Nhạc cụ cuối cùng của thế giới là gì năm 2024

Bernstein đưa ra các dẫn chứng bằng âm nhạc để nêu lên tính toàn cầu hoá của âm nhạc hiện đại, tuy nhiên vẫn đưa người nghe đến những giai điệu tuyệt đẹp của các vùng đất khác nhau bằng âm nhạc cổ điển

Biên soạn do Leonard Bernstein Được phát lần đầu trên đài CBS ngày 27/03/1960

Biên dịch: Lê Tuấn Hiệp

Giờ thì… Bản nhạc nhỏ vừa rồi được viết bởi nhà soạn nhạc Brazil nổi tiếng Villa-Lobos. Và, như các cháu hẳn đã đoán ra, đó là một hình ảnh âm nhạc của một đoàn tàu. Hay nói cách khác: nó là một thước phim hoạt hình ca nhạc có tiêu đề The Little Brazilian Local (Địa phương nhỏ của Brazil), hoặc thứ chúng ta có thể gọi là con tàu chở sữa ở vùng hoang sơ. Tất nhiên rồi, điều đầu tiên các cháu sẽ băn khoăn về bản nhạc là: Nhà soạn nhạc làm thế nào để một dàn nhạc giao hưởng thông thường phát ra âm thanh giống như tàu hỏa? Thực tế, ông ấy làm cách nào để dàn nhạc phát ra âm thanh rất đặc biệt, mới mẻ và khác lạ so với âm thanh mà cũng chính dàn nhạc ấy tạo nên khi chơi nhạc của Beethoven và Brahms? Được rồi, để xem. Đó chính là điều mà chúng ta sẽ thảo luận ngày hôm nay: những thanh âm khác thường hiện tại, những thanh âm khác thường trong quá khứ và những nhạc cụ khác thường tạo nên chúng. Chà, một cách mà Villa-Lobos khiến dàn nhạc mô phỏng được một con tàu là sử dụng một số nhạc cụ gõ rất ít dùng. Đó là bộ phận tạo tiếng ồn ở phía sau đằng kia. Những nhạc cụ truyền thống Brazil tạo nên những âm thanh kỳ lạ nhỏ bé. Bên cạnh đó là những nhạc cụ gõ mà chúng ta thường sử dụng, như trống ấm, chũm chọe, trống bẫy,…

Ông ấy có một thứ gọi là “ganzá”. Nó là một dạng ống kim loại chứa rất nhiều viên sỏi bên trong. và khi lắc lên sẽ nghe như thế này:

Sau đó, ông ấy sử dụng một thứ gọi là “chocalhos”, một dạng lục lạc khác, lần này là gỗ, với nhiều hạt bên trong, và nó tạo nên tiếng giống như maraca. Tiếp đến có “raganella”, một dạng bánh cóc, cái mà các cháu quay xung quanh khi các cháu muốn làm một cái vợt thực sự vào dịp năm mới hay lễ Purim. Và cuối cùng, Villa-Lobos sử dụng “reco-reco”, một loại thực vật răng cưa, kiểu bầu hoặc bí thứ mà các cháu có thể bào bằng một chiếc nạo và nó tạo nên một âm thanh rất Nam Mỹ:

Giờ thì, tất cả những thứ ồn ào này chơi cùng với nhạc cụ gõ thông thường có thể tạo nên thanh âm rất giống một con tàu mệt mỏi, nhỏ bé đang cố gắng leo lên đồi. Hãy nghe nhé:

Nhưng điều thực sự thú vị không phải là thứ những nhạc cụ khác thường này làm, mà là cái mà phần còn lại của dàn nhạc chơi, dàn nhạc quy ước, giản dị và xưa cũ của Beethoven và Brahms. Bởi vì ở đây, Villa-Lobos đã dùng những nhạc cụ y hệt mọi người cũng sử dụng để tạo nên âm thanh của con tàu một cách hoàn toàn mới và khác biệt. Ví dụ, hãy nghe những chiếc violin này: Các cháu thấy chứ, những tiếng huýt mỏng phát ra khi những chiếc violin bình thường, phổ thông chơi cao hết mức có thể, và sử dụng kỹ thuật bịt dây để tạo thanh âm mỏng hơn nữa. Hãy lắng nghe một lần nữa:

Tiếp đến, chúng ta có thể tạo ra tiếng huýt khác bằng sáo và kèn clarinet, những chiếc sáo và clarinet giống hệt như Beethoven đã sử dụng, nhưng bằng cách thổi nhạc cụ theo phương pháp “rung lưỡi”. Đó là: “Drrrr”! Và đó là cách chúng phát ra: Một kiểu huýt khác. Tiếp theo chúng ta nghe tiếng horn và trombone bắt chước tiếng thở hổn hển và rên rỉ của con tàu nhỏ này bằng cách lướt từ nốt này sang nốt khác cái mà gọi là “glissando”. Và sau đó chúng ta nghe tiếng cót két, rên la của đoàn tàu nghèo khổ nhỏ bé khi bộ hơi chơi trên nốt cao. Giờ lại đến một kiểu huýt khác, giống tiếng còi báo động hơn, khi bộ hơi thổi lướt xung quanh các nốt cao đó. Và cuối cùng là một tiếng còi cảnh báo khủng khiếp, được thực hiện bằng cách tất cả mọi người láy một cách nhanh nhất họ có thể. Và tất cả những tiếng rên rỉ, huýt, cót két, la hét được chơi trên nhịp Samba của Brazil Ta đoán các cháu biết nó. Nhưng may mắn thay, nhịp này rất giống âm thanh do bánh xe lửa phát ra:

Vì vậy, tất cả phù hợp với nhau như thế này: Như các cháu thấy, hầu hết những tiếng động đặc biệt này của đoàn tàu thực sự được gây ra bởi các nhạc cụ thông thường trong dàn nhạc, chỉ là chúng đang được chơi theo cách đặc biệt. Và tất cả những thứ khác lạ mà chúng ta đã nghe trước đó chỉ là dùng để thêm vào hay bớt đi những thanh âm mang âm hưởng Brazil.

Vậy chúng ta thấy rằng các nhạc cụ thông thường cũng có thể tạo ra hầu hết các thanh âm ít dùng. Tất nhiên, những nhạc cụ hiện đại này thì không phải luôn luôn là những loại thông thường. Cái mà chúng ta gọi là nhạc cụ thông thường bây giờ đã thay đổi rất nhiều so với quá khứ. Và bây giờ chú muốn chỉ ra cho các cháu thấy thứ mà chúng đã từng là trong rất nhiều năm trước, thậm chí trước cả thời của Bach. Nhưng hãy nhớ rằng, những nhạc cụ đặc biệt mà các cháu sẽ nghe, là những nhạc cụ phổ biến ở thời đại của chúng. và những người đã chơi chúng vào bốn hay năm trăm năm trước chắc chắn sẽ kinh ngạc khi thấy chúng tiến hóa như thế nào trong thời của chúng ta. Họ sẽ gọi là những nhạc cụ khác thường!

Lấy ví dụ như chiếc clarinet hiện tại hay chiếc oboe thời nay của chúng ta: Hai nhạc cụ này mặc dù phát ra âm thanh khác biệt, nhưng chúng khá giống nhau vì cả hai đều là những chiếc ống dài bằng gỗ và có đục lỗ bên trên. Nhưng clarinet được chơi bằng cách thổi vào lưỡi gà gồm một mảnh dăm (dăm đơn) ở phần ống ngậm. Trong khi lưỡi gà của oboe thì gấp đôi (dăm đôi), có hai mảnh ghép lại với nhau tạo thành một ống ngậm. Các cháu có nghe thấy sự khác biệt không? Dăm đơn thì tròn trịa và đầy đặn. Còn dăm đôi thì sắc sảo và bén nhọn hơn.

Cả hai nhạc cụ này đều là hậu duệ của một nhạc cụ cổ gọi là “shawm” , S-H-A-W-M, nó là một từ được sử dụng chung cho tất cả các nhạc cụ hơi bộ gỗ, bất kể là dăm đơn hay dăm đôi. Từ “shawm” có nguồn gốc là một từ Latin: “Calamus”, tin hay không tùy các cháu. Calamus, có nghĩa là lưỡi gà . Sau này nó thay đổi một chút bởi người Pháp thành “chalumeau”, rồi nó được người Ý đổi lại thành “salmo”, và người Anh thành “shalmey”. Các cháu thấy đấy, từ ngữ thay đổi khi chúng đi từ nước này tới nước khác. Sau đó người Anh, những người yêu từ ngữ ngắn gọn, đã thay đổi shalmey thành “shalm”: S-H-A-L-M, cũng có thể phát âm là shalm, giống như calm hay palm. Và cuối cùng, theo phong cách cổ điển Anh, nó đã trở thành “shawm”, và thậm chí được đánh vần theo cách đó S-H-A-W-M. Chú không cố gắng cho các cháu những bài học ngôn ngữ ở Carnegie Hall, nhưng nó quan trọng để hiểu mọi thứ vì chiếc kèn chalumeau của Pháp cuối cùng phát triển thành clarinet ngày nay. Và chiếc kèn shawm của người Anh thì phát triển thành cái mà chúng ta gọi là oboe.

Giờ thì chúng ta rất may mắn ngày hôm nay khi có cả 3 chiếc kèn shawms chân chính, những tổ tiên dăm đôi của chiếc kèn oboe hiện tại, và ba người bạn của chúng ta ngày hôm nay những người thực sự biết cách thổi chúng. Chúng là những nhạc cụ đẹp phải không? Giờ thì những chiếc shawm xinh đẹp này sẽ chơi một điệu Tây Ban Nha cổ. Thực tế, nó đã 400 tuổi và nó đi kèm với một chiếc tambourine. Chú nghĩ các cháu sẽ ngạc nhiên làm thế nào âm thanh lại mạnh mẽ như vậy. Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng những nhạc cụ cổ thì nhẹ nhàng và tinh tế. Nhưng không phải với những chiếc shawm. Hãy nghe nhé.

Thật kỳ diệu phải không?

Nghe những nhạc cụ này khiến các cháu cảm thấy như mình đang thực sự sống ở hàng trăm năm trước. Nhưng giờ chúng ta sẽ đi xa hơn khoảng 100 năm kể từ lúc đó, lắng nghe một bản nhạc tuyệt vời dành cho những nhạc cụ bằng đồng của nhà soạn nhạc người Ý, Gabrieli . Có một điều đặc biệt trong bản nhạc này, gọi là “canzone”. Nó có nghĩa là bài hát trong tiếng Ý. Chỉ là nó không hát. Nó được chơi bởi 2 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 4 nhạc cụ bằng đồng: Hai nhóm chơi riêng biệt, hồi đáp lẫn nhau mỗi lần, và thỉnh thoảng lại chơi cùng nhau. Đây là những gì chúng ta sẽ làm: Một nhóm sẽ là những nhạc cụ hiện tại: những chiếc trumpet và trombone quen thuộc từ dàn nhạc giao hưởng của chúng ta. và nhóm khác sẽ được tạo nên từ những nhạc cụ cổ của thời đại Gabrieli. Nhưng một lần nữa, những nhạc cụ này, thứ sẽ trở thành kèn trumpet, được gọi là cornetto vào những ngày đó. Và ba chiếc trombone cổ, được gọi là sackbuts ở thời của chúng. Chúng là những nhạc cụ đẹp phải không?

