Danh sách 49 trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Hiện Bộ GD-ĐT quy định 20 loại chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp liên quan đến giáo viên. Như vậy theo đề xuất của Bộ Nội vụ, ngành giáo dục chỉ giữ lại 7 loại chứng chỉ thay vì 20 loại như hiện nay.

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, giáo viên, giảng viên ở từng cấp học đều được cắt giảm 2/3 số chứng chỉ. Cụ thể, với giáo viên mầm non, từ 3 chứng chỉ (hạng I, II, II) chỉ còn 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Tương tự như vậy với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, chỉ còn lại 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thay vì 3 như trước.

Sau đây là danh sách 13 loại chứng chỉ của ngành giáo dục được đề xuất bỏ:

Danh sách 49 trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Giáo viên các cấp sẽ được bỏ 2/3 số chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Toàn văn đề xuất của Bộ Nội vụ về việc cắt giảm chứng chỉ cho công chức, viên chức TẠI ĐÂY

Thu Hằng/Vietnamnet

Học chức danh nghề nghiệp để làm gì? Có bắt buộc học chức danh nghề nghiệp hay không? Nên học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu uy tín? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về khóa học đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay còn được gọi là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Khoản 3 Điều 3 Quyết định 273/QĐ-BTP quy định: “Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch” đối với công chức và “bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” đối với viên chức là hoạt động bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch công chức, và chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Đối tượng học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Theo Thông tư số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì đối tượng cần học chức danh nghề nghiệp là giáo viên bậc mầm non, tiểu học, THCS và THPT.

Giáo viên THCS và THPT sẽ được xếp theo 3 cấp hạng chứng chỉ chức danh nghề là I, II, III còn giáo viên mầm non và Tiểu học sẽ được xếp chứng chỉ theo 3 cấp hạng là II, III, IV.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có thời hạn không?

Sau khi tham gia khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, những học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ chuẩn Bộ. Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không ghi thời hạn trên bằng. Vì vậy, có thể hiểu đây là chứng chỉ có thời hạn vĩnh viễn, sử dụng lâu dài đến khi Bộ giáo dục và Đào tạo có những quyết định thay thế khác. Đồng thời chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có giá trị sử dụng trên toàn quốc.

Thời gian khóa học đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT quy định. Thông thường, thời gian khóa học sẽ dao động từ 1.5 – 3 tháng. Lịch học sẽ do các đơn vị đào tạo quy định, tùy thuộc vào từng trường và khả năng của từng đối tượng.

Danh sách 49 trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có thời hạn không?

Có nên học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không?

Chứng chỉ chức danh nghề là một trong những tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh nghề nghiệp và thực sự cần thiết cho những người có nhu cầu thi thăng hạng, xét tăng lương lên hạng cao hơn.

Dưới đây là những lợi ích khi tham gia đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp:

Nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn 

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, chứng chỉ nhằm khẳng định năng lực, kiến ​​thức chuyên môn của học viên. Mỗi một hạng chức danh nghề nghiệp khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau. Vì vậy, để thi thăng hạng hoặc để được xét thăng hạng, viên chức phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tương ứng với ngạch.

Chuẩn mực đạo đức

Những người tham gia bồi dưỡng và thi nâng ngạch công chức phải là người có đạo đức tốt, liêm chính, chấp hành đúng nội quy và gương mẫu trong công tác thuộc lĩnh vực hoạt động của mình. 

Chẳng hạn, giáo viên muốn được thăng hạng thì phải có tư cách đạo đức tốt, yêu trẻ, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm và có phẩm chất của một nhà giáo.

Thăng tiến cao hơn trong công việc

Khi học lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cơ hội thăng tiến sẽ cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, việc học khóa đào tạo chức danh nghề nghiệp là điều cần thiết gây dựng niềm tin với mọi người, giúp bạn xây dựng nền tảng kiến ​​thức vững chắc, nắm vững kiến ​​thức chuyên môn là nhiệm vụ mà viên chức cần có để tạo ra nguồn nhân lực tốt.

