Ai được xem là đại biểu ưu tú nhất của trường phái quản trị khoa học

Trường phái quản trị khoa học có nhiều đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng quản trị:

  • Tạo ra sự quan tâm đối với quản trị doanh nghiệp vào đầu thế kỷ 20
  • Họ phát triển kỹ năng quản trị qua phân công và chuyên môn hóa quá trình lao động, hình thành qui trình sản xuất dây chuyền.
  • Họ là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, đầu tiên dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động.
  • Họ cũng là những người nhấn mạnh việc giảm giá thành để tăng hiệu quả, dùng những phương pháp có tính hệ thống và hợp lý để giải quyết các vấn đề quản trị.
  • Cũng chính họ coi quản trị như là một đối tượng nghiên cứu khoa học.
  • Chỉ áp dụng tốt trong trường hợp môi trường ổn định, khó áp dụng trong môi trường phức tạp nhiều thay đổi;
  • Quá đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người mà đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của con người, do vậy vấn đề nhân bản ít được quan tâm;
  • Xuất phát là những người có kinh nghiệm làm việc thực tế nên chỉ tập trung vào gia tăng năng suất chứ chưa phát triển cao về mặt lý luận khoa học.
Ai được xem là đại biểu ưu tú nhất của trường phái quản trị khoa học
Taylor, người tiên phong của lý thuyết quản trị khoa học

Frederick Winslow Taylor là một kỹ sư cơ khí. Ông đã tìm ra cách nâng cao năng suất công nghiệp và là một nhà tư vấn quản lý trong những năm cuối đời. Ông được người ta gọi là “cha đẻ của lý thuyết quản trị khoa học.”

Taylor sinh ra trong một gia đình giàu có ở Germantown Quaker, Philadelphia, Pennsylvania. Ông của Taylor, Samuel Taylor, định cư tại Burlington, New Jersey vào năm 1677. Cha của Taylor, Franklin Taylor, một luật sư Princeton trở nên giàu có nhờ thế chấp. Mẹ của Taylor, Emily Annette Taylor là người chống chủ nghĩa nô lệ. Thời thơ ấu, ông hấp thu nền tảng giáo dục từ mẹ. Taylor học hai năm ở Pháp, Đức và đi du lịch châu Âu trong 18 tháng. Năm 1872, ông tham gia vào trung tâm Phillips Exeter Academy ở Exeter, New Hampshire. Sau khi tốt nghiệp, Taylor được chấp nhận học tại trường ĐH Luật Harvard. Tuy nhiên, do thị lực suy giảm nhanh chóng, Taylor buộc phải xem xét một nghề nghiệp khác. Sau khoảng thời gian chán nản, năm 1873, Taylor bắt đầu học việc làm mô hình công nghiệp, tích lũy kinh nghiệm tại một công ty sản xuất máy bơm – doanh nghiệp công trình thủy lực – ở Philadelphia. Sự nghiệp của Taylor tiến triển vào năm 1878 khi ông trở thành một người lao động ở cửa hàng máy tại Midvale Steel Works. Tại Midvale, Taylor được cử làm Quản đốc, Giám đốc nghiên cứu và cuối cùng là Kỹ sư trưởng. Taylor trở thành sinh viên của Học viện Công nghệ Stevens và nhận được bằng kỹ sư cơ khí vào 1883. Ngày 03/5/1884, ông kết hôn với Louise M. Spooner. Từ 1890 đến 1893, Taylor làm việc với tư cách nhà quản lý và kỹ sư tư vấn quản lý cho Công ty sản xuất đầu tư tại Philadelphia, một công ty vận hành nhà máy giấy lớn ở Maine và Wisconsin. Năm 1893, Taylor đã mở trung tâm tư vấn độc lập tại Philadelphia, thẻ kinh doanh của ông tên “Hệ thống hóa đặc biệt quản lý cửa hàng và chi phí sản xuất”. Năm 1898, Taylor tham gia Bethlehem Steel với một nhóm trợ lý phát triển công suất công nghiệp thép. Ông nhận được huy chương vàng tại triển lãm Paris năm 1900 cho dự án nâng cao công suất xử lý thép và được trao huy chương Elliott Cresson cùng năm do Viện Franklin, Philadelphia. Taylor buộc rời khỏi Bethlehem Steel vào năm 1901 do đối lập với những người quản lý khác. Ngày 19/10/1906, Taylor đã được trao bằng danh dự Giáo sư Khoa học của Đại học Pennsylvania. Cuối cùng trở thành Giáo sư tại Trường cao đẳng kinh doanh Tuck ở Dartmouth. Cuối Mùa đông năm 1915, Taylor bị viêm phổi đã qua đời vào sau một ngày sinh nhật 59. Ông được chôn cất ở Tây Laurel Hill Cemetery, Bala Cynwyd, Pennsylvania.

