Chất xyanua độc như thế nào

Hóa chất Xyanua là một hợp chất hoá học có chứa nhóm xyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử các-bon liên kết ba với một nguyên tử ni-tơ.

Tiếp xúc với một lượng lớn cyanide có thể gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp.

Chỉ cần 50mg - 200mg Cyanua hoặc hít phải 0,2% khí Cyanua, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành.

Xyanua được dùng làm thuốc độc rất nhiều từ xa xưa, đáng sợ nhất là hyđro xyanua được chế độ Nazi ở Đức sử dụng để xử tử tập thể trong phòng kín trong suốt thời kì Holocaust (thời kì người Đức tàn sát người Do Thái).

Ở Việt Nam, cách đây hơn 10 năm, một người phụ nữ tên là Lê Thanh V. đã từng bị cáo buộc và xét xử vì dùng Cyanua để giết chết 13 người.

Nguồn gốc của Cyanua

Phần lớn lượng cyanide có trong nước và đất xuất phát từ những quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của cyanide vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ, những công việc liên quan đến sắt và thép; đặc biệt trong công nghiệp luyện thép, cyanide là độc chất chính gây ô nhiễm; và những phương pháp xử lý chống lãng phí nước của con người.

Những nguồn cyanide khác từ xuất phát từ xe cộ, từ những ngành công nghiệp hoá học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu có chứa cyanide. Cyanide có trong những bãi chôn lấp có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.

Ngoài ra, Cyanua cũng được tìm thấy trong môi trường tự nhiên.

Tác dụng của Natri Cyanua

Tuy là hóa chất độc hại nhưng natri xyanua có công dụng quan trọng trong ngành xi mạ nên việc bán natri xyanua vẫn được thực hiện trên thị trường. Những cơ sở bán natri xyanua luôn đảm bảo sử dụng găng tay hay một số đồ bảo hộ để tự bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với hóa chất này.

Natri xyanua được sử dụng nhiều trong công nghiệp mạ và công nghiệp tuyến quặng. Hóa chất này được dùng để chiết vàng và các kim loại quý khác từ quặng, và các hoạt động khai thác kim loại quý tiêu thụ phần lớn sản lượng xyanua natri được sản xuất ra.

Cơ sở bán natri xyanua cần đảm bảo hóa chất này được đóng trong thùng kim loại chắc chắn và luôn có biển cảnh báo hóa chất gây nguy hiểm.

Khi ngộ độc Cyanua phải làm sao?

Thông thường, khi biết xúc với Natri Cyanua sẽ bị ngộ độc. Thậm chí người bị ngộ độc không hề hay biết mình bị nhiễm Cyanua. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết, được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Là giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn.

Giai đoạn 2: Người bị nhiễm sẽ bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí.

Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối: Giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong.

Cần đến cơ sở y tế nhanh nhất nếu nhận thấy dấu hiệu 1 trong 3 giai đoạn trên

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên, cần đưa người bị nhiễm độc natri xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu một cách nhanh nhất. Bởi hóa chất này là loại độc chất có khả năng phản ứng nhanh, trong vòng 2 giờ đồng hồ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tử vong.

Vì vậy, những người thường tiếp xúc với loại hóa chất này cần chú ý đến các dấu hiệu ban đầu để sớm phát hiện và chữa trị loại bỏ chất độc.

Mục lục bài viết

  • 1. Xyanua là gì?
  • 1.1. Xyanua được tìm thấy ở đâu?
  • 1.2. Tính chất vật lý và hóa học của hợp chất của Xyanua
  • 1.3. Điều chế xyanua
  • 1.4. Ứng dụng của Xyanua
  • 2. Kali xyanua là gì?
  • 2.1. Công thức hóa học
  • 2.2. Tính chất vật lý
  • 2.4. Điều chế KCN
  • 2.5. Ứng dụng của KCN
  • 3. Chất độc xyanua nguy hiểm đến mức nào?
  • 3.1. Tính độc nguy hiểm của hợp chất xyanua
  • 3.2. Các cách tiếp xúc gây nguy hiềm
  • 3.3. Cách xử lý và nhận biết

1. Xyanua là gì?

Xyanua là tên gọi của gốc muối (C≡N) hay được viết là CN – do có hóa trị I, danh pháp quốc tế là nhóm cyano và hợp chất của nó là Cyanite. Nhóm xyanua bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ.

Đây là hóa chất thường kết hợp với các hóa chất khác để tạo thành hợp chất. Nó có thể ở dạng lỏng, khí không màu hoặc dạng tinh thể. Hầu hết các xyanua đều có độc tính cao.

Cyanide được xem là một chất độc mạnh và phản ứng nhanh. HCN, NaCN, KCN,…. hình thành từ cyanide và có mặt trong môi trường là kết quả tất yếu của những hoạt động công nghiệp.

 

1.1. Xyanua được tìm thấy ở đâu?

Xyanua thường được tìm thấy trong các hợp chất của chúng (các chất được tạo thành từ hai hoặc nhiều hóa chất). Xyanua có trong khói thuốc lá và khí thải xe hơi. Ngoài ra, Xyanua có thể được sản xuất bởi vi khuẩn và nấm và được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và thực vật. Một số vi khuẩn, nấm và tảo có thể giải phóng xyanua. Một số loại thực vật chúng ta ăn có chứa một lượng nhỏ xyanua, bao gồm hạnh nhân, đậu nành, rau bina (rau chân vịt), củ sắn sống hay măng. Măng tươi chứa hàm lượng xyanua rất cao (khoảng 230mg trong một kg măng củ). Nếu ăn phải măng có chứa nhiều xyanua, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, xyanua biến thành axit xyanhydric (HCN), gây độc và có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, cần phải rửa, luộc thật kỹ măng tươi trước khi ăn để an toàn. 

Một số chất có thể chuyển hóa hóa học thành xyanua có trong một số loại hạt, chẳng hạn như hạt anh đào đen (Prunus serotina) và hạt táo (Malus domestica).

Trong cơ thể người, xyanua kết hợp với một chất hóa học (hydroxocobalamin) để tạo thành vitamin B12 (cyanocobalamin). Hầu hết xyanua trong nước và đất đến từ các quy trình công nghiệp. Các nguồn phát thải xyanua chính vào nước là khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ và công nghiệp thép. Đặc biệt trong ngành thép, xyanua là chất gây ô nhiễm chính. Xyanua được tìm thấy trong các bãi chôn lấp có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

 

1.2. Tính chất vật lý và hóa học của hợp chất của Xyanua

Đặc trưng vật lý dễ nhận biết của các hợp chất xyanua là có mùi hành nhất. Hợp chất xyanua có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: thể rắn, lỏng, hay khí, xuất hiện ở khắp mọi nơi trong thực phẩm, cây trồng, thậm chí trong thuốc lá hay khói từ nhựa cháy. Khí hydro xyanua không màu nhưng có vị đắng như quả hạnh nhân

Xyanua là muối của axit xyanhydric. Phần lớn các muối xyanua không tan trong nước. Muối xyanua tan trong nước bị thủy phân thành môi trường kiềm. Xyanua là muối của một axit rất yếu (yếu hơn cả axit cacbonic H2CO3) nên dễ bị các axit mạnh hơn đẩy ra khỏi các dung dịch muối của nó. Thí dụ phương trình phản ứng trao đổi của hợp chất muối xyanua với axit mạnh:

2NaCN + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCN

Axit xyanhydric và các hợp chất của xyanua bị oxy hóa bởi oxi trong không khí chuyển thành xyanat:

Xyanua có thể phản ứng với kim loại và các hợp chất hữu cơ khác (như hợp chất cacbon).

Ở dung dịch loãng 1⁄5000 trong 5 tháng HCN bị phân hủy hết:

HCN + 2H2O → HCOONH4

2HCN + 2H2S + O2 → 2HCNS + 2H2O 

Các muối xyanua kim loại kiềm bị khí CO2 trong không khí phân hủy tạo thành HCN.

2NaCN + CO2 + H2O → 2HCN + Na2CO3

Vì vậy phải bảo quản muối kim loại cyanide trong thùng kín, để ở chỗ mát. 

 

1.3. Điều chế xyanua

Quy trình chính được sử dụng để sản xuất xyanua là quy trình Andrussow, trong đó hydro xyanua ở thể khí được sản xuất từ hỗn hợp khí CH4 và NH3 tỷ lệ 1 : 1 với sự có mặt của oxy và chất xúc tác bạch kim.

2CH4 + 2NH3 + 3O2 → 2HCN + 6H2O

Natri xyanua được sản xuất bằng cách cho hydro xyanua tác dụng với NaOH:

HCN + NaOH → NaCN + H2O

2CN− + O2 → 2CNO−

 

1.4. Ứng dụng của Xyanua

Xyanua có nhiều ứng dụng hữu ích nếu được sử dụng đúng cách. Chẳng hạn, xyanua được sử dụng trong sản xuất giấy, dệt may, nhựa và thuốc trừ sâu. Xyanua cũng được sử dụng để chiết xuất vàng, làm cứng sắt và thép, mạ điện và cô đặc quặng bạc. Ngoài ra, hydro xyanua được sử dụng làm chất hun trùng hoặc tác nhân sử dụng trong vũ khí hóa học. Nó thường là một loại khí không màu có thể có mùi hạnh nhân nhẹ.

