Đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái năm 2024

Hạch toán chênh lệch tỷ giá là quá trình ghi nhận và báo cáo sự thay đổi giá trị tài sản hoặc khoản phải trả do thay đổi tỷ giá hối đoái. Đây là một phần quan trọng của kế toán quốc tế khi một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường quốc tế hoặc có các giao dịch trong nhiều đơn vị tiền tệ.

Nội dung bài viết

Nguyên tắc áp dụng tỷ giá

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ.

Ở thời điểm ghi nhận ban đầu

Giao dịch bằng ngoại tệ phải được ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.

(1a) Tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận các khoản mục

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

+ Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì áp dụng nguyên tắc:

Giao dịch

Chọn tỷ giá

Góp vốn hoặc nhận vốn góp

Là tỷ giá mua ngoại tệ tại thời điểm phát sinh hoặc dự kiến giao dịch của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản

Mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay

Ghi nhận nợ phải thu (Doanh thu, thu nhập), ghi nhận tăng tiền

Ghi nhận nợ phải trả (Tài sản, chi phí)

Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch (Riêng trường hợp tài sản mua và đã trả trước cho người bán thì giá gốc tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước

(1b) Tỷ giá ghi sổ kế toán

Giao dịch

Chọn tỷ giá

Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh

Được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.

Đây là tỷ giá khi thu hồi (Ghi Có) các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ

Ngoài ra, với các TK nợ phải trả, đây là tỷ giá áp dụng ghi bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán)

Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động

Là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

Theo quy định tại thông tư 53/2016/TT-BTC, doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá bình quân theo ngày, tuần, tháng. Tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch, đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình.

Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán (Đánh giá lại ngoại tệ)

Chỉ thực hiện đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ bằng tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tương tự nguyên tắc chọn tỷ giá khi hạch toán. Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ không được đánh giá lại và phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch.

Các khoản mục tiền tệ là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được, trừ 02 trường hợp:

  • Khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ
  • Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ (Trừ trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc không thể bán hàng và nghĩa vụ sẽ nhận lại, trả lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ)

Xác định tỷ giá được lựa chọn để ghi nhận của từng đối tượng kế toán tại công ty Manabox, ghi sổ bằng Việt Nam đồng, có một số giao dịch trong năm như sau:

  • Mua hàng chưa trả tiền người bán, giá trị lô hàng là 20.000 USD, tỷ giá mua/bán NHTM tại ngày giao dịch lần lượt là 23.000/23.100 VNĐ/USD
  • Trích tiền gửi ngân hàng 20.000 USD để trả nợ người bán trên, tỷ giá bình quân của tài khoản là 23.050, tỷ giá mua/bán tại NHTM lần lượt là 23.080/ 23.120 VNĐ/USD

Như vậy, việc vận dụng tỷ giá như sau

  • Mua hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp H – Tỷ giá bán = 23.100 (Tỷ giá bán tại ngày giao dịch)
  • Thanh toán Nợ phải trả bằng TGNH: Tỷ giá hạch toán TGNH = 23.050 (TG bình quân); Tỷ giá hạch toán Nợ phải trả người bán = 23.100 (TG ghi sổ)
    Chênh lệch tỷ giá khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Ví dụ hạch toán chênh lệch tỷ giá

Giả sử Công ty Manabox Việt Nam trong năm 2023 nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có giao dịch

  • (1) Nhập kho hàng hóa nhập khẩu, giá mua 10.000 USD/CIF. TP HCM, chưa thanh toán tiền (Thời hạn thanh toán 3 tháng), thuế nhập khẩu phải nộp 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Doanh nghiệp đã nộp thuế bằng TGNH VNĐ. Chi phí vận chuyển hàng về kho đã trả bằng tiền mặt 1.100.000 (Bao gồm VAT 10%). Tỷ giá tại ngày giao dịch (cũng được sử dụng để tính thuế) lần lượt là 23.100/ 23.200 đ/USD.
  • (2) Ba ngày sau, doanh nghiệp chuyển tiền thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Tỷ giá bình quân của tài khoản tiền là 23.150đ/USD. Tỷ giá tại ngày thanh toán lần lượt là 23.100/23.200đ/USD

Đáp án tham khảo

  • Nghiệp vụ 1:
    • Quy đổi giá mua: 10.000 x 23.200 = 232.000.000
    • Thuế nhập khẩu: 232.000.000 x 10% = 23.200.000
    • Giá trị hàng nhập khẩu: 232.000.000 + 23.200.000 = 255.200.000
    • Định khoản:
      • Nợ TK 156 255.200.000
        • Có TK 331 232.000.000
        • Có TK 333 (3) 23.200.000
  • Thuế GTGT hàng nhập khẩu: 255.200.000 x 10% = 25.520.000
    • * Nợ TK 133 25.520.000
      • Có TK 333 25.520.000
  • Nộp thuế bằng TGNH VND: 23.200.000 + 25.520.000 = 48.720.000
    • * Nợ TK 333 48.720.000
      • Có TK 112 (1) 48.720.000
  • Chi phí vận chuyển:
    • * Nợ TK 156 1.000.000
      • Nợ TK 1331 100.000
        • Có TK 1111 1.100.000
  • Nghiệp vụ 2
    • * Nợ TK 331 232.000.000
      • Có TK 1122 10.000 x 23.150 = 231.500.000
      • Có TK 515 500.000

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: [email protected].

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam

Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

Đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái năm 2024

Việt Anh gia nhập Manabox từ năm 2017 và hiện đang làm Giám đốc vận hành tại Manabox Việt Nam. Với mong muốn chia sẻ kiến thức của bản thân, Việt Anh sẽ cung cấp những bài viết chất lượng nhất đến độc giả.

Đánh giá chênh lệch tỷ giá khi nào?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó.

Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam về nguyên tắc phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Lỗ tỷ giá hạch toán vào đầu?

- Việc ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái; Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, kế toán kết chuyển khoản chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính. Có TK 242 - Chi phí trả trước.

Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là gì?

5. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ” là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được, cụ thể bao gồm: - Tiền hoặc tương đương tiền bằng ngoại tệ.