So sánh ccna voice và ccna security năm 2024

Voice Over IP là công nghệ truyền âm thanh thông qua IP, công nghệ này giúp cho doanh nghiệp có thể gọi điện thoại giữa các chi nhánh với nhau thông qua internet, hoàn toàn miễn phí, không giới hạn vị trí địa lý.

Giải pháp áp dụng công nghệ VoIP tiết kiệm được chi phí vận hành mạng PSTN truyền thống, từ đó triển khai các dịch vụ gia tăng nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh. Để triển khai hệ thống VoIP, cần nhất là xây dựng một tổng đài IP-PBX.

Tổng đài IP-PBX là một hệ thống thoại được hoạt động trên nền IP. Với tổng đài IP-PBX bạn có thể gọi được các số nội bộ, mạng PSTN, mạng di động, ngoài ra hệ thống này còn truyền được thoại và hình ảnh trên mạng Lan, Wan và internet.

Chi phí để triển khai tổng đài IP-PBX cũng không quá cao nên được áp dụng nhiều trong doanh nghiệp. Hiện nay các sản phẩm về Voice được tung ra thị trường rất nhiều, tuy nhiên về mặt giải pháp và đào tạo về Voice, Collaboration thì hãng Cisco đang là nhà cung cấp hàng đầu về 2 lĩnh vực trên. Với Cisco, một Cisco Call Manager Server (CCM Server) có thể được dựng lên để sử dụng như một Server trong mạng.

Call Manager là một hệ thống tích hợp phần cứng và phần mềm do Cisco chế tạo sẵn, chỉ cần một số thao tác đơn giản là có thể đăng ký các Cisco IP Phone đưa vào sử dụng. CCM Server có vai trò xử lý định tuyến cuộc gọi, quản lý các điện thoại Cisco IP Phone. Ngoài ra, CCM Server còn có thể giúp triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

So sánh ccna voice và ccna security năm 2024

CCNA Voice

Xây dựng tổng đài bằng Call Manager Express (CME) trên Router Cisco CME là phiên bản phần mềm quản lý cuộc gọi thoại được xây dựng trong IOS trên thiết bị định tuyến của Cisco, đây là phiên bản thu nhỏ của bộ phần mềm xây dựng trên thiết bị cung cấp ứng dụng quản lý thoại Call Manager của Cisco. Cấu hình CME sử dụng dòng lệnh và bộ phần mềm Cisco IP Communicator trên các máy tính cá nhân.

Các thiết bị đầu cuối Cisco IP Phone là một trong những thiết bị đầu cuối, chuyển âm thanh thành tín hiệu số, đóng gói vào gói tin và ngược lại. Cisco IP Phone sử dụng cáp RJ -45 để nối vào Switch (giống như máy tính). Ngoài ra, Cisco còn đưa ra phần mêm Soft Phone có tác dụng tương tự như IP Phone Hardware. Có rất nhiều loại điện thoại IP Phone biến đổi theo tính năng và giá cả của các hãng khác như Cisco, Siemen, polycom ..

Giải pháp đào tạo của Cisco Để triển khai hệ thống tích hợp VoIP như trên chúng ta phải cần đến các kỹ sư am hiểu tổng đài IP-PBX, CME, CUCM, các giao thức SIP… thì khóa học CCNA Voice được cho là phù hợp nhất hiện nay, với khả năng cung cấp dịch vụ VoIP lên đến 450 user, kỹ năng đạt được sau khóa đào tạo CCNA Voice này là:

- So sánh sự khác biết giữa thoại trên nền analog và IP

- So sánh và lựa chọn Analog và Digital PSTN

- Khái niệm và cấu hình cơ bản tổng đài CUCM và CUCME

- Cung cấp các dịch vụ và chức năng cơ bản và năng cao CUCME/CUCM

- Khái niệm về hệ thống Voice Mail System

- Cấu hình mailbox cho người dùng

- Bảo trì và khắc phục sự cố CUCME/CUCM/Voice Mail System.

Tuy nhiên việc tích hợp Voice trên nền IP trong khóa học CCNA Voice cũng chưa đủ cho 1 doanh nghiệp enterprise, việc triển khai Video conference, collaboration cũng là 1 yêu cầu nhất thiết giúp giảm chi phí đáng kể trong việc hội họp các trụ sở có vị trí địa lý cách xa nhau. Với yêu cầu này thì khóa học CCNA Collaboration sẽ đáp ứng được vấn đề này.

Khóa học CCNA Collaboration sẽ giúp cho kỹ sư mạng, kỹ sư VoIP phát triển được các kỹ năng nâng cao Collaboration và Video, tích hợp chúng lên hệ thống IP, giúp gia tăng các dịch vụ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đầu tư một hệ thống tổng đài IP không những có nhiều lợi ích cho các công ty đầu tư một hệ thống điện thoại mới, mà còn cho những công ty đã sử dụng hệ thống tổng đài truyền thống. Một hệ thống tổng đài IP mang lại sự tiết kiệm đáng kể trong quản lý, bảo trì và cước cuộc gọi.