Chúng sẽ rất đẹp nếu chỉ để quanh nhà như đồ trang trí nhưng hãy đợi cho đến khi nghe chúng. Chúng phát ra âm thanh cũng đẹp như vậy. Chúng ta có thể nghe một nốt nhạc trên chiếc kèn Cornetto đó chứ? Thật dễ thương nhưng cũng kỳ lạ. Nó là một nhạc cụ thuộc bộ đồng nhưng không làm bằng đồng, mà lại làm bằng gỗ. Hãy tìm hiểu loại kèn kia nhé. Chà, giờ thì hãy nghe những chiếc sackbut chơi một lần nhé. Giờ thì chúng ta sẽ trộn lẫn cả xưa và nay khi ta cho trumpet tham gia cùng cornet, và trombone với sackbut trong Gabrieli’s Canzone dành cho tám nhạc cụ bộ đồng.

Thật tuyệt vời khi nghe những thanh âm xưa và nay ở cạnh nhau theo cách đó phải không? Nó đem tới cho chúng ta một ý tưởng rõ ràng về sự khác biệt của thời đại cũ và thời đại của chúng ta, chỉ bằng cách lắng nghe những âm thanh được tạo ra ngày ấy và hiện tại. Đó là cách tuyệt vời nhất và cực kỳ thú vị để hiểu về lịch sử: Không chỉ bằng cách học về ngày tháng và các cuộc chiến, hay ai là vua của nơi nào vào thế kỷ nào. Nhưng bằng cách bước tới gần lịch sử nghệ thuật, bằng cách nhìn vào những bức tranh được vẽ bởi con người ở bất kỳ một thời điểm xác định nào đó, hay đọc những bài thơ họ đã viết, nghe âm nhạc họ đã nghe. Tiếp đó chúng ta có thể tự đặt bản thân vào vị trí của họ, và tưởng tượng chúng ta đang sống những ngày đã rất xa về trước. Rồi chúng ta thực sự hiểu lịch sử, thứ không chỉ là môn học xuẩn ngốc ở trường, mà còn là một phương pháp thú vị để biết về những gì đã từng xảy ra ở thế giới của chúng ta trước khi chúng ta sống trong đó. Chú nhớ rằng khi chú còn là một đứa trẻ Chú đã không hề có một chút hứng thú thế giới như thế nào trước khi chú sinh ra, và chú nghĩ rằng, điều này đúng với đa số những đứa trẻ.

Nhưng đột nhiên có một khoảnh khắc xảy tới, có lẽ khi các cháu 11, 14 hoặc 17 tuổi, Khi các cháu đột nhiên nhận ra rằng có một thế giới to lớn và thú vị đã xảy ra trong hàng ngàn năm trước khi cháu xuất hiện trong nó. Từ giây phút cháu nhận ra điều đó, và bắt đầu muốn biết thế giới này giống như thứ gì, kể từ giây phút đó, các cháu đã bước vào con đường trở thành con người biết suy nghĩ, người thực sự có giáo dục. Bởi vì nó rất thú vị, sự so sánh giữa những thanh âm xưa và nay. chúng ta sẽ làm thứ tương tự lần nữa ngay bây giờ, với những âm nhạc khác và những nhạc cụ khác thường khác. Lần này, chúng ta sẽ lại tiến tiếp trong tiến trình lịch sử, tới thế kỷ 18, thời của Bach. Và chúng ta sẽ nghe một chương từ bản Brandenburg Concerto thứ 4 của ông. Giờ thì, bản concerto này được viết cho một nhóm các nhạc cụ như thế này: Một dàn nhạc dây nhỏ bao gồm một vài chiếc vĩ cầm, viola, cello, một chiếc double bass và một chiếc harpsichord. Và thêm vào đó, là 3 nhạc cụ độc tấu chơi những phần đặc biệt dành cho chúng: 2 sáo flute và 1 vĩ cầm. Nhân tiện, tất cả những khách mời của chúng ta, những người chơi nhạc cụ cổ là thành viên của New York Pro Musica, một nhóm chuyên về âm nhạc cổ xưa.

Cây vĩ cầm của thời Bach rất giống với của chúng ta bây giờ, như các cháu đang thấy, chỉ là nó có cần đàn ngắn hơn và một vài thông số khác biệt nhỏ bên trong lẫn bên ngoài. Có những khác biệt trong cách chơi chúng nhưng chú sẽ không làm phiền các cháu với tất cả những thứ đó bây giờ. Flute trong thời Bach cũng khác hiện tại. Những cái flute bạc thường dùng mà các cháu biết, ở đây, đã bắt đầu được sử dụng thời Bach. Nhưng sáo flute được sử dụng lúc đó là cái mà chúng ta gọi là “recorder”. không chơi theo chiều ngang như thế này, mà thẳng đứng giống như shawn, nhưng không có lưỡi gà ở miệng ống. Những chiếc recorder theo kiểu flute có âm thanh rất khác so với sáo hiện tại mềm mại hơn và không quá sáng sủa. Đây là thứ chúng ta sẽ thực hiện: chúng ta sẽ chơi chương đầu bản Brandenburg Concerto của Bach, một lần nữa: sử dụng những nhạc cụ này và phiên bản ngày nay của chúng ta, đôi khi là nhóm này, và thỉnh thoảng là nhóm kia.

Hai nhóm sẽ lần lượt tới lui, và kết chương sẽ chơi cùng nhau. Để làm sự khác biệt thực sự rõ ràng, chúng ta sẽ chơi nó: khi những chiếc flute cổ và violin cổ đang nắm quyền, cũng sẽ có mặt harpsichord cổ, chơi cùng chúng. Và cũng sẽ có loại nhạc cụ trầm này được gọi là “viola da gamba”, sẽ chơi phần cello. Các cháu có thể thấy rất ưa nhìn… Đó là một nhạc cụ tuyệt đẹp phải không? Giờ thì, khi những chiếc sáo và violin thời nay tiếp quản, chúng ta sẽ sử dụng piano hiện tại thay cho harpsichord, và cello của chúng ta thay cho chiếc “viola da gamba” cổ. Rất rõ ràng phải không? Chú hy vọng vậy, chú hầu như không thể tự mình dõi theo nó. Nhưng dù thế nào, hãy bắt đầu thôi, trên con đường chứng kiến lịch sử , tới lui giữa xưa và nay.

Cho tới giờ chúng ta đã nghe một số âm thanh khá thú vị, cả xưa và nay, nhưng không có cái nào thực sự là mới cả. Sau tất cả, những nhạc cụ thường dùng trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại đã hiện diện xung quanh chúng ta từ khá lâu trước đây. Thậm chí những nhạc cụ gõ chúng ta đã nghe trong bản nhạc con tàu Brazil không chính xác là những nhạc cụ mới dù cho chúng không thường sử dụng. Chúng là những nhạc cụ dân gian, những thứ đã ở quanh ta trong khoảng thời gian khá dài. Nhưng cái gì thực sự là nhạc cụ hoàn toàn mới? Kèn saxophone? Không, nó đã tồn tại khoảng 100 năm rồi, thậm chí trước khi jazz được phát minh. Kèn mellophone các cháu nghe ở ban nhạc trường học. Nó chỉ là một loại kèn cor khác thôi. Không, thứ nhạc cụ thực sự mới là những chiếc sử dụng điện. Nói đúng hơn, là nhạc cụ điện tử. Chú chắc chắn có nhiều cháu chưa hiểu nghĩa của từ này. Có hàng trăm thử nghiệm đang diễn ra ở thời của chúng ta, đang cố gắng phát minh ra một nhạc cụ điện tử thứ sẽ tạo nên âm thanh không giống như bất cứ thứ gì từng được nghe thấy trước kia.

Và vì những nhà soạn nhạc luôn muốn tạo ra những âm thanh chưa bao giờ nghe thấy. Nhiều trong số họ cố gắng làm nó với những phát minh mới này. Ví dụ, có một nhạc cụ kiểu như vậy gọi là theremin, thứ được sử dụng rất nhiều trong nhạc phim, đặc biệt khi họ muốn hiệu ứng ma quỷ, hoặc ai đó mất trí. Chú chắc chắn các cháu từng nghe nó: một kiểu âm thanh ma quỷ, run rẩy. Và âm thanh đó được tạo ra bằng điện tử mà thậm chí không chạm vào nhạc cụ nào bằng bàn tay các cháu. Sau đó, có một thứ gọi là sóng matenos, có rất nhiều thứ như thế.

Nhưng thứ quan trọng nhất đang được thực hiện cho những âm thanh mới ngày nay, hơn tất cả mọi thứ khác, “máy ghi âm”. Hãy tưởng tượng một nhạc cụ gọi là máy ghi âm, nhưng nó là vẫn là một nhạc cụ, chỉ là nó không cần chơi với một cây vĩ hay một cây gậy, hay thổi vào nó, đánh vào nó. Tất cả những gì cháu cần làm là ấn nút và nó phát ra theo ý cháu.

Thật tuyệt vời khi cháu có thể đưa vào trong băng hàng triệu âm thanh Một thế giới âm thanh mới, tất cả những gì cháu muốn. Có hai cách đưa âm thanh vào băng Một là ghi âm âm thanh thực sự, giống như tiếng vỡ chai lọ: crash, tinkle, tinkle, tinkle… Và sau đó Là nó phải không? Ah, đây là tiếng tinkle Và rồi cháu lấy âm thanh đó, tua ngược lại, vậy là cháu có thể nghe những tiếng tinkle trước khi vỡ Nó là một âm thanh mới kỳ cục, nghe nhé: Đó là âm thanh nhân tạo, thứ chỉ có thể tồn tại trên băng. Hoặc các cháu có thể lấy âm thanh giống như vậy và phát nó nhanh hơn hay chậm hơn, cao hơn hoặc thấp hơn, một lần nữa, tạo ra âm thanh mới. Giờ là tiếng vỡ chai tương tự, chỉ là chậm và trầm hơn nhiều. Và các cháu có thể làm những điều đó với bất cứ âm thanh nào khác: Tiếng nói, tiếng hát hay tiếng giậm chân, tiếng ho, hoặc bất cứ thứ gì cháu muốn. Một cách khác là tạo ra những âm thanh nhân tạo

Nói cách khác, các cháu không ghi âm thanh thực rồi thay đổi nó, các cháu thực sự ghi âm tone gốc cái được tạo bởi một thứ thú vị gọi là chỉ báo dao động. Đó là một vấn đề khoa học rất khó và chú không biết nhiều về nó. Nhưng chú nghe rất nhiều những âm thanh đó. Chúng khá mới mẻ và thú vị. Hãy nghe một vài trong số chúng:

Đó là âm thanh trong sáng Giờ, chúng ta sẽ thực sự chơi cho các cháu toàn bộ một bản nhạc sử dụng nhạc cụ kỳ lạ này Một bản Concerto cho máy ghi âm và dàn nhạc giao hường. Âm nhạc được sáng tác bởi hai nhà soạn nhạc. Bản thân nó không quá phổ biến. Chú đoán một nhà soạn nhạc thiên về viết cho máy và người kia viết cho người chơi nhạc. Và rồi họ ghép chúng lại thành một bản nhạc duy nhất. Ông Ussachevsky là một chuyên gia về băng ghi âm và ông ấy sẽ vận hành máy móc ở đằng kia. Và ông Luening là nhà soạn nhạc còn lại. Ông ấy đã tới đây và chú đoán ông ấy sẽ chỉ lắng nghe. Giờ là thứ âm nhạc thực sự mới. Thực tế, nó chưa từng được nghe ở bất kỳ đâu trước đó. vì nó đặc biệt được viết cho dàn nhạc giao hưởng New York chơi trong chương trình này. Giờ, chú cảnh báo các cháu: nó tới rồi Và nó cũng khá đáng sợ. Nhưng đừng sợ nó, nó chỉ là âm nhạc. nó cũng sẽ khiến các cháu muốn trò chuyện hoặc thì thầm hoặc la hét hoặc gì đó vì nó quá đặc biệt nhưng làm ơn đừng cư xử như thế. Vì sau tất cả nó là âm nhạc, kể cả khi nó thoát ra ngoài. Nó đây: Bản Concerto của Luening và Ussachevsky cho máy ghi âm và dàn nhạc.

Wow! Chú cảm thấy cứ như là trong tàu vũ trụ ở đâu đó trên mặt trăng. Thứ âm nhạc này thực sự đưa chú tới tương lai. Tối thiểu nó bắt đầu khiến chúng ta tưởng tượng thứ mà âm nhạc có thể trở thành sau 100 năm nữa. Ai biết được, có lẽ nó sẽ toàn là âm nhạc ghi âm, thứ sẽ khiến lượng lớn nhạc công tuyệt vời mất việc. Nhưng may mắn thay, chúng ta vẫn chưa có vấn đề này. Giờ thì, hãy mang các cháu quay lại Trái Đất từ thứ âm nhạc vũ trụ chúng ta vừa nghe. chúng ta sẽ kết thúc chương trình hôm nay với một chút vui nhộn, một chút tráng miệng. Đó cũng là một thứ thanh âm không thường thấy. tối thiểu là một âm thanh ít dùng cho một bản giao hưởng: thanh âm của kazoo. Không có gì mới về nhạc cụ này cả, Chú từng tự mình chơi nó nhiều năm về trước. Nó là thứ nhạc cụ đơn giản nhất từng được phát minh. Tất cả những gì các cháu làm là lấy miếng thiếc này, thứ trông giống như xì gà và tàu ngầm rồi đặt nó trong miệng… và thổi nó. Các cháu thấy chứ, ai cũng có thể làm được.

Không cần bài học nào, thậm chí các cháu không cần luyện tập! Các cháu có thể làm bất cứ điều gì các cháu muốn. Và nhạc cụ này cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào người biểu diễn, nam hay nữ, giọng cao hay giọng trầm, giọng hay hay giọng dở giống chú. Nhưng hôm nay, chúng ta có một nghệ nhân kazoo tới biểu diễn một cô gái với giọng ca đáng yêu tên là Anita Darian. Cô Darian sẽ trình diễn cùng chúng ta chương cuối của concerto đặc biệt cho kazoo và dàn nhạc được viết bởi nhà soạn nhạc trẻ người Mỹ Mark Bucci. Bucci gọi bản nhạc này là “Concerto for a Singing Instrument”, (“Concerto cho nhạc cụ hát”) nhưng đó chỉ là cách gọi bóng bẩy cho thứ thực sự là: một concerto cho kazoo. Đây cũng là lần trình diễn đầu tiên của sáng tác đáng nhớ này Chú hi vọng và tin tưởng nó sẽ không phải là lần cuối cùng. Đây là buổi thứ 3 trong serie 4 buổi hòa nhạc của dàn nhạc giao hưởng New York dưới sự chỉ đạo âm nhạc của Leonard Bernstein. Buổi hòa nhạc tiếp theo trong chuỗi dành cho người trẻ sẽ được phát sóng sau 4 tuần nữa, vào Chủ nhật, 24 tháng Tư lúc đó, ông Bernstein sẽ trình diễn vở opera “The Second Hurricane” (Cơn bão thứ hai) của Aaron Copland. Chương trình trước đó đã được ghi lại tại Hội trường Carnegie, Thành phố New York, và được sản xuất và đạo diễn bởi Roger Englander.