So sánh chiều rộng của 3 đối tượng violet

- Trẻ hiểu cách sắp xếp theo trình tự về chiều rộng của 3 đối tượng, sử dụng đúng các từ chỉ mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng: Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất và hẹp nhất, rộng hơn, rộng nhất.

2. Kĩ năng

- Trẻ biết so sánh nhận xét từng cặp đối tượng để nhận ra sự khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng.

- Trẻ biết xếp chồng khít lần lượt 3 đối tượng từ dưới lên trên, từ trái qua phải để xác định mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng.

- Trẻ diễn đạt được mối quan hệ về chiều rộng của 3 đối tượng.

- Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu, biết hợp tác nhóm.

So sánh chiều rộng của 3 đối tượng violet
7 trang | Chia sẻ: | Ngày: 15/07/2021 | Lượt xem: 3486 | Lượt tải: 1Download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: So sánh chiều rộng của 3 đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

1. Kiến thức.

- Cũng cố kiến thức nhận biết chiều rộng của 2 đối tượng.

- Trẻ biết so sánh nhận xét từng cặp đối tượng để nhận ra sự khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng, biết sắp xếp chiều rộng của 3 đối tượng theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn, biết diến đạt kết quả chính xác.

2. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, sắp xếp thứ tự chiều rộng của 3 đối

tượng

- Luyện kỹ đặt cạnh nhau, đặt chồng lên nhau, kỷ năng diễn đạt đúng từ : ‘Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất’’.

3. giáo dục.

- Trẻ chú ý trong giờ học, tham gia tích cực vào các trò chơi.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài hoa, từ đó biết chăm sóc và bảo vệ các loại hoa.

NDTH: Âm nhạc: Mùa xuân ơi ; Mùa xuân ; Cùng múa hát mừng xuân

MTXQ: trò chuyện về mùa xuân.

So sánh chiều rộng của 3 đối tượng violet
4 trang | Chia sẻ: | Lượt xem: 27858 | Lượt tải: 1
So sánh chiều rộng của 3 đối tượng violet

