Xe máy chuyên dùng gồm những loại nào năm 2024

Các loại xe đặc dụng là những công cụ không thể thiếu trong quá trình sản xuất tại các nhà máy, kho bãi. Khi đưa các loại xe này vào vận hành, các doanh nghiệp không những cần chú ý các yếu tố kỹ thuật, đảm bảo sử dụng đúng công dụng mà còn phải đảm bảo các loại xe này đã được đăng ký theo đúng các tiêu chuẩn do pháp luật quy định. Vậy các xe máy chuyên dùng trong nhà máy thường phải có các loại giấy tờ nào?

Theo Khoản 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT cũng đã ban hành danh mục các xe máy chuyên dùng (tại Phụ lục 1 Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT), theo đó xe máy chuyên dùng bao gồm các nhóm:

  • Xe máy thi công: máy làm đất (máy đào, máy ủi, máy lu,…), máy thi công mặt đường, máy thi công nền móng công trình, máy đặt ống, máy nghiền,…
  • Xe máy xếp dỡ: máy xúc, xe máy nâng hàng, cần trục,…
  • Xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp
  • Xe máy chuyên dùng lâm nghiệp

Đối với các loại xe này, doanh nghiệp phải đảm bảo có các giấy tờ đăng ký phù hợp với quy định pháp luật về giao thông vận tải.

2. Giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng

Đối với xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp trong nước, doanh nghiệp phải có Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (Khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT). Khi mua xe, doanh nghiệp cần yêu cầu nhà sản xuất trong nước cung cấp loại giấy tờ này để xuất trình cho cơ quan nhà nước khi có yêu cầu.

Đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu, doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (Khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT).

3. Giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng

Theo Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT, doanh nghiệp phải lưu trữ một trong những Giấy tờ xác định quyền sở hữu sau:

  • Hợp đồng mua bán, cho tặng hoặc văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;
  • Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định của pháp luật;
  • Văn bản của bên cho thuê tài chính đồng ý cho bên thuê xe máy chuyên dùng được đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định tiếp nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định xuất, bán hàng dự trữ quốc gia của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

4. Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng

Xe máy chuyên dùng có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì được đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng và một bộ biển số xe.

Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT, hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng lần đầu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng (Mẫu số 2 Phụ lục 2 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT);
  • Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng;
  • Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng.

Xe máy chuyên dùng chưa đăng ký, khi di chuyển trên đường bộ phải được đăng ký tạm thời (Khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT).

Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng lập bộ hồ sơ đăng ký và nộp trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải nơi chủ sở hữu có trụ sở chính hoặc nơi đăng ký thường trú. Trường hợp kết quả kiểm tra các hạng mục đạt yêu cầu, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chủ sở hữu xe máy chuyên dùng và vào sổ quản lý đăng ký xe máy chuyên dùng.

5. Yêu cầu đối với xe máy chuyên dùng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Một số loại xe máy chuyên dùng là loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo danh mục đính kèm Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH (ví dụ: cần trục, xe nâng hàng, xe nâng người,…). Đây là những loại xe máy có đặc điểm vận hành đặc biệt, nếu không được sử dụng đúng cách sẽ có khả năng gây tai nạn lao động cho nhân sự tại nhà máy.

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 4/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp sử dụng xe máy chuyên dùng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải khai báo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đăng ký huấn luyện về quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho nhân sự của công ty (điểm b, điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP).

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh Nghiệp và Đầu Tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi tại đây và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].

Phương tiện chuyên dụng là gì?

Phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt. Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện).

Máy chuyên dụng là gì?

Xe máy chuyên dùng là tên gọi chung cho các loại phương tiện được sử dụng trong trường hợp đặc biệt. Các trường hợp này gồm sử dụng trong công trình thi công, trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Các loại xe máy dùng trong quân đội an ninh khi tham gia giao thông cũng là xe máy chuyên dùng.

Xe máy nông nghiệp là xe gì?

Xe máy nông lâm nghiệp là loại xe dùng trong nông nghiệp và lâm nghiệp. Bao gồm: xe máy kéo chuyên dùng bánh lốp, xe máy kéo chuyên dùng bánh xích.

Biển số xe máy chuyên dụng là gì?

Theo quy định tại Thông tư số 24, biển số xe có ký hiệu “CD” cấp cho xe ôtô chuyên dùng, kể cả xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh. Biển số có ký hiệu “KT” cấp cho xe của doanh nghiệp quân đội, theo đề nghị của Cục xe-máy.