  • Với 03 tác phẩm: The best way, Shop Management và The principles of scientific management đã hình thành lý thuyết quản trị khoa học.
  • Ông nêu ra hai nguyên nhân tạo ra năng suất lao động thấp là:
    • Công nhân không biết phương pháp làm việc.
    • Công nhân làm việc thiếu hăng hái và nhiệt tình.
  • Ông đưa ra định nghĩa: “Quản trị là biết được chính xác điều nhà quản trị muốn người khác làm và sau đó được hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
  • Ông đưa ra các nguyên tắc quản trị như sau:
    • Nhà quản trị nên dành thời gian và công sức để lập kế hoạch hoạt động, tổ chức cho công nhân làm việc và kiểm tra họ. Nhà quản trị không tham gia các công việc cụ thể như công nhân.
    • Nhà quản trị nên suy nghĩ cách thức hoạt động ít tốn thời gian, công sức để dạy cho công nhân.
    • Nhà quản trị nên sử dụng các biện pháp kinh tế để kích thích công nhân hăng hái làm việc.
Ai được xem là đại biểu ưu tú nhất của trường phái quản trị khoa học
We cannot drive people; we must direct their development. The general policy of the past has been to drive; but the era of force must give way to the era of knowledge, and the policy of the future will be to teach and lead, to the advantage of all concerned.
  • Gantt lập luận rằng hệ thống trả lương theo sản phẩm do Taylor đề xướng không kích thích công nhân.
  • Gantt đề xuất hệ thống tiền thưởng cho các công nhân vượt định mức hàng ngày (kể cả thưởng cho người quản trị trực tiếp).
  • Gantt là người đưa ra “Sơ đồ Gantt để quản lý sản xuất có hiệu quả” thông qua phân tích công việc, phân tích thời gian của từng bước công việc. Đây là một công cụ quản lý đến nay vẫn còn áp dụng rộng rãi tại nhiều tổ chức.

Tham khảo thêm  7 KỸ THUẬT RÈN LUYỆN TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

Henry L.Gantt là cộng sự với Taylor ở nhà máy Midvale. Ông có cùng quan điểm với Taylor. Tuy nhiên, ông chú ý đến người thực hiện công việc hơn là bản thân công việc. Henry L. Gantt cũng là thành viên ASME (American Society of Mechanical Engineers-ASME). Ông quan tâm đến lựa chọn và quá trình huấn luyện công nhân. Với hệ thống trả lương có thưởng, kể cả người quản trị, Gantt tập trung vào tinh thần dân chủ trong công nghiệp và luôn cố gắng để quản trị theo khoa học mang tính nhân đạo hơn. Ngoài ra, đóng góp quan trọng nhất của ông cho khoa học quản trị là sơ đồ hình Gantt (CPM -Critical Path Method). Đây là sơ đồ mô tả dòng công việc, cần để hoàn thành một nhiệm vụ, vạch ra những giai đoạn của công việc theo kế hoạch, ghi cả thời gian hoạch định và thời gian thực sự. Ngày nay, biểu đồ Gantt cùng với thống kê giúp dự báo chính xác hơn. Bên cạnh đó, các loại biểu đồ khác cũng được phát triển ngoài sự mong đợi ban đầu trong điều độ sản xuất là kỹ thuật duyệt và đánh giá chương trình (Program Evaluation and Review Technique-PERT) và phương pháp ánh xạ đường  găng (Critical Path Mapping-CPM).

Tham khảo thêm  6 LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỂ QUẢN LÝ THỜI GIAN

Ai được xem là đại biểu ưu tú nhất của trường phái quản trị khoa học
Vợ chồng nhà khoa học quản trị Gilbreth
  • Ông bà nghiên cứu giảm các động tác thừa mà không cần phải đốc thúc.
  • Giảm các động tác thừa có quan hệ đến sự mệt mỏi của công nhân.
  • Do tập trung nghiên cứu đầu tiên về khía cạnh tâm lý trong quản trị nên tư tưởng trên chưa được ủng hộ tại Hoa Kỳ nhất là vào thời điểm phân biệt chủng tộc đang diễn ra gay gắt.

Frank Bunker (1868 – 1924) là một nhà thầu xây dựng. Ông là thành viên của ASME, Hiệp hội Taylor (tiền thân của SAM) và là giảng viên tại Đại học Purdue. Liliant M.Gibreth (1878 – 1972) là một nhà tâm lý học, giảng viên tại Đại học Purdue.

Tham khảo thêm  HỎI VÀ ĐÁP: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ (P1)

Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình quan hệ giữa các thao tác, động tác, cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công nhân trong khi làm việc. Từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân. Frank Bunker là người mở đường đơn giản hóa công việc bằng sự phân chia công việc thành 17 loại thao tác khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu thao tác của người thợ xây, ông đề nghị họ thay đổi cấu trúc công việc và đã giảm các thao tác xây gạch từ 18 xuống 05. Do đó, năng suất xây từ 120 viên gạch/giờ tăng lên 300 viên gạch/giờ và làm giảm sự mỏi mệt của công nhân. Bởi vậy, năng suất chung của toán công nhân đã tăng 20%. Frank đã đề xuất được ý tưởng tìm một phương pháp tốt nhất để thực hiện mọi công việc. Sau khi Frank chết, bà Lilian đã tiếp tục công việc và tập trung hơn vào khía cạnh con người. Bà đưa ra ý tưởng công nhân cần được làm việc trong những điều kiện đảm bảo an toàn, có số ngày làm việc tiêu chuẩn, được nghỉ giải lao giữa giờ và được nghỉ trưa vào giờ quy định.

Ai được xem là đại biểu ưu tú nhất của trường phái quản trị khoa học
GS Babbage tiên phong trong việc ứng dụng phân tích và công nghệ vào nâng cao hiệu quả quản trị

Là một giáo sư toán học người  Anh, Babbage dành nhiều thời gian nghiên cứu cách thức để các nhà máy hoạt động hiệu quả hơn. Ông áp dụng các nguyên tắc khoa học vào quá trình làm việc vừa nâng cao hiệu suất lao động vừa hạ thấp chi phí. Ông ủng hộ nguyên  tắc phân chia lao động:

  • Mỗi hoạt động cần được phân tích sao cho các kỹ năng khác nhau cần được tách biệt.
  • Mỗi công nhân sẽ được đào tạo về một kỹ năng đặc thù và chỉ chịu trách nhiệm về phần việc đó.

Theo cách thức này, thời gian đào tạo giảm xuống, sự lặp lại các thao tác giúp cho công nhân nâng cao được kỹ năng.