Vì sao làm art thì gay

Xèo Chu - họa sĩ GenZ sinh năm 2007 được phong cho danh hiệu "thần đồng hội họa", tác giả của bức tranh đấu giá 23.000 đô la Mỹ đang rầm rộ trên mạng xã hội hiện nay. Vậy rốt cuộc, Xèo Chu là ai? Và tại sao chuyện bán tranh của cậu lại có sức ảnh hưởng và gây tranh cãi đến thế?

Vì sao làm art thì gay

Phó Vạn An, sinh năm 2007, được mọi người biết đến qua fanpage "Xèo Chu Art".

Phó Vạn An, sinh năm 2007, được mọi người biết đến qua fanpage "Xèo Chu Art". Cậu sinh ra và lớn lên trong môi trường mỹ thuật, với mẹ là chủ của hai phòng tranh lớn là "Bến Thành Art" và "Galerie Nguyen".

Vì sao làm art thì gay

Phòng tranh Ben Thanh Art & Frame.

Vì sao làm art thì gay

Phòng tranh Galerie Nguyen.

Tranh của cậu bắt đầu được chú ý kể từ năm cậu 12 tuổi. Tháng 12/2020, cậu xuất hiện trên Fox News, được giới thiệu với triễn lãm tranh cá nhân mang tên "Flower 2020 – Big world, Little eyes" được tổ chức tại Georges Bergès Gallery. Đến hiện tại, cậu đã có hơn 300 tác phẩm được triễn lãm trong và ngoài nước.

Xèo Chu được so sánh với Jackson Pollock - họa sĩ đi đầu trong "Abstract Expressionism" (Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng) - vì nét vẽ và phong cách của cậu có nhiều điểm tương đồng với vị họa sĩ nổi tiếng.

Vì sao làm art thì gay

Xèo Chu được so sánh với Jackson Pollock - họa sĩ đi đầu trong "Abstract Expressionism" (Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng).

Gần đây, cậu được cộng đồng mạng Việt Nam chú ý với việc quyên góp 2 tỷ 950 triệu đồng hỗ trợ tuyến đầu chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh. Số tiền này kiếm được nhờ hai buổi đấu giá 8 tác phẩm từ triễn lãm tranh "Pandemic Paintings". Bên cạnh đó, cậu còn đấu giá bức "Hoa mai may mắn" trên sàn giao dịch điện tử NFT (Non-fungible token) và thu về gần 23.000 USD.

Việc tuổi đời của Xèo Chu còn khá nhỏ (sinh năm 2007), trải nghiệm của em không quá nhiều, sẽ rất dễ để người xem nảy ra câu hỏi trong đầu "Liệu một đứa bé 12 tuổi có thể làm được ở mức này không?". Mình không ở đây để có thể kết luận rằng em có thật sự vẽ và hiểu những tác phẩm kia hay không. Trước tiên, chúng ta có thể nhìn vào phụ huynh của em: mẹ em sở hữu hai phòng tranh nổi tiếng ở Việt Nam, cùng với những am hiểu của mình, bà hoàn toàn có thể hướng dẫn và định hướng cho Xèo Chu ngay từ những bước đi đầu tiên.

Người ta còn tranh cãi, rằng cái mác "Thần đồng" mà người ta gắn cho cậu bé, có thật sự đúng? Hay cậu chỉ dừng lại ở mức tài năng? Người ta sẵn sàng khoát cho cậu chiếc áo rộng "Thần đồng" với những gì cậu làm được. Và liệu cậu có trở thành một "Đỗ Nhật Nam thứ hai" hay không?

Mình chẳng có chút tài năng nào về hội họa, mình cũng chẳng am hiểu trường phái mà cậu đang thể hiện. Tuy nhiên, dưới góc độ cá nhân của mình, thì suy nghĩ logic cho mình niềm tin rằng Xèo Chu xứng đáng với danh xưng "Thần đồng". Sinh ra và lớn lên với cha mẹ định hướng con đường nghệ thuật từ nhỏ, cùng với độ tuổi 12 còn khá bé và không có nhiều trải nghiệm sống, mình tin để vẽ được những bức tranh ấy, cậu bé phải mang trong mình tài năng và khiếu thẩm mỹ nhất định.

Vì sao làm art thì gay

Người ta sẵn sàng khoát cho cậu chiếc áo rộng "Thần đồng" với những gì cậu làm được. Và liệu cậu có trở thành một "Đỗ Nhật Nam" thứ hai hay không?

NFT (Non-fungible token) là một dạng token được mã hoá trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau.

Vì sao làm art thì gay

NFT (Non-fungible token) là một dạng token được mã hoá trên blockchain đại diện cho một tài sản duy nhất và không thể hoán đổi cho nhau.

Ví dụ: một con mèo ảo trên nền tảng CryptoKitties chính là một NFT, mỗi con sẽ mang đặc điểm và mức giá khác nhau, là độc nhất và không thể quy đổi trực tiếp cho nhau.

Xèo Chu đã giao dịch tranh của mình trên sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật điện tử NFT của Binance. Và vì sàn này chỉ vừa ra mắt vào tháng 6/2021, nhiều tranh cãi nổ ra xoay quanh việc đây có phải là một chiến thuật PR quy mô lớn của sàn, cũng như các giả thuyết lớn hơn xoay quanh việc có một phi vụ r.ửa t.iền nào đó liên quan đến giao dịch này hay không. Và việc một đứa bé 14 tuổi có thể nào mint tranh để thực hiện giao dịch là rất khó tin.

Một tác phẩm khi được đưa ra công chúng khó tránh khỏi những tranh cãi xoay quanh việc xấu - đẹp của tác phẩm. Và rằng thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau, vì vậy tranh cãi này sẽ rất khó để đi đến được hồi kết. Nghệ thuật nằm trong con mắt của người xem, vì thế, tất cả các ý kiến xoay quanh chuyện xấu - đẹp của một bức tranh đều có thể đúng.

Bỏ qua các tranh cãi, nét tranh của em rất tươi sáng đối với cảm nhận của mình. Và vì nghệ thuật là để thưởng thức, mời mọi người nghía qua một vài bức tranh mà em đấu giá trong triễn lãm tranh "Pandemic Paintings" diễn ra từ 16 đến 22/7 vừa rồi.

Vì sao làm art thì gay

Một tác phẩm trong triễn lãm tranh "Pandemic Paintings" (16 - 22/7/2021).

Vì sao làm art thì gay

Một tác phẩm trong triễn lãm tranh "Pandemic Paintings" (16 - 22/7/2021).

Vì sao làm art thì gay

Một tác phẩm trong triễn lãm tranh "Pandemic Paintings" (16 - 22/7/2021).

Vì sao làm art thì gay

Một tác phẩm trong triễn lãm tranh "Pandemic Paintings" (16 - 22/7/2021).

_________________________________________________________________________

Contact for work: [email protected]

#ivan_imhere #xeochu #GenZ #NFT #thandong

_________________________________________________________________________

Mình không sở hữu bất kì ảnh nào trong bài viết trên. Thông tin và số liệu có sự tham khảo từ các nguồn sau đây: