. Do đó, khi bên có NV chậm thực hiện NV, bên có quyền có thể lựa chọn các cách thức sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình:

+ Gia hạn cho bên có NV để tạo điều kiện cho họ có thêm thời gian thực hiện đúng NV của mình;

+ Nếu đã gia hạn mà quá thời hạn đó bên có NV vẫn ko thực hiện, bên có quyền vẫn có quyền yêu cầu bên có NV phải thực hiện và BTTH. Phải tiếp tục thực hiện là biện pháp ràng buộc trách nhiệm của bên có NV đảm bảo quyền và lợi ích cho bên có quyền. Nhưng BTTH chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra do hành vi chậm thực hiện NV của bên có NV;

+ Nhận thấy việc thực hiện đúng NV như đã thỏa thuận ban đầu không còn giá trị, bên có quyền có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện NV và yêu cầu bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra từ hành vi chậm thực hiện NV.

Riêng đối với tài sản là tiền, bên có NV chậm thanh toán cho bên có quyền, trách nhiệm của bên có NV được thực hiện như sau nếu ko có thỏa thuận khác:

+ Vẫn phải thanh toán số tiền chưa thực hiên; và

+ Phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả.

Ví dụ: A và B có ký kết hđ mua bán tài sản, theo thỏa thuận khi A giao hàng B phải thanh toán. A giao hàng vào ngày 01/11/2013 nhưng đến ngày 01/12/2013 B mới thanh toán. Vậy theo quy định trên, B phải trả số tiền chưa thanh toán cộng 1 tháng (30 ngày) lãi suất với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng công bố vào thời điểm tháng 12/2013.

Điều 306. Trách nhiệm dân sự do chậm tiếp nhận việc thực hiện NVDS

Bình luận:

Về nguyên tắc, khi bên có NV thưc hiện NV của mình thì bên có quyền phải tiếp nhận như đã thỏa thuận hoặc theo PL quy định. Nhưng thực tế không phải lúc nào các chủ thể trong quan hệ NV cũng có đủ thời gian, khả năng để thực hiện quyền hoặc NV của mình với bên kia. Do đó, PL quy định rõ trách nhiệm do chậm tiếp nhận thực hiện NVDS là trách nhiệm của bên có quyền xuất phát từ nhiều lý do khác nhau không thể tiếp nhận kịp thời việc thực hiện NV của bên có NV như sau:

+ Phải BTTH cho người đó. Việc BTTH cho bên có NV phải thỏa mãn các điều kiện: (i) việc chậm tiếp nhận việc thực hiện NV thực tế đã đem lại thiệt hại cho bên có NV; (ii) bên có NV phải chứng minh thiệt hại xảy ra hoàn toan do bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện NV.

+ Phải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận. Rủi rỏ ở đây được hiểu là rủi ra xảy đến với chính đối tượng của NV mà các bên trong quan hệ NV đã xác lập với nhau. Toàn bộ rủi ro đối với đối tượng của NV sẽ được chuyển giao từ bên thực hiện NV sang bên có quyền kể từ thời điểm bên có quyền chưa tiếp nhận việc thực hiện NV.

Trách nhiệm DS của bên có quyền trong việc chậm tiếp nhận việc thực hiện NV nêu trên là quy định mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, để tiện lợi cho việc tiếp nhận việc thực hiện NV ngay cả trong trường hợp chậm trễ của bên có quyền PL vẫn tạo cho các bên sự thỏa thuận thống nhất về cách thức, biên pháp thực hiện và tiếp nhận việc thực hiện NV của các bên. Do đó, ngay cả trường hợp đã chậm tiếp nhận việc thực hiện NV của bên có quyền mà các bên có sự thỏa thuận ghi nhận sự chậm trễ đó PL vẫn tôn trọng và đảm bảo thực hiện điều đó.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp PL lại có quy định khác nguyên tắc nêu trên. Và trong trường hợp cụ thể này cần phải áp dụng quy định cụ thể.

Ví dụ: Đối với hợp đồng vận chuyển tài sản PL lại quy định là trong trường hợp ts đã được vận chuyển đến địa điểm trả tài sản đúng thời hạn nhưng ko có bên nhận thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận tài sản. NV trả ts hoàn thành khi tài sản đã được gửi giữ đáp ứng các điều kiện đã thỏa thuận và bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận tài sản đã được thông báo về việc gửi giữ. Quy định này hoàn toàn đồng nghĩa với việc có thiệt hại hoặc rủi ro xảy ra bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm nếu chưa có người tiếp nhận hoặc chưa gửi giữ tài sản vào nơi gửi giữ.

Điều 307. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Bình luận:

So với BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 quy định rõ hơn về trách nhiệm BTTH, bao gồm trách nhiệm BTTH về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần.

Về cơ bản, trách nhiệm BTTH là trách nhiệm DS, trong đó, người vi phạm NVDS hoặc người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khcs phải bồi thường những thiệt hại do hành vi nói trên của họ gây ra.

Trách nhiệm BTTH về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.

BLDS cũng quy định rõ trách nhiệm của người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại ngoài việc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai phải bù đắp một khoản tiền do làm tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Điều 308. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Bình luận:

Về nguyên tắc, khi bên có NV vi phạm NV của mình biểu hiện ở chỗ không thực hiện, thực hiện ko đúng, ko đầy đủ NV của mình họ sẽ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, PL quy định 2 trường hợp ngoài lệ:

(i) Các bên có thỏa thuận. Điều này có nghĩa là, xuất phát từ nhiều lý do, mà các bên có thỏa thuận việc vi phạm NV ngay trong trường hợp có lỗi vẫn ko phải chịu trách nhiệm DS thì lúc này PL vẫn tôn trọng và đảm bảo thực hiện trên thực tế.

(ii) PL có quy định khác về trường hợp bên có NV vi phạm NV ngay cả khi có lỗi cố ý và vô ý nhưng vẫn ko phải chịu trách nhiệm DS.

Ví dụ: Trong một HĐ thuê ts, theo sự đồng ý của bên cho thuê, bên thuê đã tu sửa và làm tăng giá trị ts thuê nhưng bên thuê lại không thanh toán các chi phí hợp lý đó. Về nguyên tắc, khi hết thời hạn thuê (nếu các bên có thỏa thuận) hoặc bên thuê đã đạt được mục đích thuê thì bên thuê phải trả lại cho bên cho thuê. Tuy nhiên, trong trường hợp này theo quy định của PL về cầm giữ tài sản trong hđ song vụ, bên thuê có quyền giữ lại tài sản thuê cho đến khi bên cho thuê đã thanh toán các chi phí đó.

Chẳng hạn: Bà A cho sinh viên C thuê nhà tầng 1 dãy Bạch Mai của bà A trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, C đã trang trí sửa sang nhà thành cửa hàng bán bún. C bán hàng rất chạy nên hết thời hạn 6 tháng bà A muốn đòi lại nhà để tự buôn bán kiếm lời. Tuy nhiên, bà A không trả cho C tiền sửa sang trang trí nhà ở. Theo quy định này, C có quyền giữ lại nhà cho đến khi bên bà A thanh toán cho C các chi phí C đã chi ra.(?)

Lỗi là thái độ tâm lý của người vi phạm NVDS, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Trong đó, lỗi được phân loại thành:

Cố ý được hiểu là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy ko mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Thông thường trong quan hệ hợp đồng, một bên vi phạm NV thường xuất phát từ lỗi cố ý của mình hoặc có thể xuất phát từ lỗi vô ý nhưng phần lớn trường hợp đó được xem như lỗi cố ý.

Ví dụ: Đến thời hạn thỏa thuận giao tài sản trong hđ mua bán mà các bên đã thỏa thuận nhưng bên bán ko giao ts cũng ko có sự thông báo về việc chậm trễ của mình đối với bên có quyền. Nhưng trong quan hệ hợp đồng, một bên vi phạm NV ngoài hợp đồng gây thiệt hại cho một chủ thể nào đó có thể xuất phát từ lỗi cố ý hoặc vô ý. Song, về nguyên tắc, khi có hành vi gây thiệt hại dù là lỗi cố ý hay vô ý đều phải bồi thường.

Vô ý được hiểu là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Mục 2: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Điều 283: Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự

+ Nguyên tắc trung thực: Đây là nguyên tắc thể hiện thái độ của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Trung thực được hiểu là các chủ thể phải cung cấp thông tin chính xác về đối tượng, phương thức thực hiện NV và các thông tin khác liên quan đến thực hiện NV. Không lựa dối nhau trong thỏa thuận làm phát sinh NV, trong khi thực hiện NV.

+ Nguyên tắc hợp tác: Các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ cần phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong việc thực hiện NV. Các bên phải thực hiện đúng đối tượng, đúng phương thức, đúng thời hạn như các bên đã cam kết.

