Mẫu nhận xét đánh giá thực tập năm 2024

Nhận xét thực tập là văn bản thể hiện sự đánh giá, kiểm tra quá trình thực tập của sinh viên tại cơ quan, đơn vị. Mặt khác, giấy nhận xét thực tập là tài liệu bắt buộc phải có trong chuyên đề báo cáo thực tập của sinh viên.

Về thang điểm đánh giá sẽ do trường đại học quy định và thông báo đến với học sinh, thông thường sẽ đánh giá thực tập trên thang điểm 10. Việc nhận xét thực tập được thực hiện vào cuối kỳ thực tập. Nội dung nhận xét thực tập chủ yếu sẽ nhận xét, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc của sinh viên.

Mẫu nhận xét thực tập chuẩn nhất hiện nay:

Mẫu nhận xét đánh giá thực tập năm 2024

Tải mẫu nhận xét thực tập chuẩn nhất hiện nay (mẫu 1) tại đây. Tải về.

Tải mẫu nhận xét thực tập chuẩn nhất hiện nay (mẫu 2) tại đây. Tải về.

Tải mẫu nhận xét thực tập chuẩn nhất hiện nay (mẫu 3) tại đây. Tải về.

Mẫu nhận xét đánh giá thực tập năm 2024

Tổng hợp mẫu nhận xét thực tập chuẩn nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Thực tập sư phạm được thực hiện khi nào? Mục đích của thực tập sư phạm là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT quy định về thời lượng dành cho hoạt động thực hành, thực tập sư phạm như sau:

Thời lượng dành cho hoạt động thực hành, thực tập sư phạm.
....
2. Thực tập sư phạm được thực hiện ở các năm học thứ 2 và thứ 3, với thời lượng được quy định trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Như vậy, thực tập sự phạm được thực hiện khi sinh viên học năm học thứ 2 và thứ 3. Thời gian thực tập sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong các chương trình khung đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng hệ chính quy.

Nội dung thực tập sư phạm năm 2 có gì?

Theo quy định Điều 13 Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT, nội dung thực tập sư phạm năm 2 bao gồm:

[1] Tìm hiểu thực tế giáo dục:

- Nghe các báo cáo của lãnh đạo trường phổ thông hay mầm non về cơ cấu tổ chức, nội dung công tác và tình hình thực tế của nhà trường.

- Nghe báo cáo của lãnh đạo xã, phường về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là phong trào giáo dục ở địa phương.

- Nghe báo cáo của Ban chấp hành Đoàn về hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.

- Trực tiếp tìm hiểu nội dung công việc của người giáo viên, của tổ bộ môn ở một trường học.

- Tìm hiểu các loại hồ sơ học sinh, sổ sách lớp học, cách đánh giá, cho điểm, phân loại học lực, thể lực, hạnh kiểm của học sinh và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục theo từng cấp học, bậc học, ngành học.

[2] Thực tập làm chủ nhiệm lớp và công tác Đội:

- Dự các buổi sinh hoạt lớp do giáo viên chủ nhiệm chủ trì, các buổi sinh hoạt đội thiếu niên Tiền phong, Sao Nhi đồng do Chi Đội chủ trì và các buổi sinh hoạt ngoại khoá văn thể do giáo viên bộ môn chủ trì. Sau mỗi buổi có tổ chức rút kinh nghiệm.

- Trực tiếp tham gia làm chủ nhiệm ở một lớp: Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm cho cả đợt và từng tuần, theo dõi tình hình về đạo đức, học tập, sức khoẻ, sinh hoạt của lớp, của Đội, của Sao Nhi đồng có ghi chép nhận xét và tổ chức rút kinh nghiệm.

- Tham gia hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp, Đội, Sao Nhi đồng, tổ chức các buổi lao động, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, tham quan, cắm trại theo đặc trưng của từng ngành học, bậc học.

- Thăm gia đình học sinh.

[3] Thực tập giảng dạy, với mỗi sinh viên:

- Dự ít nhất 6 tiết (có soạn giáo án) theo chuyên ngành đào tạo do giáo viên hướng dẫn thực hiện, sau mỗi tiết dự có tổ chức rút kinh nghiệm.

- Soạn 4 giáo án và tập giảng dưới sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn, sau mỗi giờ tập giảng có rút kinh nghiệm.

- Lên lớp dạy ít nhất 1 trong 4 tiết đã tập giảng và đã được giáo viên hướng dẫn góp ý. Giáo án lên lớp phải được giáo viên hướng dẫn duyệt trước 3 ngày.

- Nghe báo cáo và tìm hiểu quá trình rèn luyện phấn đấu của một giáo viên khá, giỏi ở tổ hay nhóm chuyên môn.

[4] Làm báo cáo thu hoạch:

- Cuối đợt thực tập mỗi sinh viên sư phạm làm một báo cáo thu hoạch rút kinh nghiệm các nội dung [1] [2] và [3]. Giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm chấm và cho điểm báo cáo thu hoạch.

- Sau khi chấm và cho điểm giáo viên hướng dẫn hoạt động thực tập chủ nhiệm trực tiếp nộp báo cáo thu hoạch của sinh viên cho trưởng ban chỉ đạo thực tập cấp trường trước khi kết thúc đợt thực tập 2 ngày.

- Làm bài tập nghiên cứu Tâm lý - Giáo dục học, có xác nhận của trưởng ban chỉ đạo thực tập cấp trường và sinh viên phải tự nộp bài tập này cho bộ môn Tâm lý Giáo dục thuộc cơ sở đào tạo giáo viên sau khi kết thúc đợt thực tập.

Nhận xét của đơn vị thực tập là gì?

Nhận xét thực tập là giấy tờ bắt buộc sinh viên phải nộp về trường. Đây cũng là một trong những cơ sở để giảng viên căn cứ đánh giá và cho điểm công tác thực tập của sinh viên. Nếu sinh viên kết thúc quá trình thực tập mà không có nhận xét của đơn vị thực tập tức là sinh viên đó chưa hoàn thành kỳ thực tập của mình.

Báo cáo thực tập để làm gì?

Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, hay doanh nghiệp nào đó. Báo cáo thực tập cũng là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có để sinh viên có thể thành công tốt nghiệp ra trường.

Nhật ký thực tập là gì?

Nhật ký thực tập là bản nội dung công việc, kết quả đạt được và kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được từ quá trình này được ghi chép lại trong suốt thời gian tham gia thực tập tại đơn vị thực tập. Thông thường, nhật ký được viết theo ngày, tuần, tháng hoặc theo nội dung công việc tại đơn vị thực tập.

Báo cáo thực tập dài bao nhiêu trang?

- Báo cáo đề tài thực tập được đánh máy, in ra giấy và có độ dài từ 10 trang đến 15 trang A4 (210x297 mm). - Sinh viên chỉ đánh số trang bản Báo cáo đề tài thực tập, không đánh số trang trong phần 1 “Nhật ký thực tập” và phần 3 “Phụ lục”.