Nấu nước lá tắm cho bà đẻ

Dưới đây là 5 loại lá mẹ sau sinh nên tắm mà bác sĩ Đông Y khuyên mẹ nên dùng :

Theo truyền thống xưa kia phụ nữ sau sinh cần phải kiêng cữ không tắm. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm,theo y học ngày nay, việc tắm ngay sau sinh là một việc nên làm và cần phải làm sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé.

Bác sí khuyên các mẹ sau sinh nên tắm rửa giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Lá kinh giới là loại lá mẹ sau sinh nên tắm

Theo Đông Y, lá kinh giới có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, trị phong hàn, mụn nhọt, mẩn ngứa…

Trong lá kinh giới chứa nhiều kháng sinh tự nhiên rất tốt cho da. Cũng theo kinh nghiệm dân gian mẹ sau sinh nên dùng nước lá kinh giới nấu để làm sạch da phòng viêm nhiễm.

Lá trầu không

Nấu nước lá tắm cho bà đẻ

Lá trầu không dùng tốt cho cả mẹ và bé sau sinh.

Theo Đông Y lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong tiêu viêm, sát trùng kháng khuẩn.

Mẹ sau sinh nên tắm bằng lá trầu không để vừa làm sạch da, giữ sạch vùng kín khỏi viêm nhiễm.

Lá chè xanh

Lá chè xanh dược sử dụng rất phổ biến bởi được coi là thần dược tuyệt vời cho sức khỏe. Uống nước lá trà xanh giúp phòng chống lão hóa da, lợi cho tim mạch, tiêu hao mỡ thữa, giảm cân.

Ngoài ra, lá chè xanh từ lâu được coi là một loại kháng sinh tự nhiên được các bà các mẹ sử dụng để xông hơi, vệ sinh vùng kín, làm sạch da tránh viêm nhiễm phụ khoa.

Bên cạnh dành cho phụ nữ sau sinh, nước lá chè xanh còn có tác dụng làm đẹp giúp tẩy các tế bào chết trên da, làm cho da săn chắc sáng mịn màng.

Lá mã đề

Nấu nước lá tắm cho bà đẻ

Lá mã đề trị mẩn ngứa kháng viêm, tăng sức đề kháng

Theo Y học Cổ Truyền, lá mã đề có vj ngọt, tính lạnh, đi thẳng vào các kinh, can thận và bàng quang. Loại lá này có công dụng trị mẩn ngứa kháng viêm, tăng sức đề kháng.

Tắm mã đề sau sinh giúp vết khâu mổ bụng hoặc tầng sinh môn nhanh lành hơn, ngoài ra mẹ có thể dùng lá này để trị hăm mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh.

Vỏ và lá bưởi

Vỏ bưởi có vị đắng, cay, nhiều tinh dầu, mùi thơm tính ấm, có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, hoạt huyết, tiêu sưng, giải cảm.Sau sinh mẹ nên tắm lá bưởi sẽ giúp cho cơ thể giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, sảng khoái, dễ chịu.

5 loại lá trên Home Care chia sẻ tới các mẹ, mong rằng mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi sinh. Trước khi sử dụng mẹ nhớ rưa sạch sẽ nhé, có dấu hiêu ngứa dị ứng nên tạm dừng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để được tư vấn miễn phí và giữ gói trải nghiệm dịch vụ tại nhà, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

HOME CARE – HỆ THỐNG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hotline: 1900 0387 | 0973.871.376 | 096 213 15 15

Trụ sở chính: Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

XEM THÊM BÀI VIẾT :

=> Dịch vụ chăm sóc sau sinh trọn gói cho mẹ bầu Home Care

=> Sau sinh bao lâu mẹ bầu có thể tắm gội được

Theo quan niệm dân gian thường phụ nữ sau sinh chỉ được tắm sau khi xong một tháng ở cữ. Ngày nay quan điểm đó đã lỗi thời, không còn phù hợp. Các mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu về thời gian tắm cũng như cách tắm thích hợp cho mẹ sau sinh.

Nấu nước lá tắm cho bà đẻ

Sau sinh bao lâu thì tắm được là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Nguồn hình Pexels

1Mẹ sinh xong thì bao lâu tắm được ?

Cơ thể phụ nữ sau sinh có nhiều vi khuẩn và mồ hôi, nếu mẹ vẫn khỏe mạnh thì nên đi tắm để cho cơ thể sạch sẽ sảng khoái. Việc kiêng cữ tắm rửa có thể là nguyên nhân gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Sản phụ sinh thường

3-4 ngày sau sinh là thời điểm lý tưởng nhất để các bà mẹ sinh thường tắm rửa, vệ sinh cơ thể.

Sản phụ sau sinh không nên kiêng cữ tắm rửa quá lâu. Sau sinh 1-2 ngày là bạn đã có thể tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm dưới vòi sen. Sau khi sinh thường, đáy chậu và âm đạo của mẹ có thể bị đau, tắm dưới vòi sen là một cách hiệu quả để bớt đau nhức. Mẹ nên tắm nhanh, không nên tắm lâu, để tránh các bệnh do nhiễm lạnh.

Sản phụ sinh mổ

5-7 ngày là thời gian lý tưởng để các bà mẹ sinh mổ tắm rửa vệ sinh cơ thể. Bạn cần chú ý tránh để nước lọt vào vết mổ gây viêm nhiễm.

Tùy vào tình trạng sức khỏe mà thời điểm tắm của các mẹ sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu chưa tắm được bạn cũng nên vệ sinh vết mổ và lau người thay quần áo cho cơ thể sạch sẽ thỏa mái. khi bạn đã vận động được và vết mổ khô bề mặt thì tắm là cần thiết. Việc gội đầu không ảnh hưởng vết mổ nên các mẹ có thể gội nhanh khi nào muốn gội. Thông thường vết mổ sẽ mất 3 tuần để lành. 

Mẹ nên tắm dưới vòi sen một cách nhanh chóng bằng nước ấm. Tránh chà xát vết mổ, sau đó lau khô vết mổ bằng khăn sạch.  

Bài viết liên quan: Những điều bạn cần biết nếu mang thai lần 2 sau khi sinh mổ

2Cách tắm sau sinh như thế nào an toàn cho mẹ?

Lựa chọn nhiệt độ thích hợp: Nhiệt độ thích hợp cho mẹ sau sinh tắm là khoảng 40 độ. Nhiệt độ phòng nên ở 22 độ. Đồng thời đóng kín cửa để chắn gió. 

Các giai đoạn tắm sau sinh:

  • 1 ngày sau sinh: Lúc này mẹ chưa nên tắm nhưng nên lau người và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm. Số lần thực hiện tùy theo mùa. Mùa đông có thể lau người 1-2 lần mỗi ngày, mùa hè thì nhiều hơn, miễn mẹ cảm thấy cơ thể sạch sẽ thỏa mái.
  • 1 tuần sau sinh: Khi sức khỏe của mẹ đã tốt hơn và sản dịch tiết ra ít hơn thì mẹ có thể tắm. Mẹ nên tắm nhanh từ 5-10 phút. Việc tắm dưới vòi hoa sen hoặc múc từng gáo nước dội lên người là phù hợp. Mẹ không nên dùng bồn tắm hay ngâm lâu. Đối với các sản phụ có vết mổ hay cắt tầng sinh môn thì cần cẩn thận để tránh tuột chỉ. Phòng tắm cũng phải là nơi kín gió và luôn tắm bằng nước ấm bất kể mùa nào. Sau khi tắm xong mẹ nên nhanh chóng lau người và mặc quần áo dài tay, che kín cổ, tay, chân.

Thứ tự khi tắm nên là rửa mặt, tắm, gội là tốt nhất. Nếu gội đầu trước sẽ khiến cho các mạch máu trên đầu khó lưu thông do chênh lệch nhiệt độ có thể dẫn tới hiện tượng choáng váng. Vì thế gội đầu là bước sau cùng.

Khoảng từ 3-4 ngày sau sinh, các mẹ có thể gội đầu nhưng cần gội nhanh và lau đầu cho khô kỹ, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy tóc. Thời gian lý tưởng để tắm là tầm 9-10 giờ sáng rồi trưa hoặc chiều gội đầu để tránh phải tiếp xúc lâu với nước, tránh bị chóng mặt và có thể té ngã do phải cúi đầu lâu, vận động nhiều.

Ưu tiên vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần một ngày vào sáng, chiều và tối. Nguồn nước để vệ sinh cần là nước sạch, các vật dụng vệ sinh như băng vệ sinh, nước rửa, khăn cũng phải tiệt trùng. Các mẹ nên chọn nước ấm để rửa. Nếu sản dịch ra nhiều thì nên vệ sinh nhiều lần hơn trong ngày. Mẹ vẫn có thể chọn dung dịch vệ sinh pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn lau khô.

Tuyệt đối không dùng nước muối pha loãng để rửa vùng kín vì muối hút nước sẽ làm cho vùng da này trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Nấu nước lá tắm cho bà đẻ

Phòng tắm cho mẹ sau sinh nên kín gió và sạch sẽ. Nguồn hình Istock

Bài viết liên quan:Tận hưởng khoảng thời gian thú vị khi tắm cho con bạn

3Mẹ nên lưu ý gì khi tắm sau sinh?

Nếu mẹ không bị rạch tầng sinh môn, không có vết khâu vết mổ thì có thể tắm bình thường khi thấy khỏe. Sản dịch có thể kéo dài 6 tuần và mẹ dùng băng vệ sinh như chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có vết thương lớn hoặc vết mổ chưa lành thì mẹ không nên vội tắm gội vì có thể gây viêm nhiễm. Thay vào đó mẹ có thể dùng khăn mềm để lau. 

Nước sử dụng để tắm rửa phải là nước sạch không nên quá nóng hay lạnh vì sự chênh lệch nhiệt độ quá nhiều so với cơ thể có thể khiến các mẹ chóng mặt. Bạn cần cẩn thận hết sức để tránh các vết thương. Phòng tắm cho mẹ sau sinh phải là nơi kín gió và được vệ sinh sạch sẽ. Mỗi lần tắm bạn hãy tắm thật nhanh, nếu gội đầu cần sấy khô tóc ngay.

Những lần tắm đầu tiên sau sinh có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo. Điều này là bình thường và các mẹ không cần lo lắng. Đặc biệt, không cần đợi đến lúc tắm, các mẹ vẫn nên vệ sinh vùng kín 4 lần một ngày bằng dung dịch vệ sinh có độ PH phù hợp. 

Mẹ không nên sử dụng sữa tắm hay các chất có mùi hương mạnh vì chúng có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm sau sinh hoặc vết mổ. Việc kỳ cọ cần nhẹ nhàng vì kỳ cọ quá mạnh sẽ làm hỏng lớp màng bảo vệ da. Và mẹ không nên tự ý bôi bất kỳ loại kem nào lên da. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, sưng, đỏ, chảy mủ hoặc bung chỉ hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại lá xông, lá tắm để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. 

Bài viết liên quan: Những điều mẹ cần biết về chứng đau lưng sau sinh

46 Lá tắm từ thiên nhiên lành tính giúp cho mẹ sau sinh vừa sạch vừa thơm

Việc tắm lá sau sinh giúp làm sạch cơ thể, chống viêm hiệu quả, đồng thời còn giúp mẹ thư giãn tinh thần. Dưới đây là 6 loại lá tắm tốt cho cơ thể mẹ.

Bài viết liên quan:Tắm cho trẻ sơ sinh có khó không? Chỉ cần vài bước đơn giản là mẹ đã có thể vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ và an toàn

Lá kinh giới

Kinh giới thuộc họ Hoa môi, thân vuông, dáng thẳng, nhiều lá. Kinh giới có nhiều công dụng, có thể ăn sống, tắm và làm thuốc. 

Kinh giới có chứa một số loại tinh dầu như d-menthol, menthol racemic, d-limonene, có tác dụng kháng khuẩn, trị một số bệnh da liễu như mề đay, vảy nến, nấm ngoài da. Đồng thời caroten và một số loại vitamin trong lá kinh giới đóng vai trò là chất chống oxy hóa, làm đẹp da, ngăn ngừa tiến trình lão hóa tế bào trong cơ thể. Ngoài ra kinh giới còn chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên.

Dân gian sử dụng lá kinh giới để xông giải cảm, điều trị một số bệnh như cảm cúm, sổ mũi, ho. Và một số bệnh dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, nổi ban, nổi mụn nhọt, rôm sảy. vì vậy đây là loại lá mà các mẹ rất thích dùng để nấu nước tắm.

Chỉ cần 100 đến 150g lá kinh giới (tương đương khoảng 2-3 mớ nhỏ) và túi vải để lọc, bạn đã có thể nấu nồi nước tắm. 

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa lá thật sạch với nước rồi ngâm với muối để diệt vi khuẩn. 
  • Bước 2: Vò nát lá rồi cho vào túi lọc. 
  • Bước 3: Cho túi lá vào nồi nước rồi nấu cho đến khi sôi. 
  • Bước 4: Đè túi lá thật chặt cho tinh dầu kinh giới tan hết ra nước. 
  • Bước 5: Hòa nước lá nóng với nước lạnh đến độ ấm khoảng 37 đến 40 độ là có thể tắm

Lá trầu không

Lá trầu không có chứa hợp chất diataza, axit amin, kẽm, có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm mốc, kháng viêm hiệu quả. Đồng thời còn có hợp chất chavicol và polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, tái tạo tế bào, đẩy nhanh quá trình liền vết thương. Vì vậy lá trầu không thường được các mẹ sau sinh dùng để xông vùng kín hoặc tắm.

Chỉ cần 100g lá trầu (20 lá) và 2g muối hạt trắng, bạn đã có thể nấu nước lá loãng để tắm hoặc nấu đặc hơn một chút dùng để xông.

Cách nấu để tắm:

  • Bước 1: Rửa sạch lá và ngâm nước muối 
  • Bước 2: Vò nát lá rồi cho vào nồi nước nấu sôi lên. 
  • Bước 3: Vớt bỏ lá chỉ lấy nước. 
  • Bước 4: Hòa thêm nước lạnh vào hỗn hợp trên cho vừa nhiệt độ 40 độ là có thể tắm trực tiếp. 

Lá mã đề

Cây mã đề là một loài thảo dược quen thuộc ở Việt Nam. Theo Đông y cây mã đề có vị ngọt, tình hàn, giúp chữa các bệnh nóng trong, kháng viêm và lợi tiểu. Cây mã đề còn giúp mẹ sau sinh giải quyết tình trạng mụn nhọt, rôm sảy, thải độc, làm mát gan và phòng ngừa ung thư.

Để nấu nước mã đề bạn cần chuẩn bị: 150g lá mã đề (10 đến 15 lá), muối hạt và nước sạch.

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá và ngâm với muối để loại bỏ vi khuẩn. 
  • Bước 2: Cho lá vào nồi nước ninh đến khi tinh chất trong lá ra hết.
  • Bước 3: Lọc bỏ lá, lấy nước đó pha thêm nước lạnh để nhiệt độ nước đạt từ 37 đến 40 độ là có thể tắm trực tiếp. 

Lá chè xanh

Lá chè xanh có chứa antioxidant là chất chống oxy hóa rất tốt, giúp tái tạo và kích thích sản sinh tế bào mới. Vì vậy, nó các tác dụng giúp da săn chắc, giảm chảy xệ và ngừa thâm hiệu quả. Cùng với vitamin A, C,E có tính kháng viêm, tăng đề kháng, kích thích cơ thể tiết collagen, chống viêm, giúp phục hồi da nhanh chóng. 

Để nấu nước tắm từ lá chè, mẹ cần 300g lá chè xanh tươi và muối hột.

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá chè rồi ngâm muối
  • Bước 2: Vò nát lá để tinh chất dễ ra trong quá trình nấu
  • Bước 3: Đun sôi lá chè khoảng 20 phút với nước và muối.
  • Bước 4: Lọc bỏ phần lá lấy nước đó hòa với nước lạnh để đạt nhiệt độ khoảng 37 đến 40 độ là mẹ có thể tắm. 

Lá bưởi kết hợp với vỏ

Trong lá bưởi có chứa 0,2 đến 0,3% tinh dầu giúp trị mụn, làm đẹp da, chống lão hóa, chống rụng tóc, trị gàu, nấm da đầu và nấm da. Ngoài ra còn có vitamin A, C, E giúp chống oxy hóa, bảo vệ da, ngăn ngừa mụn đầu đen, giúp da trắng mịn. 

Bạn cần chuẩn bị lá bưởi tươi: 25-20 lá, vỏ bưởi: 200g và muối

Cách làm:

  • Bước 1: Dùng nước sạch rửa lá bưởi và cùi bưởi.
  • Bước 2: Cắt nhỏ cùi bưởi và vò nát lá bưởi
  • Bước 3: Cho vào nồi nấu sôi với nước cho đến khi ra hết tinh chất. 
  • Bước 4: Lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước hòa thêm nước lạnh vào để nhiệt độ nước đạt khoảng 37 đến 40 độ là mẹ có thể tắm. 

Lá dâu tằm

Nấu nước lá tắm cho bà đẻ

Lá cây dâu tằm có thể nấu nước tắm cho mẹ sau sinh. Nguồn hình Unsplash

Thời xưa lá dâu tằm đã nổi tiếng về tác dụng điều trị cảm, nhiễm hàn, và tiêu đờm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra lá dâu tằm có tính kháng viêm và tính chống oxy hóa cực tốt, rất tốt cho việc tái tạo và khôi phục da. Ngoài ra, lá dâu tằm còn có tác dụng điều trị rối loạn tiết dịch âm đạo ở phụ nữ, khử mùi và kháng viêm hiệu quả. 

Để nấu nước tắm từ lá dâu tằm, bạn cần chuẩn bị 300g lá dâu tươi và muối.

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá với nước, vò nát lá để khi nấu tinh chất dễ ra
  • Bước 2: Đun lá dâu với 2 lít nước sạch và muối. 
  • Bước 3: Lọc bỏ phần bã chỉ lấy phần nước rồi thêm nước lạnh vào sao cho đạt nhiệt độ từ 37 đến 40 độ C là mẹ có thể tắm. 

Xem thêm:

  • Thay đổi của ngực sau sinh mà mẹ có thể quan tâm
  • 11 lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ cho cả mẹ và con
  • Phụ nữ đang cho con bú nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào?

Tóm lại, sau khi sinh các mẹ vẫn có thể tắm rửa chỉ cần cẩn thận và thời gian hợp lý. Việc xông lá và tắm lá cũng giúp ích rất nhiều cho việc phục hồi sức khỏe sau sinh. Các mẹ có thể chọn một phương pháp tắm phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Nếu sức khỏe có dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. 

Quỳnh tổng hợp từ hongngochospital và monkey.edu

1. https://hongngochospital.vn/cach-tam-sau-sinh-the-nao-la-dung

2. https://monkey.edu.vn/ba-me-can-biet/sau-khi-sinh/giai-doan-hau-san/la-tam-sau-sinh