Vì vậy, việc nâng cấp lên tổng đài IP luôn là lựa chọn sáng suốt cho bất kỳ công ty nào. Hãy tìm hiểu thêm về lợi ích các khóa đào tạo CCNA Voice mang lại, vui lòng liên hệ: Trung Tâm Tin Học VnPro Địa chỉ: 149/1D Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

CCNA Security là bước yêu cầu đầu tiên ở cấp Associate trong lĩnh vực security của Cisco. Khóa học CCNA Security cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về bảo mật và những ảnh hưởng trước những sự đe dọa vào hệ thống mạng. Trang bị kiến thức bảo mật cho học viên về hệ thống Router, Switch. Cung cấp những kỹ năng cài đặt, khắc phục lỗi và giám sát thiết bị mạng nhằm đem lại sự an toàn cho dữ liệu, cho thiết bị. Phát triển những kiến thức và kỹ năng về giải pháp bảo mật hạ tầng của Cisco.

Đối với những người học trong ngành CNTT hay Điện tử viễn thông ngoài việc sở hữu tấm bằng đại học thuộc chuyên ngành , họ cần có những chứng chỉ tin học quốc tế để bổ sung kiến thức sát với thực tế, đáp ứng đúng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hai chứng chỉ về quản trị mạng phổ biến được nhiều người theo đuổi là CCNA và MCSA trực thuộc hai tên tuổi lớn Microsoft và Cisco. Có một điểm cần lưu ý rằng, hai chứng chỉ này không cùng loại và đi vào những lĩnh vực khác nhau của quản trị mạng. Hãy cùng phân biệt chúng trong bài viết dưới đây.

Sự khác nhau giữa CCNA và MCSA

1. Tên đầy đủ

– CCNA là viết tắt của Cisco Certified Network Associate

So sánh ccna voice và ccna security năm 2024

– MCSA là viết tắt của Microsoft Certified Systems Administrator

So sánh ccna voice và ccna security năm 2024

2. Lĩnh vực học và nghiên cứu

Hai chứng chỉ quốc tế này đều liên quan đến quản trị mạng, tuy nhiên có sự khác nhau đôi chút.

So sánh ccna voice và ccna security năm 2024

Chứng chỉ CCNA nghiêng về hạ tầng mạng và kĩ thuật mạng (chủ yếu ở tầng TPC/IP). CCNA sẽ cho bạn kiến thức căn bản về mạng như : địa chỉ IP , các giao thức mạng, các phương thức truyền tin trong mạng . Bạn sẽ nắm rõ đường đi của gói tin trong mạng, cũng như khi nó ra ngoài internet. Từ đó có thể bắt chọn gói tin và ứng dụng nó trên các thiết bị mạng của Cisco System.

MSCA của Microsoft lại đi sâu vào hệ thống máy chủ (server) và máy trạm (client) . Chứng chỉ MSCA sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức và kỹ năng quản trị hệ thống máy chủ Windows

Triển khai và vận dụng các dịch vụ trên Windows ( Mail, DNS, Web server, Proxy,…)

3. Hình thức thi chứng chỉ ( đã đổi mới )

Để có được chứng chỉ CCNA bạn cần phải vượt qua một trong hai kì thi sau:

  • Lựa chọn 1: Thi đỗ bài thi

    200-125 (CCNA)

CCNA: kết hợp bao gồm tất cả các chủ đề thuộc ICND1 và ICND2.

  • Lựa chọn 2: Thi đỗ bài thi

    200-105 và 100-105 (ICND1 và ICND2)

ICND1: bao gồm “các loại mạng, mạng truyền thông, nguyên tắc cơ bản Switching, TCP / IP, IP Addressing và Routing, WAN Technologies, điều hành và cấu hình thiết bị iOS, và quản lý môi trường mạng.”

ICND2: mở rộng Switched Networks với VLAN, Xác định tuyến IP, Quản lý lưu lượng IP với danh sách truy cập, Thiết lập kết nối Point-to-Point, và thiết lập kết nối Frame Replay.

Để lấy được chứng chỉ MCSA, bạn phải thi đỗ bốn môn:

  • 70–290 (Quản lý và Duy trì Môi trường Microsoft Windows Server 2003) và Exam

    70–291 (Thực hiện, Quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng mạng Microsoft Windows Server 2003). Hai môn thuộc nhóm “Networking System”

70–270 (Cài đặt, Cấu hình và Quản lý Microsoft Windows XP Professional). Môn này thuộc nhóm “Client Operating System”