Quy mô bao nhiêu ha gọi là khu đô thị năm 2024

(BĐT) - Nhằm giảm gánh nặng về thủ tục cho nhà đầu tư, từ ngày 1/3/2022, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua) có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và khu đô thị quy mô dân số dưới 50.000 người được phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh.

Quy mô bao nhiêu ha gọi là khu đô thị năm 2024
Từ ngày 1/3, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và khu đô thị quy mô dân số dưới 50.000 người được phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Ngày 11/1/2022, Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2022. Tại Điều 3 của Luật đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư 2020. Theo đó, quy định Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong trường hợp dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 300 ha trở lên hoặc quy mô dân số từ 50.000 người trở lên. Đối với các dự án có quy mô sử dụng đất hoặc quy mô dân số thấp hơn so với đô thị loại IV (tương ứng quy mô sử dụng đất dưới 300 ha hoặc quy mô dân số dưới 50.000 người) thì phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định đầy đủ, chặt chẽ nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị, bao gồm đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; nhu cầu sử dụng đất; sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…

Phần lớn các nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị, bao gồm cả chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đều thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng nhân dân và UBND cấp tỉnh. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương thì UBND thành phố phải gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về nội dung chương trình trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Việc phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị ở địa phương vẫn có thể được định hướng và kiểm soát trên cơ sở xây dựng và thực thi hiệu quả quy hoạch và cơ chế thẩm định nêu trên. Việc lựa chọn quy mô sử dụng đất là 300 ha là lấy theo mức trung bình quy mô sử dụng đất của khu vực dự án được dự kiến hình thành khu đô thị loại IV (từ 250 - 300 ha).

Theo ý kiến của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ chỉ xem xét đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở có quy mô dân số tương đương đô thị loại III trở lên, bởi vì các dự án nêu trên có yêu cầu cao về đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; sử dụng nguồn lực lớn về đất đai; triển khai trong thời gian dài; tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và tạo dựng không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị tại các địa phương. Do vậy, cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với dự án này. Bộ Xây dựng đồng tình phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị cấp IV.

Bên cạnh đó, UBND các tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Hải Phòng… cũng từng đề xuất sửa đổi Điểm g Khoản 1 Điều 31 Luật Đầu tư theo hướng phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho UBND cấp tỉnh đối với dự án đầu tư quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt.

Theo đánh giá của các chuyên gia đầu tư, việc phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh vừa phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý cho địa phương; đồng thời giảm gánh nặng về thủ tục cho nhà đầu tư. Nhất là các dự án quy mô nhỏ liên quan đến việc bảo vệ của di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt (đã có sự kiểm soát bởi các quy định của Luật Di sản văn hóa). Tuy nhiên, việc phân quyền, phân cấp cho địa phương cần có các quy định chặt chẽ để đảm bảo tính giám sát, tránh lạm dụng việc phân cấp.

Như vậy, khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.

Khi lập quy hoạch khu đô thị mới phải bảo đảm những nguyên tắc như thế nào?

Lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị; phát triển khu đô thị mới và trục đường mới trong đô thị được quy định theo khoản 2 Điều 31 Luật Quy hoạch đô thị 2009 như sau:

Lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị; phát triển khu đô thị mới và trục đường mới trong đô thị
1. Khi lập quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các yếu tố về văn hoá - xã hội, môi trường của đô thị, của khu vực lập quy hoạch để có giải pháp bổ sung, điều chỉnh hợp lý nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đô thị, bảo đảm yêu cầu sử dụng về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; giữ gìn, phát huy được bản sắc, không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị.
2. Khi lập quy hoạch khu đô thị mới phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tận dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có, gắn kết chặt chẽ giữa khu vực phát triển mới và đô thị hiện có; bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị; hài hòa giữa các khu vực phát triển mới với các khu vực dân cư hiện có; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc của các khu vực.
3. Việc lập quy hoạch chi tiết trục đường mới trong đô thị phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phạm vi lập quy hoạch tối thiểu là 50 mét mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến;
b) Khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên đường; nghiên cứu không gian kiến trúc, hình khối công trình, khoảng lùi của các công trình cụ thể, bảo đảm tăng cường tính chỉnh thể và tính đặc trưng của khu vực.

Như vậy, khi lập quy hoạch khu đô thị mới phải:

- Bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tận dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có, gắn kết chặt chẽ giữa khu vực phát triển mới và đô thị hiện có;

- Bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị;

- Hài hòa giữa các khu vực phát triển mới với các khu vực dân cư hiện có;

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc của các khu vực.

Quy mô bao nhiêu ha gọi là khu đô thị năm 2024

Khu đô thị mới là gì? Khi lập quy hoạch khu đô thị mới phải bảo đảm những nguyên tắc như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm quản lý phát triển khu đô thị mới được quy định theo Điều 72 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019) như sau:

Như thế nào gọi là khu đô thị?

Khu đô thị: là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.

Tại sao gọi là đô thị?

Đô thị là một trung tâm dân cư đông đúc, có thể là thành phố, thị xã, quận, phường hay thị trấn nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, huyện, ấp hay bản. Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua quá trình đô thị hóa.

Dự án xây dựng khu đô thị mới là gì?

Dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô ...

Đất khu đô thị mới là gì?

Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. Như vậy, khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.