Cách thức thao tác hóa khái niệm


CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI
Để xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu khoa học xã hội thì điều đầu tiên là chúng ta cần xác định khái niệm then chốt. Thường khái niệm then chốt thể hiện ở ngay trong tên đề tài. Một đề tài có thể có một hoặc nhiều khái niệm then chốt tùy vào mục tiêu nghiên cứu. Ví dụ khái niệm then chốt của đề tài Bạo lực giới trong hôn nhân hiện nay: Bạo lực, Giới, Hôn nhân, Tiếp đến là chúng ta cầnthao tác hóa khái niệmđể chuyển những khái niệm trừu tượng thành những khái niệm ít trừu tượng hơn, khái niệm phức tạp đến đơn giản. Đích đến của việc thao tác làcụ thể hóa các khái niệm thành những dữ kiện có thể đo lường được - hay còn gọi là cácchỉ báo. Sau khi có các chỉ báo cho vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần xác định các hình thức để đo lường chỉ báo thông qua cácthang đo.Từ thang đo, chỉ báo đã được thao tác hình thành nội dungcâu hỏiđể thu thập thông tin.
Mô hình sơ đồ hóa và ví dụ sau đây sẽ giúp việc thiết kết bảng hỏi thật sự đơn giản

Sơ đồ hóa các bước xây dựng bảng câu hỏi
Cách thức thao tác hóa khái niệm

Sơ đồ hóa ví dụ về các bước xây dựng bảng hỏi với Đề tài: Bạo lực giới trong hôn nhân hiện nay
Cách thức thao tác hóa khái niệm


HIỂU VỀ CÂU HỎI TRONG BẢNG HỎI
. Loại câu hỏi
. Câu hỏi đóng:là câu hỏi mà phương án trả lời đã được thao tác sẵn. Loại câu hỏi thường dùng trong điều tra nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học, thống kê. Ưu điểm của loại câu hỏi này là bao trùm được những vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm và số liệu thu được dễ phân tích, xử lý thống kê sau này.
Ví dụ:
Anh/chị đã từng bị vợ/chồng mắng chửi chưa?
1 Đã từng
2 Chưa từng
. Câu hỏi mở:là câu hỏi chưa có phương án trả lời. Câu hỏi mở được sử dụng khi nhà nghiên cứu cần tìm kiếm, phát hiện vấn đề. Hạn chế của loại câu hỏi này là cần có nhiều thời gian để phân loại, xử lý thông tin
Ví dụ:
Lí do anh/chị bị vợ/chồng mắng chửi là gì? ...............................
............
. Câu hỏi kết hợp đóng và mở:là câu hỏi đã có phương án trả lời sẵn, nhưng vẫn để mở để ghi nhận những câu trả lời khác của người trả lời
Ví dụ:
Những tình huống dẫn đến việc anh/chị bị mắng chửi?
1 Đi làm về muộn
2 Để con nhỏ khóc
3 Thức muộn quá 11h
4 Khác (ghi rõ):
. Hình thức câu hỏi
. Câu hỏi 1 lựa chọn:Chỉ được chọn 1 trong những phương án được đưa ra
Ví dụ:
Trong một năm trở lại đây anh/chị đã từng bị vợ/chồng mắng chửi chưa?
1 Đã từng
2 Chưa từng
. Câu hỏi đa lựa chọn:Có thể chọn được nhiều lựa chọn phù hợp với tình huống xảy ra của người trả lời. Thông thường câu hỏi đa lựa chọn được gắn với thông báo nhận dạng như: có thể chọn nhiều phương án
Ví dụ:
Những tình huống dẫn đến việc anh/chị bị mắng chửi?(có thể chọn nhiều phương án)
1 Đi làm về muộn
2 Để con nhỏ khóc
3 Thức muộn quá 11h
4 Khác (ghi rõ):
. Câu hỏi chức năng
. Chức năng kiểm tra.Chủ yếu để kiểm tra sự trung thực, tính chính xác của người trả lời về các thông tin, thường xuất hiện xen lẫn trong các phần của bộ câu hỏi mà
Ví dụ:
Trong một năm trở lại đây anh/chị đã từng bị vợ/chồng chửi mắng không?
1 Đã từng
2 Chưa từng
Lần gần đây nhất anh chị bị vợ/chồng chửi mắng là khi nào?-> Câu hỏi chức năng
1. Trong 6 tháng trở lại đây--> Câu này chọn 1 mà ở trên chọn 2 thì câu trả lời thiếu thống nhất
2. Trong 6-12 tháng gần đây
3. Cách 12 tháng trở về trước
. Chức năng trung gian. Là câu hỏi nhằm sàng lọc hoặc tạo bước chuyển đến những câu trả lời phù hợp với đối tượng khảo sát.
Ví dụ:
Chị có tham gia hội phụ nữ không? ->Đây là câu hỏi có chức năng trung gian chuyển câu
1. Có
2. Không-> Chọn 2 bỏ câu câu sau
Các hội viên trong hội có đóng góp quỹ cho việc bảo vệ nạn nhân bị bạo hành không?
1 Có
2 Không
. Chức năng tâm lý.Nhằm tạo ra tâm lý thoải mái, dễ chịu cho người trả lời để các thông tin chia sẻ cởi mở, chính xác.
. Một số nguyên tắc trong xây dựng bảng hỏi
Trình tự bố cục câu hỏi trong bảng hỏi
-Câu hỏi nên theo hình thức từ đơn giản đến phức tạp, dễ trước khó sau
-Phân chia câu hỏi theo từng cụm vấn đề
-Bảng hỏi cần được trình bày thuận lợi cho việc điền thông tin
-Đánh số thứ tự phù hợp với quá trình nhập liệu
Tính chất câu hỏi
-Câu hỏi phải rõ ý, không được hiểu theo nhiều nghĩa
-Nội dung câu hỏi phải phù hợp với trình độ và đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu
-Câu hỏi cũng như việc thể hiện các câu hỏi luôn luôn phải ở vị trí trung gian trong mối quan hệ với người trả lời.
-Câu hỏi tuyệt đối không được là câu hỏi ghép từ hai câu hỏi riêng biệt
- Câu hỏi nhị phân (thang trả lời có hoặc không) thì nhất thiết không được đặt dưới dạng phủ định
-Trong các câu hỏi tuyển, các phương án trả lời không được giao nhau.

Xem thêm >Kho kiến thức nghiên cứu
Xem thêm >Các bước thực hiện của một nghiên cứu khoa học
Xem thêm >Quy trình nhập số liệu khảo sát
Có thể bạn quan tâm >Dịch vụ Nhập số liệu
Có thể bạn quan tâm >Dịch vụ Xử lý số liệu
Có thể bạn quan tâm >Dịch vụ Khảo sát thông tin tại thực địa