Học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Cá nhân có thể tham gia học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tại các trường được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 49 trường đủ tiêu chuẩn tổ chức thi. Bạn có thể tham khảo danh sách 49 trường được Bộ cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ tại đây. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các trung tâm đào tạo có liên kết với các trường để được hướng dẫn ôn luyện hiệu quả.

Khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp gồm 2 hình thức học trực tuyến và học trực tiếp. Học viên có thể lựa chọn hình thức học sao cho phù hợp với lịch trình và điều kiện cá nhân. Hình thức học trực tuyến chứng chỉ chức danh nghề hạng II giáo viên các cấp được đông đảo học viên lựa chọn bởi hình thức này rất thuận tiện, giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí đi lại.

Mục tiêu bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp

Mục tiêu của khóa học bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp gồm:

  • Học viên có thể phân tích được những điểm cơ bản về hệ thống chính trị, bộ máy hành chính nhà nước và hệ thống giáo dục Việt Nam sau khi đã hoàn thành khóa học chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
  • Biết vận dụng đường lối và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. 
  • Biết cách cập nhật các kiến thức cơ bản về ngành lĩnh vực và phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. 
  • Nhận thức đúng vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ, một số kỹ năng nghề nghiệp trong bối cảnh mới đối với mỗi loại chức danh. 
  • Vận dụng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp của mình.
    Danh sách 49 trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    Mục tiêu bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp

Khung bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Mỗi hạng chức danh nghề nghiệp trong một lĩnh vực khác nhau sẽ có khung đào tạo khác nhau được quy định bởi Bộ giáo dục và Đào tạo.

Chương trình học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non: Chương trình được quy định theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Nội Vụ. Nội dung chương trình gồm 240 tiết, có 3 phần:

  • Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề).
  • Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 7 chuyên đề).
  • Phần III. Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học: 

Chương trình được quy định theo Quyết định số 2516/QĐ-BGDĐT. Nội dung chương trình gồm 240 tiết, có 3 phần:

  • Phần I: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
  • Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp của chức danh giáo viên tiểu học
  • Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS: 

Chương trình được quy định theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT. Nội dung chương trình gồm tổng 240 tiết, có 3 phần:

  • Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề)
  • Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 6 chuyên đề)
  • Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT: 

Chương trình được quy định theo Quyết định số 2510/QĐ-BGDĐT Nội dung chương trình có tổng 240 tiết, gồm 3 phần:

  • Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề)
  • Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 6 chuyên đề)
  • Phần III:Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên: 

Chương trình được quy định theo Quyết định 1078/QĐ-BGDĐTQuyết định 1079/QĐ-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) giảng viên cao đẳng sư phạm và giảng viên đại học.

Chương trình có tổng 240 tiết, gồm 3 phần:

  • Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước
  • Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên
  • Phần III:Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch
    Danh sách 49 trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
    Khung bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp

Tuyển sinh khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp online

Trung tâm chúng tôi là đơn vị đào tạo uy tín tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, có liên kết với các trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 2, 3 theo chuẩn quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

  1. Đối tượng: Những người có nhu cầu cấp bằng chức danh nghề nghiệp.
  2. Hình thức học: Học chứng chỉ online, phù hợp với mọi đối tượng nhất là những người bận rộn, đã đi làm hoặc ở xa địa điểm học.
  3. Thời gian học: Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp có lịch học linh động. Quý anh/chị học viên có thể học vào các ngày trong tuần hoặc thứ 7, chủ nhật.
  4. Hồ sơ đăng ký học:
  • 01 phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của trường.
  • 01 Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm photo có công chứng. 
  • 01 CCCD/CMND có công chứng.
  • 04 ảnh 3x4cm ghi rõ thông tin ở mặt sau ảnh.

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các bạn những thông tin chi tiết về khóa học bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp online uy tín. Mọi thông tin chi tiết về khóa học học viên vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: