Mũi vaxigrip 0.25 ml là mũi gì

: Mỗi liều (0,5 ml) chứa: hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria)

Dạng bào chế: Hỗn dịch tiêm

Điều kiện bảo quản: Vắc xin Vaxigrip Tetra được bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC. Không để đông băng và tránh ánh sáng.

Nhà sản xuất: Sanofi Pasteur (Pháp)

Lịch tiêm chủng:

- Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi:

Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên

Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 4 tuần

Sau đó tiêm nhắc lại 1 mũi hàng năm.

- Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn

Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại hàng năm.

Nên tiêm chủng nhắc lại hàng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.

Liều lương, đường tiêm:

Liều 0.5 ml cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn

Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da

Chỉ định:

Vắc xin được chỉ định để phòng ngừa bệnh cúm mùa do virus cúm thuộc hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria)

Chống chỉ định:

Quá mẫn cảm với các hoạt chất, với bất kỳ tá dược liệt kê trong mục “thành phần” hoặc bất kỳ chất nào có thể có trong thành phần dù với một lượng rất nhỏ còn sót lại (vết) như trứng (ovalbumin, protein của gà), neomycin, formaldehyde và octoxynol-9.

Hoãn tiêm vắc xin với những người bị sốt vừa hay sốt cao hay bị bệnh cấp tính.

Tác dụng không mong muốn:

Phản ứng tại chỗ: ban đỏ (quầng đỏ), sưng, đau, bầm máu, nốt cứng.

Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi, đau khớp và đau cơ.

Thận trọng khi sử dụng:

Không được tiêm Vaxigrip Tetra vào tĩnh mạch.

Thận trọng khi sử dụng cho người bị suy giảm miễn dịch, suy giảm tiểu cầu hoặc bị rối loạn chảy máu.

Sử dụng vắc xin cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú:

Phụ nữ có thai:

Có thể tiêm vắc xin cúm bất hoạt vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Dữ liệu về tính an toàn khi dùng vắc xin này vào 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ nhiều hơn dữ liệu về tính an toàn khi dùng vắc xin này trong 3 tháng đầu thai kỳ; tuy nhiên các dữ liệu toàn cầu cho thấy không có biến cố bất lợi trên phôi thai và kết quả thai kỳ do chủng ngừa vắc xin cúm bất hoạt gây ra. Hiện chưa có dữ liệu về việc sử dụng vắc xin Vaxigrip Tetra trên phụ nữ có thai.

Nghiên cứu trên động vật với vắc xin Vaxigrip Tetra cho thấy không có tác động gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với thai kỳ, lên sự phát triển của phôi thai hoặc giai đoạn đầu sau sinh.

Phụ nữ cho con bú:

Có thể dùng vắc xin Vaxigrip Tetra khi đang cho con bú sữa mẹ.

Khả năng sinh sản:

Hiện không có dữ liệu về việc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người. Nghiên cứu trên động vật cho thấy không có tác dụng gây hại nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con cái.

Vacxin Vaxigrip là vacxin phòng bệnh cúm gồm các chủng cúm mùa gây bệnh thường xuyên đã được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Vacxin Vaxigrip là vacxin phòng bệnh cúm gồm các chủng cúm mùa gây bệnh thường xuyên đã được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Virus cúm diễn biến ngày càng trở nên phức tạp dẫn đến các biến chứng trên các đối tượng nguy cơ cao rất nguy hiểm. Tổ chức Y tế khuyến cáo nên tiêm phòng cúm nhất là các đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ em và người già,…có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng nếu bị cúm.

1. Công dụng của vacxin phòng ngừa cúm Vaxigrip

Cúm là bệnh truyền nhiễm xảy ra theo mùa do các chủng virus cúm có tên influenzae gây lên. Bệnh thường gặp vào mùa đông xuân và lây lan mạnh, nhanh qua đường hô hấp. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng và gây nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém.

• Thành phần của vacxin cúm Vaxigrip:

Vacxin Vaxigrip được điều chế và sản xuất từ những chủng virus cúm gây bệnh được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đã được nuôi cấy trên trứng gà có phôi được tách ra tinh chế và bất hoạt.

• Công dụng của vacxin cúm Vaxigrip:

Vacxin Vaxigrip phòng ngừa cúm của Pháp có tác dụng tạo hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại virus cúm mùa do các chủng virus có trong vacxin gây lên đồng thời phòng ngừa các biến chứng do bị cúm.

Vacxin Vaxigrip được chỉ định dùng trong tiêm phòng cúm cho trẻ em đủ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

2. Cách dùng và liều dùng vacxin cúm Vaxigrip

Mũi vaxigrip 0.25 ml là mũi gì

Liều dùng:

Tiêm 1 liều 0.25ml vacxin Vaxigrip cho trẻ từ 6 đến 35 tháng.

• Trẻ em từ 36 tháng trở lên và người lớn tiêm 1 liều 0.5ml vacxin Vaxigrip.

• Trẻ dưới 9 tuổi chưa từng tiêm phòng cúm và chưa từng bị cúm trước đây nên tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần.

• Phải tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm vì miễn dịch của vacxin có thời gian tồn tại chỉ từ 6 đến 12 tháng.

Cách dùng:

• Vacxin được dùng qua đường tiêm: tiêm dưới da sâu hoặc tiêm bắp.

• Nên để vacxin trở về nhiệt độ phòng và lắc kỹ tạo thành hỗn dịch đồng nhất trước khi tiêm.

• Sát trùng vị trí tiêm trước khi tiến hành tiêm vacxin.

• Sử dụng liều vacxin đúng theo lứa tuổi trong tiêm phòng cúm.

Chống chỉ định:

• Không sử dụng vacxin Vaxigrip để tiêm phòng cúm cho các đối tượng quá mẫn, dị ứng với các thành phần của vacxin gồm cả các thành phần: neomycin, protein của gà, ovalbumin,…và các tá dược kèm theo.

• Các đối tượng bị bệnh cấp tính, sốt vừa hoặc đang sốt cao. Chỉ tiêm phòng cúm sau khi đã khỏi bệnh.

3. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng vacxin Vaxigrip

• Phản ứng tại chỗ: Vết tiêm bị sưng, đỏ, cứng, đau và ngứa chỗ tiêm.

• Phản ứng toàn thân: đau cơ và khớp, khó chịu, sốt, run rẩy, đau đầu, mệt mỏi, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy, chán ăn, rối loạn tiêu hoá. Trẻ em bỏ bú và quấy khóc. Sau 1 đến 2 ngày, tất cả các phản ứng này đều tự khỏi, không cần điều trị.

• Phản ứng ít gặp sau tiêm phòng cúm: Sưng hạch nách, cổ, bẹn. Nôn, nổi mày đay và có các triệu chứng giống bị cúm, nóng chỗ tiêm và xuất huyết.

• Các phản ứng rất hiếm gặp: Rối loạn cảm giác (cảm nhận đối với cảm giác chuyển động, đau, sờ), đau dây thần kinh (đau khu trú dọc theo đường đi của dây thần kinh), giảm tiểu cầu thoáng qua (giảm về số lượng tiểu cầu, tế bào có vai trò quan trọng trong đông máu), co giật và rối loạn thần kinh.

• Hiếm gặp các trường hợp dị ứng dẫn đến sốc.

Bệnh cúm có khả năng nhanh chóng lây truyền và do nhiều tuýp virus gây ra, các chủng virus này có thể thay đổi hàng năm. Đây cũng là lý do cần phải tiêm phòng cúm mỗi năm.

Thời điểm dễ bị cúm nhất là vào các tháng lạnh nhất (mùa đông). Chưa tiêm phòng cúm vào mùa thu thì có thể tiêm vào mùa xuân vì thời điểm này vẫn có khả năng nhiễm bệnh cúm.

Bệnh cúm thường ủ bệnh trong vài ngày trước khi thấy các triệu chứng. Do vậy, vẫn có thể phát bệnh trước hoặc ngay sau khi vừa tiêm phòng cúm (khoảng 2 tuần đầu sau tiêm).

Bệnh cúm có triệu chứng như bị cảm lạnh nhưng vacxin cúm không có tác dụng phòng ngừa bệnh cảm lạnh.

Tại sao nên tiêm phòng cúm tại Trung tâm bác sĩ gia đình Hà Nội cung cấp dịch vụ tiêm phòng cúm và các loại vacxin phòng bệnh khác. Hãy liên hệ để được tư vấn chi tiết các thông tin về vắc xin nhanh nhất!