HCN - một chất lỏng dễ bay hơi, được sử dụng để điều chế acrylonitril, được sử dụng trong sản xuất sợi acrylic, cao su tổng hợp và chất dẻo.

 

2. Kali xyanua là gì?

Trong các loại xyanua, Natri xyanua và kali xyanua là hai xyanua đơn giản và phổ biến nhất. 

 

2.1. Công thức hóa học

Kali xyanua là một hợp chất hóa học không màu của kali có công thức hóa học KCN

Cấu trúc phân tử: K - C = N

 

2.2. Tính chất vật lý

Kali xyanua có mùi giống như mùi quả hạnh nhân, hình dạng bên ngoài giống như đường và có khả năng hòa tan nhiều trong nước. 2.3. Tính chất hóa học

KCN dễ dàng phản ứng với các axit để tạo thành axit xyanic là chất độc dễ bay hơi.

KCN từng được sử dụng trong công nghiệp tinh chế vàng do khả năng tạo phức chất với vàng.

 

2.4. Điều chế KCN

Kali cyanide được điều chế theo chuỗi phản ứng dạng sơ đồ sau:

N2 + CH4 → HCN + NH3 → NH4CN

NH4CN+ KOH → KCN + NH3 + H2O

 

2.5. Ứng dụng của KCN

Đây là một trong những chất kịch độc nhất trên thế giới: Chỉ với 500 gram chất độc khủng khiếp này, 2.500 người có thể bị giết chết trong một thời gian rất ngắn.

Tuy vậy, KCN vẫn có những ứng dụng tích cực trên thực tế. KCN là một trong số rất ít chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước, vì thế nó được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học.

Kali xyanua có các chỉ số an toàn rõ ràng. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với KCN mà không có đồ bảo hộ (có thể thấm qua da) thì có thể gây ngộ độc và tỷ lệ cao là sẽ dẫn tới tử vong. Chẳng hạn trong thực tế nhiều hợp chất kali được sử dụng trong các hóa chất tẩy rửa gia dụng có thể lẫn một lượng KCN. Tuy nhiên ở Việt Nam loại độc chất này không phải ai cũng biết và thường được làm chất tẩy rửa chính trong các chất tẩy rửa trôi nổi trên thị trường.

 

3. Chất độc xyanua nguy hiểm đến mức nào?

3.1. Tính độc nguy hiểm của hợp chất xyanua

Các hợp chất của xyanua nói chung và Kali xyanua nói riêng là một chất có độc tính cao, có thể gây chết người ở liều lượng thấp. Tiếp xúc với một lượng lớn xyanua có thể gây hại cho não và tim, và xyanua liều thấp có thể gây khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu và sưng tấy. Chỉ cần ăn hoặc uống nhầm ~200 mg xyanua thì lượng này có thể giết chết một người trưởng thành trong khoảng thời gian cực ngắn (20 giây đến 2 phút).

Nếu chỉ tiếp xúc thì sau khoảng một giờ, người chỉ tiếp xúc có thể rơi vào trạng thái hôn mê và có thể chết trong khoảng ba giờ nếu không được điều trị thích hợp. Nó được phân loại là rất độc hại (T+) theo Chỉ thị 67/548/EEC của EU. Giới hạn tiếp xúc tối đa của OSHA (PEL) là 5 mg/m³. Theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế Việt Nam, giới hạn cho phép trong môi trường sản xuất là 3 mg/m³.

Xyanua đã được sử dụng như một chất độc từ thời cổ đại và đặc biệt là axit hydrocyanic đã được chế độ Đức Quốc xã sử dụng trong các vụ hành quyết hàng loạt trong các phòng hơi ngạt trong thời kỳ Holocaust.

Trong thời bình, nhiều vụ đầu độc bằng xyanua đang dóng lên một hồi chuông cảnh báo cho việc kiểm soát phân phối, sử dụng hóa chất này trong đời sống và việc phổ cập kiến thức cho người dân khi gặp người bị nhiễm đọc xyanua.

 

3.2. Các cách tiếp xúc gây nguy hiềm

Tiếp xúc với các nguồn có chứa xyanua, dù với một lượng nhỏ nhưng đủ lâu, thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp điển hình như:

- Bị phơi nhiễm khi hít thở không khí, uống nước, chạm vào đất, hoặc ăn thực phẩm có chứa hóa chất.

- Khói thuốc lá là cách phổ biến nhất mà mọi người tiếp xúc với xyanua. Khói từ đám cháy hoặc nhựa cháy cũng chứa xyanua.

- Hít thở không khí gần nơi có chất thải nguy hại.

- Nếu một người làm việc trong lĩnh vực sản xuất, khai thác mỏ, trồng trọt, kiểm soát dịch hại, hoặc là công nhân trong các mỏ quặng thép hoặc sắt, họ có thể có nguy cơ nhiễm xyanua.

 

3.3. Cách xử lý và nhận biết

Các muối như kali xyanua thường gây độc khi tiếp xúc với con người. Tuy vậy người bị ngộ độc cũng không hề hay biết mình bị ngộ độc xyanua hay người khác cũng khó có thể nhận biết chất đọc này nếu không biết về đặc tích nhận biết vật lý của nó. Đây là ba giai đoạn với những chỉ dẫn rõ ràng để người ta nhận ra một trường hợp bị nhiễm độc xyanua:

Giai đoạn 1: Là giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc có biểu hiện lo lắng, bồn chồn, kích động, thở nhanh, lú lẫn.

Giai đoạn 2: Đối tượng nhiễm độc bắt đầu co giật, khó thở, huyết áp thấp và khó thở, mặt tím tái.

Giai đoạn 3: Cũng là giai đoạn cuối: trương lực cơ suy giảm và mất hoàn toàn phản xạ, trụy tim mạch, thiếu oxy máu và tử vong.

Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào trong ba giai đoạn trên, nên đưa bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất càng sớm càng tốt, nếu để lâu sẽ tử vong trong vòng 2 giờ. Vì vậy, những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất này cần chú ý các dấu hiệu ban đầu để nhận biết và xử lý sớm chất độc.

Ngoài ra có thể sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách

- Sử dụng các đồ uống giàu protein, đường glucozo như sữa bò để tráng đường miệng, thực quản, dạ dày và những nơi mà hợp chất xyanua tiếp xúc dựa trên cơ chế hòa tan của nó, làm chậm đáng kể quá trình gây độc đồng thời bảo vệ các tế bào bằng các liên kết hóa học tạo thành khi phản ứng với KCN.

- Cho thở bằng khí oxy: bản chất của đọc tính xyanua là làm triệt tiêu oxy, gây tắt đường thở, bệnh nhân không thể hấp thụ oxi từ bên ngoài thông qua hô hấp và từ đó gây chết não. Do vậy, cung cấp oxy thủ công có thể giúp quá trình này chậm lại. Tuy nhiên cần lưu ý nếu chất độc xyanua đưa vào cơ thể qua đường tiếp xúc miệng thì cần tránh hô hấp nhân tạo vì người sơ cứu sẽ có khả năng tái nhiễm hoặc phơi nhiễm với chất độc này.

- Sử dụng các hợp chất khác để sơ cứu nếu có, như bao gồm các chất amyl nitrit, natri nitrit, xanh methylene và natri thiosunfat 25%.

Trên đây là một số kiến thức hữu ích liên quan đến Xyanua và các hợp chất thường gặp của xyanua. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc phòng tránh những tác hại nguy hiểm của nó trên thực tế và có phản ứng chính xác khi gặp các trường hợp bị nhiễm độc xyanua.

Độc xyanua màu gì?

Xyanua có thể là một loại khí không màu, chẳng hạn như hydro cyanide (HCN) hoặc xyanua clorua (CNCl), hoặc một dạng tinh thể như natri xyanua (NaCN) hoặc kali xyanua (KCN). Xyanua được giải phóng từ các chất tự nhiên trong một số thực phẩm và thực vật như sắn, đậu lima và hạnh nhân.

Chất độc xyanua dùng để làm gì?

Natri xyanua được sử dụng nhiều trong công nghiệp mạ và công nghiệp tuyến quặng. Hóa chất này được dùng để chiết vàng và các kim loại quý khác từ quặng, và các hoạt động khai thác kim loại quý tiêu thụ phần lớn sản lượng xyanua natri được sản xuất ra.

Chất độc xyanua có vị gì?

Xyanua có thể tồn tại ở thể khí không màu như hydro xyanua (HCN), xyanua clorua (CNCl) hoặc dạng tinh thể như kali xyanua (KCN), natri xyanua (NaCN). Về mùi vị, Xyanua được mô tả là mùi giống như "hạnh nhân đắng", nhưng đôi khi là không mùi, do đó rất khó thể phân biệt được Xyanua với các hóa chất khác.

Độc cyanua là gì?

Cyanua là loại hóa chất cực độc, được hấp thu nhanh vào cơ thể, ức chế rất nhanh và mạnh hô hấp tế bào (cytocrom oxidase). Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện nhanh, rầm rộ, nặng nề. Tử vong nhanh chóng thường do suy hô hấp, co giật và ức chế hô hấp tế bào.