+ Không trái pháp luật, trái đạo đức XH: nguyên tắc này được thể hiện, PL tôn trọng sự tự do thỏa thuận các các bên nhưng giới hạn của sự tự do là không được vi phạm điều cấm của PL, ko trái với đạo đức XH.

Điều 284: Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bình luận

Địa điểm thực hiện NVDS là nơi bên có NV thực hiện NV (nơi chuyển giao ts hoặc là nơi thực hiện CV, nơi tiếp nhận kết quả CV). Địa điểm thực hiện NVDS được xác định như sau:

Theo sự thỏa thuận của các bên: Thông thường, khi tham gia vào QH nghĩa vụ các bên sẽ thỏa thuận nơi thực hiện NVDS. Địa điểm thực hiện NV phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của các bên, phụ thuộc vào nơi phát sinh NV, sự thỏa thuận của các bên (như mua bán tại cửa hàng, tại trung tâm thương mại). Các bên có thể thỏa thuận địa điểm thực hiện NV là nơi cư trú của bên có quyền hoặc bên có NV hoặc tại địa điểm khác.

Nếu không có thỏa thuận, địa điểm thực hiện NVDS được xác định dựa trên đối tượng là bất động sản hay động sản:

+ Nếu đối tượng NVDS là bất động sản: thì địa điểm thực hiện NV là nơi có bất động sản. Bất động sản là tài sản không thể dịch chuyển, do đó, khi chuyển giao ts thì địa điểm thực hiện NV là nơi có bất động sản.

+ Nếu đối tượng NV ko phải là bất động sản (có thể là động sản hoặc là công việc) thì nơi thực hiện nghĩa vụ là:

Nếu bên có quyền là cá nhân thì địa điểm thực hiện NVDS là nơi cư trú của cá nhân. Nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống. Nếu cá nhân không thường xuyên sinh sống tại một địa điểm cố định thì nơi cứ trú là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Nếu bên có quyền là pháp nhân, tổ chức hoặc các chủ thể khác thì địa điểm thực hiện NVDS là trụ sở của pháp nhân, tổ chức hoặc các chủ thể khác. Nếu pháp nhân, tổ chức hoặc các chủ thể khác có nhiều trụ sở thì nơi thực hiện NVDS là trụ sở chính (được đăng ký với cơ quan NN có thẩm quyền).

Trường hợp có sự thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì bên có quyền phải thông báo sự thay đổi đó và phải chịu chi hí phát sinh tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Điều 285: Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bình luận:

Thời hạn thực hiện NVDS là thời gian để các bên thực hiện NV của mình. Thời hạn thực hiện NVDS do các bên thỏa thuận hoặc do PL quy định:

+ Theo thỏa thuận của các bên: Khi tham gia NV các bên có thể thỏa thuận về thời hạn thực hiện NV, thời hạn chấm dứt, thỏa thuận hoãn, gia hạn thực hiện NV. Thời hạn xác định theo Điều 149 BLDS.

+ Theo quy định của PL: Hiện nay PL quy định thời hạn thực hiện một số NVDS liên quan đến thủ tục hành chính như thời hạn nộp phí sang tên nhà ở, thời hạn nộp tiền thuê mua nhà chính sách XH, thời hạn nộp tiền tạm ứng đấu giá tài sản

Về nguyên tắc, bên có NV phải thực hiện NV đúng thời hạn. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận về thực hiện NV trước thời hạn hoặc bên có NV thực hiện NV trước thời hạn mà bên có quyền chấp nhận, thì các trường hợp trên được coi là thực hiện đúng NV, ko phát sinh trách nhiệm DS của bên có NV.

Trường hợp ko có thỏa thuận hoặc PL ko quy định thì bên có quyền được phép yêu cầu thực hiện NV vào bất cứ lúc nào hoặc bên có NV sẽ thực hiện NV vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, các bên phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý để chuẩn bị thực hiện hoặc tiếp nhận NV.

Điều 286: Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bình luận:

Thực hiện đúng NVDS là đúng đối tượng, đúng thời hạn, đúng địa điểm, đúng phương thức Trường hợp bên có NV thực hiện không đúng thời hạn là vi phạm NV, cho nên phải chịu trách nhiệm DS do vi phạm NV.

Chậm thực hiện NV thể hiện trong 2 trường hợp: Khi đến thời hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ chưa thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ thì được coi là chậm thực hiện NVDS.

Trường hợp bên có NV ko thể thực hiện NV đúng thời hạn thì có thể thỏa thuận với bên có quyền gia hạn thực hiện NV. Nếu bên có quyền ko đồng ý gia hạn thì bên có NV phải thực hiện đúng thời hạn. Nếu chậm thực hiện NV là vi phạm NV, và phải chịu trách nhiệm do vi phạm NV.

Điều 287. Hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bình luận:

Nếu vì lí do khách quan hoặc chủ quan mà bên có nghĩa vụ ko thể thực hiện NV đúng thời hạn thì phải thông báo cho bên có quyền biết và đề nghị bên có quyền gia hạn thực hiện NV. Trường hợp bên có NV ko thông báo hoặc có thông báo nhưng bên có quyền ko đồng ý, thì bên có NV phải chịu trách nhiệm dsu. Trường hợp do sự kiện bát khả kháng mà không thể thông báo (bão, lũ lụt, bệnh tật, tai nạn) thì bên có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm BTTH.

Nếu bên có NV thông báo về chậm thực hiện NV và được bên có quyền đồng ý thì thời hạn thực hiện NV được gia hạn và ko bị coi là chậm thực hiện NV.

Điều 288. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bình luận:

Tiếp nhận việc thực hiện NV là nghĩa vụ của bên có quyền, khi bên có NV thực hiện đúng NV thì bên có quyền phải tiếp nhận việc thực hiện NV đó. Chậm tiếp nhận việc thực hiệc NV là hành vi vi phạm của bên có quyền. Hành vi chậm tiếp nhận việc thực hiện NV xảy ra khi bên có NV đã thực hiện hành vi chuyển giao vật hoặc bàn giao kết quả CV mà bên có quyền ko tiếp nhận đúng thời hạn NV đó.

Nếu bên có quyền châm thực hiện NV, thì bên có NV có quyền yêu cầu thanh toán chi phí cần thiết bảo quản tài sả và ko chịu trách nhiệm nếu rủi ro mà tài sản bị thiệt hại.

Bên có NV có quyền bán tài sản nếu tài sản có nguy cơ hư hỏng (hoa quả, thực phẩm), có quyền khấu trừ chi phí bảo quản, chi phí bán tài sản vào số tiền bán tài sản.

Điều 289. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

Bình luận:

Bên có nghĩa vụ là bên trực tiếp chiếm hữu tài sản (là đối tượng của NV) nếu chưa chuyển giao ts cho bên có quyền, thì phải bảo quản, giữ gìn tài sản cho đến khi chuyển giao. Nếu tài sản bị hư hỏng mất mát phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Nếu đối tượng là vật đặc định thì bên có NV phải chuyển giao đúng vật đó, đúng tình trạng, chất lượng của vật, ko được thay thế bằng vật khác. Đối với vật cùng loại, thì bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật đúng chất lượng. Chất lượng được xác định theo thỏa thuận của các bên. Nếu ko có thỏa thuận thì chất lượng được xác định ở mức độ trung bình.

Ví dụ: Nếu A ký hợp đồng giao 50 gói chè Thái Nguyên cho B nhưng không thỏa thuận về chất lượng chè, trong khi có 3 loại chè theo thứ tự chất lượng là loại 1, 2 và 3. Thì A phải giao cho B hàng loại 2 (loại trung bình).

Nếu đối tượng của NV là vật đồng bộ thì phải chuyển giao đúng vật đồng bộ. Vật đồng bộ gồm nhiều vật liê kết với nhau tạo thành vật có chức năng sử dụng hoàn chỉnh, khi chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các vật đó.

Ví dụ: Khi bán tivi cho nhà A, cửa hàng B cần giao đầy đủ TV và điều khiển đi cùng TV; Bán xe đạp điện phải giao cả chìa khóa xe, bộ sạc.

Khi chuyển giao vật thì bên có NV phải chịu mọi chi phí giao vật, gồm chi phí vận chuyển, bảo quản và các chi phí khác nếu có.

Điều 290. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Bình luận:

NV trả tiền là NV của bên vay hoặc của các bên trong hợp đồng song vụ có đền bù. Bên có NV phải thực hiện đầy đủ là đủ số lượng tiền mặt, đủ số tiền chuyển khoản. Đúng thời hạn là đúng thời điểm trả tiền hoặc đúng kỳ hạn trả tiền nếu trả tiền theo định kỳ; Đúng địa điểm là đúng nơi các bên thỏa thuận hoặc theo PL quy định; Đúng phương thức do các bên thỏa thuận như trả tiền mặt hay chuyển khoản? Trả một lần hay nhiều lần?

Về nguyên tắc, nếu ko có thỏa thuận thì khi trả tiền, người có NV phải trả nợ gốc và tiền lãi trên nợ gốc. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, như thỏa thuận nếu chậm thanh toán 2 tháng thì không phải trả lãi.

Đối với NV trả tiền vay trong HĐ vay ts PL có quy định khác. Bên vay có NV trả tiền vay và phải trả lãi trên nợ gốc nếu các bên có thỏa thuận là vay có lãi. Nếu không có thỏa thuận thì bên có NV chỉ thanh toán nợ gốc mà ko có NV trả tiền lãi trên nợ gốc.

Điều 291. Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

Bình luận:

Nếu đối tượng của NV là CV, thì các bên có thể thỏa thuận thực hiện CV hoặc không thực hiện CV.

Bên có NV phải thực hiện một CV cụ thể trong thời hạn do các bên thỏa thuạn. NẾu CV được chia thành nhiều công đoạn thì các bên phải mô tả chi tiết từng CV sẽ thực hiện trong các thời hạn cụ thể.

Trường hợp bên có NV ko được thực hiện một CV thì phải xác định CV cụ thể nào ko được làm. Các bên cần phải mô tả chi tiết ND CV ko được thực hiện để bên có NV biết và ko thực hiện CV đó.

Điều 292. Thực hiện NVDS theo định kỳ

Thực hiện NVDS theo định kỳ là việc thực hiện NV được chia thành nhiều lần, mỗi lần thực hiện NV theo một kỳ hạn do các bên thỏa thuận. Các kỳ hạn này có thể là một thời hạn xác định hoặc xác định theo các sự kiện khách quan. Kỳ han thực hiện NV theo định kỳ do PL quy định (hàng tháng phải nộp tiền cấp dưỡng) hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Đối với thực hiện NVDS theo định kỳ thì hành vi chậm thực hiện NV trong từng kỳ hạn là hành vi vi phạm NV. Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự theo thỏa thuân hoăc theo quy định của PL.

Điều 293. Thực hiện NVDS thông qua người thứ ba

Thông thường, trong quan hệ NV có hai bên à bên có quyền và bên có NV. Bên có NV phải chuyển giao tài sản hoặc thực hiện một CV hoặc ko được thực hiện một CV. Tuy nhiên, do nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan, bên có NV hoặc bên có quyền có thể ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thay NV hoặc tiếp nhận kết quả do bên có NV thực hiện.

Thực hiện NV thông qua người thứ ba mang những đặc điểm sau:

Bên có NV được ủy quyền cho bên thứ ba nếu bên có quyền đồng ý. Ngược lại, nếu bên có quyền ko đồng ý thì bên có NV phải tự mình thực hiện NV.

Khi bên có NV ủy quyền cho người thứ ba thực hiện thay NV mà bên thứ ba thực hiện ko đúng hoặc ko thực hiện NV thì bên có NV phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền (bồi thường thiệt hại, phạt VP hợp đồng, trách nhiệm tiếp tục thực hiện NV).

Điều 294. Thực hiện NVDS có điều kiện

Trong quan hệ nghĩa vụ, các bên có thể thỏa thuận về điều kiện để bên có NV phải thực hiện NV. Điều kiện là những sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của PL. Điều kiện có thể là sự kiện tự nhiên (VD: A thuê B chở C đi học nếu sáng hôm sau trời có mưa), có thể là sự kiện do con người tạo ra (VD A thuê B chuyển bức tranh tới nhà C ngay sau khi A hoàn thành bức tranh).

Trong thực hiện NV có điều kiện, nếu điều kiện xảy ra thì bên có NV phải thực hiện NV của mình. Ngược lại nếu điều kiện ko xảy ra thì bên có NV ko phải thực hiện NV. Tùy thuộc vào các giai đoạn thực hiện NV mà quan hệ NV chấm dứt hay vẫn tồn tại. VD: Vui chơi có thưởng Bên tổ chức dịch vụ phải trả thưởng nếu người chơi trúng thưởng.

Điều 295. Thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tùy ý lựa chọn

Bình luận:

Thông thường, trong QHNV thì các bên thỏa thuận về một đối tượng nghĩa vụ. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho bên có NV hoàn thành tốt NV, các bên có thể thỏa thuận về nhiều đối tượng cho phép bên có NV lựa chọn một đối tượng để thực hiện NV hoặc bên có quyền lựa chọn đối tượng của nghĩa vụ nếu các bên có thỏa thuận.

Khi bên có NV đã lựa chọn một đối tượng thực hiện NV thì phải thông bó cho bên có quyền biết. Việc thông báo trước là căn cứ để bên có quyền xác định là bên có NV thực hiện đúng đối tượng, đúng thời hạn hay không.

Trong trường hợp, đối tượng NV tùy ý lựa chọn chỉ còn một tài sản hoặc 1 CV thì bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản đó hoặc phải thực hiện CV đó. Ví dụ: A nợ B tiền với số tiền 10.000.000 đồng (mười triệu đồng), B cho phép A có thể trả bằng tiền mặt hoặc giao cho B chiếc tivi Sony LCD 42 inch A mới mua. Tuy nhiên, tivi bị chập điện cháy. Trường hợp này A phải trả B số tiền 10.000.000 đồng.

Điều 296. Thực hiện NVDS thay thế được

Các bên có thể thỏa thuận về việc thay thế NV này bằng NV khác. Trường hợp, bên có NV ko thể thực hiện được NV ban đầu thì được phép thay bằng một NV khác đã thỏa thuận. Hoặc đến thời hạn thực hiện NV nhưng bên có NV ko thực hiện được NV, do vậy bên có NV thỏa thuận với bên có quyền thay bằng NV khác. Khi thực hiện NV thay thế thì ko bị coi là hành vi vi phạm NV.

VD: A nợ B 15.000.000 đồng nhưng A ko có khả năng thanh toán. B cho phép A thực hiện CV bán hàng thay cho B trong thời gian 3 thang để thay cho NV trả tiền của A.

Điều 297. Thực hiện NVDS riêng rẽ

Bình luận:

NVDS riêng rẽ là quan hệ NV nhiều người, trong đó bên có quyền là 1 người còn bên có NV gồm nhiều người.

Tuy nhiên mỗi người có NV độc lập nhau.

Vì vậy, mỗi người phải thực hiện phần NV của mình. Người nào thực hiện xong phần của mình thì NV chấm dứt. Người chưa thực hiện phải tự thực hiện NV của mình. Bên có quyền ko được yêu cầu người đã thực hiện xong phần NV phải thực hiện thay NV người khác chưa thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

VD: A cho B, C, D vay 30.000.000 đồng các bên thả thuận mỗi người trả 1/3 số tiền vay. Hết hạn B và C trả được cho A còn A không trả được. Vậy D phải tự chịu trách nhiệm với A.

Điều 298: Thực hiện NVDS liên đới

Bình luận:

Đây là loại NV nhiều người mà bên có nghĩa vụ gồm từ 2 người trở lên. Mỗi người có nghĩa vụ liên đới cùng với những người khác phải thực hiện nghĩa vụ. Tính chất liên đới thể hiện, một người phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình và phải thực hiện thay cho NV của tất cả những người có NV khác.

Trong NV liên đới, bên có quyền được phép yêu cầu một trong những người có NV liên đới phải thực hiện toàn bộ NV và NV liên đới chấm dứt.

Trường hợp một người đã thực hiện xong toàn bộ NV thì có quyền yêu cầu những người có NV chưa thực hiện NV hoàn trả phần NV của họ. Người nào thực hiện xong thì chấm dứt NV với người đã thực hiện thay cho mình.

Khi bên có quyền chỉ định một người trong những người có NV thực hiện toàn bộ NV, sau đó có quyền miễn việc thực hiện NV cho người đó thì NV liên đới chấm dứt, những người có NV khác không phải thực hiện NV nữa (được miễn).

Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn cho một người trong những người có NV liên đới không phải thực hiện phần NV của người đó, thì những người có NV còn lại vẫn phải thực hiện NV liên đới đối với NV của họ.

Ví dụ: A cho B, C, D vay 6.000.000 đồng. Trong đó mỗi người vay 2.000.000 đồng. A miễn cho B 2.000.000 đồng, thì C và D phải liên đới trả 4.000.000 đồng.

Điều 299. Thực hiện NVDS đối với nhiều người có quyền liên đới

Bình luận:

Trong quan hệ NV, bên có quyền có thể gồm nhiều người và bên có NV là 1 người. Trường hợp này 1 người có quyền được phép yêu cầu người có NV phải thực hiện toàn bộ NV cho mình. Trường hợp này người có quyền được thay mặt tất cả những người có quyền khác yêu cầu bên có NV thực hiện toàn bộ NV.

Tiếp nhận đối tượng NVDS hoặc kết quả CV bên có NV có quyền chuyển giao tài sản hoặc kết quả CV cho bất cứ người có quyền nào. Khi bên có NV thực hiện NV mà người có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện NV, gây thiệt hại cho bên có NV thì người có quyền chậm tiếp nhận NV có trách nhiệm BTTH.

Miễn thực hiện NV: Nếu một trong những người có quyền miễn thực hiện phần NV cho bên có NV, thì bên có NV vẫn phải thực hiệc phần NV của mình đối với những người có quyền khác. Phần NV được miễn chấm dứt các phần NV còn lại tiếp tục thực hiện. Một người có quyền được phép yêu cầu bên có NV thực hiện toàn bộ NV không được miễn.

Điều 300. Thực hiện NVDS phân chia được theo phần

Bình luận:

Thực hiện NVDS phân chia được theo phần là NV mà đối tượng có thể chia ra nhiều phần. Nếu đối tượng là vật thì phải là vật có thể phân chia (tức là sau khi phân chia thì vật về cơ bản vẫn phải đảm bảo tính năng, đặc điểm, công dụng); còn nếu là công việc thì công việc đó có thể chia thành nhiều phần để thực hiện.

Về nguyên tắc, nếu đối tượng NV có thể chia được theo phần thì các bên có thể thỏa thuận thực hiện theo từng phần, phần nào thực hiện xong thì chấm dứt NV đối với phần đó.

Điều 301. Thực hiện NV không phân chia được theo phần

Bình luận:

Như Điều 300 đã phan tích, PL tạo cho các chủ thể sự lựa chọn cách thức thực hiện NV trước người có quyền. Tùy thộc vào đặc điểm của đối tượng trong QHNV mà bên có NV hoặc các bên có thỏa thuận thực hiện một lần hoặc nhiều lần. Nếu đối tượng là vật chia được, CV phải thực hiện có thể chia thành nhiều phần thì bên có NV có thể thực hiện một lần hoặc nhiều lần nhưng ngược lại đối tượng là vật không chia được, CV phải thực hiên cùng một lúc, các bên không thể thỏa thuận để phan chia nhỏ giai đoạn thực hiện NV thì bên có NV phải thực hiện cùng một lúc.

Nguyên tắc trên áp dụng cho cả trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện 1 nghĩa vụ với bên có quyền, họ cũng phải thực hiện cùng 1 lúc.

Phần thứ ba

NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Chương XVII

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1: NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Điều 280: Nghĩa vụ dân sự

Bình luận:

Theo nghĩa thông thường, nghĩa vụ là sự ràng buộc trách nhiệm của người này đối với người kia. Theo nghĩa pháp lý, NVDS là một quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó các bên có quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau. Các bên phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện đúng. Trường hợp có gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ bao gồm: bên có nghĩa vụ và bên có quyền. Bên có nghĩa vụ hoặc bên có quyền có thể là một người hoặc nhiều người (cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân). Bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đã phát sinh theo thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật.

Đối tượng nghĩa vụ là: Tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) và công việc (có thể thực hiện bằng hành vi hoặc không bằng hành vi). Bên có nghĩa vụ phải chuyển giao tài sản, phải thực hiện một công việc (Ví dụ: xây nhà, quét dọn vệ sinh, cắt tóc) hoặc không được thực hiện một công việc (Ví dụ: Không sử dụng máy hàn vào lúc điện yếu, không lấn chiếm đất công, không tự sửa chữa tài sản trong nhà thuê) nhằm đem lại lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho bên có quyền).

Điều 281: Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

Bình luận:

Căn cứ phát sinh NVDS là những sự kiện thực tế được PL ghi nhận làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể. Quan hệ NVDS phát sinh dựa trên những căn cứ sau:

Hợp đồng dân sự: Là sự thỏa thuận của các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của một bên hoặc hai bên. Nghĩa vụ phát sinh từ sự thỏa thuận đượ gọi là nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

Hành vi pháp lý đơn phương: Là hành vi thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và NV của các chủ thể với nhau. VD: Tuyên bố hứa thưởng (với các ĐK hứa thưởng, phần thưởng, phương thức trả thưởng) khi chủ thể khác thực hiện được các điều kiện hứa thưởng, người tuyên bố hứa thưởng có nghĩa vụ trả thưởng.

Thực hiện CV không có ủy quyền: Thông thường một người phải làm một CV cho người khác dựa trên sự thỏa thuận. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp một người tự ý thực hiện CV của người khác vì lợi ích của bên sở hữu CV, từ đó làm phát sinh NV của các bên đối với nhau.

NV phát sinh do thực hiện CV không có ủy quyền cần có các điều kiện sau: Thứ nhất, người thực hiện CV không phải là người có NV thực hiện CV đó; Thứ hai, người thực hiện CV tự nguyện, không bị ép buộc; Thứ ba, mục đích thực hiện CV là vì lợi ích của người có CV. Nếu CV không được thực hiện thì người có CV sẽ bị thiệt hại hoặc phát sinh một trách nhiệm pháp lý nhất định; Thứ tư, người có CV không biết hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện CV của mình từ người khác.

Ví dụ: Ông A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trai là C 12 tuổi. Tuy nhiên, do ông A đi làm xa và không có thu nhập, nên ông A là anh ruột ông A tự nguyện dùng tiền của mình để chuyển cho C thay ông A thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vậy, ông A có nghĩa vụ hoàn lại số tiền ông B đã thực hiện thay NV cho mình.

Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật: Khi 1 chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ PL (trộm cắp, mua ts do phạm tội mà có), người được lợi về tài sản (thừa nhận hàng hóa do người khác giao cho) thì người chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ PL có nghĩa vụ hoàn trả tài sản, hoa lợi thu được từ tài sản cho chủ sở hữu.

Gây thiệt hại do hành vi trái PL: Khi một người có lỗi gây thiệt hại cho các chủ thể khác, thì người gây thiệt hại hoặc người đại diện (cha mẹ người CTN, người giám hộ) có NV bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của PL.

Các căn cứ khác theo quy định của PL: Là các trường hợp khác làm phát sinh NVDS do PL quy định như: Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của CQNN có thẩm quyền

Điều 282: Đối tượng của nghĩa vụ dân sự

Bình luận:

Đối tượng của NVDS là cái mà các bên hướng đến, bên có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi tác động vào để đem lại lợi ích cho bên có quyền.

Đối tượng của NV là tài sản: Tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Bên có NV phải thực hiện các hành vi như:

+ Chuyển giao hoặc bảo quản, sửa chữa vật: Mỗi loại vật có cấu tạo, tính chất khác nhau, cho nên bên có NV phải chuyển giao, bảo quản, sửa chữa vật theo phương thức thỏa tuận hoặc do pháp luật quy định.

+ Chuyển giao giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu

+ Chuyển giao quyền tài sản. Quyền tài sản tồn tại dưới nhiều dạng như: quyền sử dụng đất; quyền thực hiện hợp đồng; quyền đòi nợ; quyền yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm; quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ Quyền tài sản là tài sản vô hình nên việc chuyển giao phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp lý nhất định.

+ Nghĩa vụ trả tiền. Tiền có thể là phương thức thanh toán các NV. Tiền có thể là đối tượng của NV, như NV trả tiền của bên mua, bên vay. Bên có NV trả tiền nếu chậm thực hiện NV thì phải trả tiền gốc và lãi trên nợ gốc.

Đối tượng là công việc: Công việc là một việc mà bên có NV phải làm (thực hiện) hoặc không được làm. Đối với CV phải thực hiện, thì bên có NV phải hoàn thành trong thời hạn nhất định (VD: sửa chữa tài sản). CV ko được thực hiện là những CV mà các bên thỏa thuận sẽ k thực hiện CV đó trong thời hạn nhất định. Ngược lại, nếu thực hiện là vi phạm NV. Ví dụ: A và B, C làm thợ hàn cùng phố có thỏa thuận vào giờ điện yếu thì không được hàn sắt, thép

Đối tượng của NVDS hải xác định cụ thể: Nếu đối tượng là tài sản thì xác định rõ về số lượng, chất lượng, loại tài sản; Nếu là CV thì CV phải thực hiện được trong thực tế. Nếu là 1 CV không thể thực hiện được thì không thể là đối tượng của NV (VD: tát cạn sông, ngăn trời mưa). Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận về thực hiện CV đó hoặc không thực hiện.

Đối tượng của NV là tài sản không bị cấm lưu thông trong các giao dịch dân sự. Nếu đối tượng là CV thì CV đó ko vi phạm điều cấm của PL, ko trái đạo đức XH, ko xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.