Bồi dưỡng học sinh yếu kém ngữ văn 8 năm 2024

Đây là bức ảnh gây sốt trong cộng đồng mạng trong thời gian vừa qua. Ảnh chụp hai cậu bé tuổi còn rất nhỏ. Một em lành lặn còn em kia thì bị bỏng khắp người, da nhăn nheo, biến dạng. Người bạn lành lặn ngồi dưới đất, vươn người đút sữa cho cậu bạn kém may mắn hơn với ánh mắt đầy lo lắng. ( Nguồn Internet) Bức ảnh trên gợi cho em những suy nghĩ gì? Câu 2 ( 12,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “ Nội dung chủ yếu trong văn học viết từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là tinh thần yêu nước thương dân, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của bản thân về các tác phẩm Văn học Trung đại Việt Nam, hãy làm sáng tỏ. ĐỀ SỐ 2 : I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm):

“Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng chính là những người biết chấp nhận cuộc sống của bản thân. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, bởi vậy khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người.

Tự bản thân nghĩ như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi một người đánh giá thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu của bản thân, sau đó tự giam mình trong cảm giác tự ti, mặc cảm.

Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó vẫn tiếp tục hi vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong đó.

Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học đại học Tokyo. Thời đại học, anh đi làm người mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức mọi người phải ghen tị, nhưng thực ra anh ấy lại tự đánh giá thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố mẹ so sánh với người khác: “Con vẫn đang thua bạn đấy, cố gắng lên”. Anh ấy luôn nghĩ, dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là kẻ nửa vời mà thôi: “Dù vào được đại học Tokyo thì vẫn có nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có rất nhiều người hơn mình”. [...]

Trong khi đó, anh Hirotada Ototake, tác giả của cuốn sách Không ai hoàn hảo, dù sinh ra với cơ thể không lành lặn, khuyết thiếu cả hai chân hai tay, nhưng anh vẫn hoạt động rất tích cực với vai trò nhà báo thể thao. Anh đã kết hôn và sống rất hạnh phúc.[...]

Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”

(Trích “Mình là cá, việc của mình là bơi”, Takeshi Purukawa, NXB Thế giới)

  1. Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ gây ra hậu quả gì? (1,0 điểm)
  2. Em hiểu thế nào về câu nói “khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người”? (1,0 điểm)
  3. Theo em thế nào là “biết đánh giá bản thân phù hợp”? (1,0 điểm)
  4. Em có cho rằng việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng cho con người mình sẽ khiến chúng trở nên tự mãn hay không? Vì sao? (2,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (15,0điểm):

Câu 1 (5,0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”.

Câu 2 (10 điểm): Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht cho rằng: Cái đẹp của thơ không nên chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc. Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người.

II. LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm)

Jamson Chia chia sẻ: Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện nó và tìm cách để nó trở nên thú vị.

(Jamson Chia, Những bài học không có nơi giảng đường, Nguyễn Ngọc Ưu dịch, NXB Thanh niên, tr)

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người.

Câu 2 (10,0 điểm):

“ Văn chương bắc chiếc cầu kỳ diệu để những tâm hồn đồng điệu tìm đến sự cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia. Phải chăng, tiếng nói tri âm là khát vọng muôn đời của văn chương xưa nay? “

Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

ĐỀ SỐ 5: I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Nhớ nhé, chàng trai của papa,

Hôm nay là dòng sông, ngày mai là biển rộng

Nếu dám bước qua đám đông hỗn loạn

Sẽ thấy được chân trời

Không bao giờ được quên ơn ai

Nhưng phải quên ngay điều vừa làm vui người khác

Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông

Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ

Nếu đang còn nghèo thì cũng đừng nên sợ Vì nghèo ở đâu, là giàu ở đó... Còn định quyết đi theo nghiệp chữ Đừng bằng lòng làm người trung bình, buồn lắm nhé, con. (Nói với con ngày tốt nghiệp - Trần Hữu Việt)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của bài thơ trên? Câu 2: Trong bài thơ, người cha nhắc con không bao giờ được quên điều gì và phải quên ngay điều gì? Câu 3: Em hiểu gì về lời của người cha nói với con trong những câu dưới đây: Người thật sự giỏi phải lẫn vào đám đông

Chứ không nổi bần bật như con công sặc sỡ.

Câu 4: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người cha? II. LÀM VĂN (14,0 điểm):

Câu 1 (4,0 điểm). Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 từ) để trình bày ý kiến của mình về ý thơ “Đừng bằng lòng làm người trung bình, buồn lắm nhé, con”.

Câu 2 ( 10,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ sau:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong rừng thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

( “Bài ca Côn Sơn” - Nguyễn Trãi )

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

( “Rằm tháng giêng” - Hồ Chí Minh )

ĐỀ SỐ 6:

Câu 1 ( 8,0 điểm):

“ Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống. Bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu”. (baophapluat/ nhung-cau-danh-ngon-sau-sac-ve-cuoc-song)

Câu 2 (12,0 điểm):

Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht cho rằng: “ Cái đẹp của thơ không nên chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc. Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ cách hiểu đó qua bài thơ sau:

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: Có chồng hờ hững cũng như không. ( Thương vợ- Trần Tế Xương )

ĐỀ SỐ 8:

Câu 1 ( 8,0 điểm):

“ Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (V. Huy-gô)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 2 ( 12,0 điểm ):

“ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm “.

(Trích Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Hãy lắng nghe “ tiếng nói” tình cảm của tác giả Nguyễn Trung Ngạn trong bài thơ “ Quy hứng “ ( Hứng trở về ):

Phiên âm Lão tang diệp lạc tàm phương tận, Tảo đạo hoa hương giải chính phì. Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo, Giang Nam tuy lạc bất như quy.

Dịch nghĩa Dâu già lá rụng tằm vừa chín, Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo. Nghe nói ở nhà dẫu nghèo vẫn tốt, Đất Giang Nam tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà. Dịch thơ Dâu già lá rụng tằm vừa chín, Lúa sớm bông thơm cua béo ghê. Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt, Dầu vui đất khách chẳng bằng về. ( Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn)

  • Chú thích:
  • Nguyễn Trung Ngạn (1289 –1370): là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ có tài, một vị quan thanh liêm, tận tuỵ với công việc, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân. Tác phẩm của ông gồm có: Hoàng triều đại điền, Hình luật thư, Giới hiên thi tập, Thanh chi Đà giang thực lục...
  • Bài “ Quy hứng” được ông sáng tác năm 1311, khi tác giả cùng Phạm Mai vâng mệnh vua Trần Minh Tông đi sứ Trung Quốc. ĐỀ SỐ 9:

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

  • Mùa hè nắng ở nhà ta

Mùa đông nắng đi đâu mất?

...... Nắng thương chúng em giá rét

Nên nắng vào áo em dày

Nắng làm chúng em ấm tay

Mỗi lần chúng em nhúng nước

Thế mà nắng cũng sợ rét

Nắng chui vào chăn cùng em

Các bạn để ý mà xem

Trong chăn bao nhiêu là nắng

Mà nắng cũng hay làm nũng

Ở trong lòng mẹ rất nhiều

(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. (2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn... Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. (3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều. (Trích “Nuôi dưỡng tâm hồn” kynang) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của những hình ảnh ẩn dụ được nói đến trong đoạn trích (1). Câu 2. Theo em, yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa “hạt giống tốt” và “cỏ dại xấu xa” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Em hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn... Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. Câu 4. Việc “nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác” gợi cho em suy nghĩ gì? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14 điểm) Câu 1: (4 điểm) Trong bài thơ “Lá xanh”, Nguyễn Sĩ Đại viết: "Kẻ vá trời lấp bể Người đắp lũy xây thành Ta chỉ là chiếc lá Việc của mình là xanh" Từ nội dung ý thơ trên, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống trọn vẹn với những gì mình có. Câu 2( 10,0 điểm): Bàn về thơ, Tố Hữu cho rằng “Đọc một câu thơ hay, người ta không chỉ thấy câu thơ, mà còn thấy tình người trong đó”.

Hãy khám phá tình người qua bài thơ sau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

ĐỀ SỐ 11: IẦN ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng nó. Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mĩ cả. [...] Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có. (Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang

  • Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr - 69) Câu 1 (0 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?. Câu 2 (1 điểm). Theo tác giả, vì sao “đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự”? Câu 3 ( 2 điểm). Em hiểu như thế nào về ý kiến: “như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần”? Câu 4 ( 2 điểm). Em có đồng tình với quan niệm: “trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có”? Vì sao? II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14 điểm) Câu 1 (4 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống? Câu 2 ( 10,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ"

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những trải nghiệm của bản thân, hãy làm rõ cách hiểu của mình qua một tác phẩm thơ Trung đại mà em tâm đắc. ĐỀ SỐ 12:

  1. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm):

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ tương phản được sử dụng trong câu văn: “Cũng con phố ấy, ngày hè oi ả, trong khi ai đó nằm điều hoà mát lạnh, thì dưới gầm cầu, góc chợ tạm... còn bao người thở nghẹn trong lồng ngực.”

Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “âm nhạc của ông tạo nên mảnh ghép hoàn hảo cho hy vọng tương lai của nhân loại.”

II. LÀM VĂN (16,0 điểm):

Câu 1 ( 4,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Tại sao cần xoá bỏ ranh giới trong cuộc sống? Câu 2 (12,0 điểm) : “ Nghệ thuật chỉ làm ra những vần thơ khéo léo, còn trái tim mới làm nên tác phẩm thi ca” (Vô).

Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề trên? Hãy phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quạn để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? ( Bà Huyện Thanh Quan)

ĐỀ SỐ 13:

Câu 1 (8,0 điểm):

Trong cuốn sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn có dẫn câu nói: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay.

Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói trên.

Câu 2 (12,0 điểm):

Bàn về vai trò, chức năng của văn học, có nhận định cho rằng: Văn học không chỉ tái hiện mà còn tái tạo cuộc sống.

Bằng những trải nghiệm văn học, em hãy bình luận nhận định trên.

ĐỀ SỐ 14:

Câu 1 (8,0 điểm): CÁ CHÉP VÀ CON CUA

Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

  • Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Cua trả lời:
  • Tớ đang lột xác bạn à.
  • Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?
  • Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.
  • À, bây giờ thì tớ đã hiểu. (Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009) Suy nghĩ của em bài học rút ra từ câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm): “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Têkhốp)

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm rõ cách hiểu đó qua một tác phẩm văn học mà em tâm đắc. ĐỀ SỐ 15 : Câu 1( 8,0 điểm): Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi. ... ( Gửi con- Bùi Nguyễn Trường Kiên) Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong mẩu chuyện trên? Câu 2: (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống con người”. Hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ SỐ 16:

Câu 1 (8,0 điểm):

Nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ, William Arthur Ward nói: “Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó”.

Em suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Câu 2 (12,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng:

Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu. (Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr,91) Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm): Nhà văn Nga K. Pau-tốp-xki cho rằng: Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua một tác phẩm văn xuôi mà em tâm đắc.

ĐỀ SỐ 19:

  1. ĐỌC HIỂU (4,0điểm): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Nếu thường xuyên đọc blog của tôi, bạn nhận ra ngay tôi rất thích khách sạn Jan Schreder ở New York. Cách đây gần 10 năm, lần đầu tiên tôi ở đó khi giới thiệu cuốn sách “The Monk Who Sold His Ferrari” (Tìm về sức mạnh vô biên). Trong cuốn sách “The Greatnness Guide” (Điều vĩ đại giữa đời thường) tôi cũng nhắc đến khách sạn của Schrager ở London, một trong những khách sạn được ưa thích nhất trên thế giới. Tại sao tôi thích khách sạn của Schrager? Bởi vì khi lần đầu hoạt động, chúng không giống với mọi khách sạn khác, (giờ đây đa số khách sạn đều có ý tưởng bắt chước Schrager). Chúng rất thú vị đến nỗi bạn sẽ nhớ mãi. Chúng vừa là một chỗ nghỉ đêm vừa là một nơi trưng bày nghệ thuật hiện đại. Chúng dẫn dắt hơn là chạy theo - giống như bao ngành kinh doanh và con người từng thành công khác. Tôi đang đọc cuốn sách rất hay của Harry Beckwith, “What Clients Love” (Điều khách hàng ưa thích), khi ngồi uống cà phê sáng nay. Tôi hồi tưởng về công việc, về cuộc đời. Trong sách này Breckwith trích dẫn câu nói của Schrager: “Cứ để hai mươi bốn người khinh thường (khách sạn của tôi) vì tất cả những gì tôi đang chăm chút, chỉ cần một trong hai mươi lăm người yêu mến chúng là được”. Ý tưởng lớn cho chúng ta: những công ty nào cố gắng làm hài lòng tất cả mọi thứ cho mọi người cuối cùng sẽ chẳng là gì với bất cứ ai. Bạn cần đại diện cho một điều nào đó. Bạn cần mạnh bạo. Đam mê. Nhiệt tình. Để đạt tới đỉnh cao. Hoặc đừng cho gì cả. (Hãy khác biệt, trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sarma, NXB Trẻ 2014, tr) Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật “tôi” thích khách sạn của Schrager vì điều gì? Câu 2: Việc trích dẫn ý kiến của Schrager trong đoạn trích có tác dụng như thế nào? Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “những công ty nào cố gắng làm hài lòng tất cả mọi thứ cho mọi người cuối cùng sẽ chẳng là gì với bất cứ ai”? Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc đoạn trích trên? Vì sao? II. LÀM VĂN (16,0 điểm) : Câu 1 (6,0 điểm) : Lựa chọn tìm kiếm sự an toàn khi “đi theo dấu chân của người khác” hay làm “người mở đường” để tìm kiếm lối đi riêng?