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thực vật - Dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượng - Hồ Thị Hiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN DẠY MẪU THÁNG 2 Năm học 2011-2012 Chủ đề: “Thực vật” LVPTNT: Môn Toán: Dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượng Đối tượng:Mẫu giáo nhỡ Thời gian: 20- 25 phút Ngày dạy: 17 / 02 /2012. Người dạy: Hồ Thị Hiển Đơn vị: Trường Mầm non Quỳnh Minh I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Cũng cố kiến thức nhận biết chiều rộng của 2 đối tượng. - Trẻ biết so sánh nhận xét từng cặp đối tượng để nhận ra sự khác nhau về chiều rộng của 3 đối tượng, biết sắp xếp chiều rộng của 3 đối tượng theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn, biết diến đạt kết quả chính xác. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, sắp xếp thứ tự chiều rộng của 3 đối tượng - Luyện kỹ đặt cạnh nhau, đặt chồng lên nhau, kỷ năng diễn đạt đúng từ : ‘Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất’’. 3. giáo dục. - Trẻ chú ý trong giờ học, tham gia tích cực vào các trò chơi. - Giáo dục trẻ biết yêu quý các loài hoa, từ đó biết chăm sóc và bảo vệ các loại hoa. NDTH: Âm nhạc: Mùa xuân ơi ; Mùa xuân ; Cùng múa hát mừng xuân MTXQ: trò chuyện về mùa xuân. II. Chuẩn bị. - Mô hình lễ hội “đền cờn” có trang trí đồ dùng rộng – hẹp khác nhau - Mỗi trẻ 3 bức tranh: đào, hoa cúc, hoa sen, 3 khung ảnh. Có chiều rộng tương ứng - Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước to hơn.( Soạn trên máy vi tính) III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài: Hôm nay có các cô giáo trong trường về thăm lớp mình, các con hãy vang lên bài hát thật vui để tặng các cô nhé! - Cho trẻ hát theo nhạc bài "Mùa xuân ơi" Xuân xuân ơi xuân đã về có nỗi vui nào hơn mùa xuân đến. Mùa xuân về mang đến cho chúng ta niềm vui gì? Năm mới đến mọi người muốn cầu chúc cho gia đình mình được an vui sung túc. Bây giờ cô cháu mình sẽ cùng đi Lễ hội đền cờn nhé! *Hoạt động 2: Ôn nhận biết chiều rộng của 2 đối tượng. - Lễ hội đền cờn được bày bán rất nhiều thứ, các con quan sát xem đó là những thứ gì? + Lễ hội thật long trọng có băng rôn chào mời khách đấy. Ai có nhận xét gì về 2 băng rôn? + Hai câu đối này như thế nào? + Có rất nhiều bức tranh Phật giáo được bày bán, con có nhận xét gì về chiều rộng của 2 bức tranh? - Được đi lễ hội các con có cảm giác gì? Cho trẻ hát bài “Mùa xuân” *Hoạt động 2: Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về chiều rộng của 3 đối tượng. Mỗi người đi lễ hội không thể quên mua những món về quà để làm kỷ niệm, các con xem đó là món quà gì? - Bức tranh gì? Có bao nhiêu bức tranh?. * So sánh bức tranh hoa đào với bức tranh hoa cúc. ( Cô trình chiếu trên máy) - Các con hãy chọn hoa đào đặt cạnh bức tranh hoa cúc. - Ai có nhận xét gì về 2 bức tranh ? + Bức tranh nào rộng hơn ? + Bức tranh nào nhỏ hơn ? - Làm cách nào để biết được 2 bức tranh không bằng nhau ? (Hướng dẫn kỷ năng đặt chồng) + Tại sao con biết bức tranh hoa đào rộng hơn ? + Vì sao bức tranh hoa cúc hẹp hơn ? Nhấn mạnh : Khi ta đặt chồng bức tranh hoa cúc lên lên bức tranh hoa đào ta thấy bức tranh hoa đào thừa ra một phần như vậy là BT hoa đào rộng hơn, còn tranh hoa cúc bị thiếu đi một phần đúng là hẹp hơn rồi. - Có cách nào để biết 2 bức tranh không bằng nhau nữa không ? + Các con có nhìn thấy tranh hoa cúc không ? Vì sao ? Nhấn mạnh : Vì bức tranh hoa đào rộng hơn nên che lấp bức tranh hoa cúc, còn bức tranh hoa cúc hẹp hơn nên nên ta không nhìn thấy được. * So sanh bức tranh hoa sen và bức tranh hoa đào. So sánh cặp tranh hoa cúc với hoa sen (tương tự) * So sánh 3 bức tranh. - Cô cho trẻ xếp 3 bức tranh ra và so sánh. - Các con thấy 3 bức tranh này như thế nào ? + Bức tranh hoa đào so với bức tranh hoa cúc và hoa sen như thế nào ? + Tranh hoa cúc như thế nào so với tranh hoa đào và hoa sen ? + Tranh hoa sen so với tranh hoa cúc và hoa đào ntn ? - Vậy bức tranh nào rộng nhất ? hẹp hơn ? hẹp nhất ? - Cô cho trẻ đặt chồng bức tranh lên nhau theo thứ tự và yêu cầu nói nhanh: - Lần 1 : Cô nói độ rộng hẹp trẻ nói tên bức tranh - Lần 2 : Cô nói tên tranh trẻ nói độ rộng hẹp. * Hoạt động 3: Luyện tập. - TC: Làm tranh - Để treo được bức tranh lên tường cho đẹp thì chúng mình phải làm gì? + Cách chơi: mỗi bạn phải đặt 3 bức tranh vào 3 khung, yêu cầu đặt tranh phải nằm vừa trong viền của khung, nếu tranh bị thừa ra hoặc thiếu đi so với đường viền khung thì bức tranh đó chưa đủ tiêu chuẩn để mang tranh đi triển lãm. + Tranh hoa đào đặt vào khung màu đỏ + Tranh hoa cúc tranh màu vàng + Tranh hoa sen- khung màu xanh Các bức tranh đã được làm xong, xin mời các họa sỹ mang tranh đến phòng triển lãm - T/C : Phòng triển lãm tranh + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi, mỗi thành viên trong đội được cầm 1 bức tranh mình thích, đi khéo léo trong đường hẹp và lên treo ngay ngắn đúng thứ tự độ rộng hẹp theo yêu của cô. + Đội 1: Treo tranh theo thứ tự hẹp nhất đến rộng nhất + Đội 2: Từ rộng- hẹp + Đội 3: Từ Hẹp – rộng - Cô kiểm tra kết quả của 3 đội * Hoạt động 4: Kết thúc - Cho trẻ hát bài ‘ Cùng múa hát mừng xuân’ đi ra ngoài. - Trẻ lắng nghe cô nói - Trẻ hát và vận động - 2- 3 Trẻ trả lời Trẻ kể tên các đồ dùng - Băng rôn phía trên rộng hơn, phía dưới hẹp hơn - Câu đối màu xanh rộng, màu đỏ hẹp - Trẻ nhận xét về 2 bức tranh - Trẻ hát và về chổ ngồi - Bức tranh hoa đào hoa cúc, hoa sen. - 1.2.3 bức tranh. - 3- 4 trẻ nhận xét - Tranh hoa đào - Tranh hoa cúc - Đặt BT hoa cúc chồng lên bức tranh hoa đào. - Thừa ra một phần - Thiếu đi một phần - Trẻ lắng nghe - Đặt chồng bức tranh hoa đào lên hoa cúc - Vì bức tranh hoa cúc hẹp hơn... - Trẻ lắng nghe - Không bằng nhau - Tranh hoa đào rộng hơn tranh hoa cúc và hao sen. - Bức tranh hoa cúc hẹp hơn hoa đào, rộng hơn bức tranh hoa sen. - Nhỏ hơn tranh hoa cúc và hoa đào - Tranh hoa đào rộng nhất, tranh hoa cúc hẹp hơn, tranh hoa sen hẹp nhất - Đặt tranh vào khung - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ đặt tranh vào khung - Trẻ mang tranh lên đứng theo tổ - Trẻ lắng nghe - 3 đội thi nhau chơi - Trẻ hát đi ra ngoài