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự lựa chọn của mình. Câu 2 (10,0 điểm): Đọc câu chuyện sau: Miếng bánh mì cháy Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi:”Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: - Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy. Rồi ông nói tiếp: - Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó. (Nguồn: Quà tặng cuộc sống) Em hãy phân tích nhân vật người cha trong câu chuyện trên.

ĐỀ SỐ 20: Câu 1 ( 8,0 điểm): MẶT TRỜI VÀ HẠT SƯƠNG Mặt trời quá vĩ đại Hạt sương quá nhỏ nhoi Mặt trời không mang nổi Dù một hạt sương rơi Nhưng trong hạt sương ấy Có bao nhiêu mặt trời? (Trích Hoa vừa đi vừa nở, Trần Mạnh Hảo, NXB Kim Đồng, 1981) Suy nghĩ của em về thông điệp được gợi ra từ bài thơ trên.

Câu 2 (12,0 điểm):

(Hoàng tử bé, Antoine de Saint-Exupéry) Suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 2 ( 12,0 điểm):. Giáo sư Lê Đình Kỵ cho rằng: Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học, em hãy làm rõ cách hiểu đó qua một tác phẩm văn học mà em tâm đắc.

ĐỀ SỐ 23: Câu 1( 8,0 điểm): Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhà giáo Văn Như Cương khi tuổi 20 đã từng viết bài thơ: Mây và nước Trên trời mây bay Dưới sông nước chảy Hỡi mây bay về đâu? Về nơi gió không thổi Hỡi nước chảy về đâu? Về nơi đại dương sóng gầm dữ dội Ta không làm mây bay Ta sẽ làm nước chảy. Suy nghĩ của em về quan niệm sống được gợi ra từ bài thơ trên. Câu 2(12 điểm): "Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sĩ gửi đến cho bạn đọc". Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu của em qua bài thơ sau: Tôi chưa từng đi qua chiến tranh

Chưa thấy hết sự hy sinh của bao người ngã xuống

Thuở quê hương còn gồng gánh nỗi đau.

Tôi lớn lên từ rẫy mía, bờ ao

Thả cánh diều bay

Lội đồng hái bông súng trắng

Mẹ nuôi tôi dãi dầu mưa nắng

Lặn lội thân cò quãng vắng đồng xa.

Tôi lớn lên từ những khúc dân ca

Khoan nhặt tiếng đờn kìm

Ngân nga sáo trúc

Đêm Trung thu say sưa nghe bà kể

Chú Cuội một mình ngồi gốc cây đa.

Thời gian qua

Xin cám ơn đất nước

Bom đạn mấy mươi năm vẫn lúa reo, sóng hát

Còn vọng vang với những câu Kiều

Trong từng ngần ấy những thương yêu

Tiếng mẹ ru hời

Điệu hò thánh thót

Mang hình bóng quê hương tôi lớn thành người

Đất nước của tôi ơi!

Vẫn sáng ngời như vầng trăng vành vạnh.

(“Cám ơn đất nước”, Huỳnh Thanh Hồng, thivien)

  • CHÚ THÍCH:

Huỳnh Thanh Hồng sinh ngày 7/7/1964 tại xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Anh là biên tập viên mảng văn nghệ của Đài phát thanh truyền hình tỉnh Vĩnh Long, hội viên Hội Nhà báo, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long. Ông qua đời ngày 11/4/2007. ĐỀ SỐ 24: