Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

Có những bazơ sau: NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2.

Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

Trung hòa 300 ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%

Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra oxit bazơ ?

Cho các chất dưới đây, dãy chất nào toàn là dung dịch kiềm?

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

Nhiệt phân sắt (III) hiđroxit thu được sản phẩm là:

Hiện tượng khi nhúng quỳ tím vào dung dịch NaOH là:

Bazơ nào bị nhiệt phân hủy ?

Có những bazơ: NaOH, Al(OH)3, Zn(OH)2, KOH. Nhóm bazơ làm quỳ hóa xanh là:

Tóm tắt lý thuyết :

I. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính baz ơ thành 2 loại:

– Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

– Những bazơ không tan:

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

           3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

            Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

Bài 1.(Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)

Đề bài :

a) Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

b) Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

Hướng dẫn.

a) Vì kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là baz ơ.

Thí dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2.

b) Vì không phải mọi bazơ đều tan trong nước nên không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm.

Thí dụ: Các bazơ  Cu(OH)2,Mg(OH)2, Fe(OH)3 ..không phải là chất kiềm.

Bài 2.(Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)

Đề bài :

Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

a) Tác dụng được với với dung dịch HCl.                  b) Bị nhiệt phân hủy.

c) Tác dụng được CO2.                                          d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Hướng dẫn.

a) Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

                        Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + 2H2O

                        NaOH + HCl → NaCl +  H2O

                        Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b) Chỉ có Cu(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

c) Những bazơ tác dụng với CO2 là NaOH và Ba(OH)2.

            NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

            Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d) Những baz ơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là NaOH và Ba(OH)2.

Bài 3.(Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK)

Đề bài :

Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Hướng dẫn.

Phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Bài 4*.(Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK)

Đề bài :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

Lấy các mẫu thử cho vào các ống nghiệm, đánh số thứ tự.

Cho quỳ tím vào các mẫu thử :

– Nếu dung dịch làm quỳ tím đổi thành màu xanh là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

– Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy mỗi chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2):

+ Nếu mẫu nào ở nhóm (1) cho vào các mẫu của nhóm (2) mà có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Mẫu còn lại ở nhóm 2 không có hiện tượng gì là NaCl

    PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH 

+ Nếu Mẫu nào của nhóm (1) cho vào nhóm (2) mà không có hiện tượng gì thì đó là NaOH.

Bài 5.(Hướng dẫn giải bài tập số 5 SGK)

Đề bài :

Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Lời giải.

Số mol Na2O = 15,5:62 = 0,25 mol

a) Khi cho Na2O xảy ra phản ứng, tạo thành phản ứng dung dịch có chất tan là NaOH.

                            Na2O + H2O → 2NaOH

Phản ứng:              0,25   →              0,05 (mol)

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

b) Phương trình phản ứng trung hòa dung dịch:

                        2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Phản ứng:          0, 5 →   0,25           0,25 (mol)

mH2SO4 = 0,25×98 = 24,5 g

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

Chúc các em làm bài vui vẻ !!! 

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

Như chúng ta đã biết, hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vậy nước có công thức phân tử như thế nào và những tính chất hóa học của nước là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết tính chất hóa học của nước và bài tập vận dụng này cùng Kiến Guru nhé!

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ
Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

I. Tính chất hóa học của nước và ứng dụng của nước 

1. Thành phần hóa học

    a. Sự phân hủy nước

– Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt hai điện cực sinh ra khí hidro và oxi với tỉ lệ thể tích 2:1

    PTHH: 2H2O −điện phân→ 2H2 + O2

   b. Sự tổng hợp nước

– Đốt bằng tia lửa điện hỗn hợp 2 thể tích hidro và 2 thể tích oxi, ta thấy sua cùng hỗn hợp chỉ còn 1 thể tích oxi. Vậy 1 thể tích oxi đã hóa hợp với 2 thể tích hidro tạo thành nước

    PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O

   c. Kết luận

– Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố oxi và hidro. Chúng đã hóa hợp với nhau

– Bằng thực nghiệm, người ta tìm được CTHH của nước là H2O

2. Tính chất

   a. Tính chất vật lý

– Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị

– Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C

– Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)

– Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)

    b. Tính chất hóa học của nước

– Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

    PTHH: K + H2O → KOH + H2

– Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

   VD: K2O + H2O → 2KOH

– Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

– Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

   VD: SO3 + H2O → H2SO4

3. Vai trò của nước và cách chống ô nhiễm nguồn nước:

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

– Vai trò

+ Hòa tan chất dinh dưỡng cho cơ thể sống

+ Tham gia vào quá trình hóa học trong cơ thể người và động vật

+ Có vai trò rất quan trọng trong đời sống: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vân tải,…

– Cách chống ô nhiễm

+ Không vứt rác thải xuống nguồn nước

+ Xử lý nước thải trước khi cho nước thải chảy vào sông, hồ, biển.

+ Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp tạo thành khí oxi:

      6H2O + 6CO2 →−−−quang hợp C6H12O6 + 6O2

+ Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… Sự sống trên Trái Đất đều bắt nguồn từ nước và phụ thuộc vào nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu một khu vực và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. 

II. Bài tập vận dụng: tính chất hóa học của nước

Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào?

A. Từ 1 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi

B. Từ 2 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi

C. Từ 1 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi

D. Từ 2 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi

Câu 2: Phân tử nước chứa những nguyên tố nào?

A. Nitơ và Hidro

B. Hidro và Oxi

C. Lưu huỳnh và Oxi

D. Nitơ và Oxi

Câu 3: %m H trong 1 phân tử nước:

A. 11,1%

B. 88,97%

C. 90%

D. 10%

Câu 4: Chọn câu đúng:

A. Kim loại tác dụng với nước tạo ra bazo tương ứng

B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị

C. Nước làm đổi màu quỳ tím

D. Na tác dụng với H2O không sinh ra H2

Câu 5: Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là

A. Quỳ tím chuyển màu đỏ

B. Quỳ tím không đổi màu

C. Quỳ tím chuyển màu xanh

D. Không có hiện tượng

Câu 6: Cho mẩu Na vào nước thấy có 4,48(l) khí bay lên. Tính khối lượng Na

A. 9,2g

B. 4,6g

C. 2g

D. 9,6g

Câu 7: Oxit nào sau đây không tác dụng với nước

A. P2O5

B. CO

C. CO2

D. SO3

Câu 8: Oxi bazơ không tác dụng với nước là:

A. BaO

B. Na2O

C. CaO

D. MgO

Câu 9: Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108(g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ

A. NO2

B. N2O3

C. N2O

D. N2O5

Câu 10: Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì:

A. Đỏ

B. Xanh

C. Tím

D. Không màu

Đáp án:

1..B 2.B 3.A 4.B 5.C
6.A 7.B 8.D 9.D 10.A

Hướng dẫn:

Câu 3:

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

Câu 6: nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

0,4                     ←            0,2 mol

mNa = 0,4.23 = 9,2 gam

Câu 9: Gọi CTPT của oxit là N2Ox

MA = 108 ⇒ 2.14+ 16.x = 108

x = 5

công thức cần tìm là N2O5

Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước chiếm hơn 70% cơ thể chúng ta.

Chất nào cho vào nước không thu được dung dịch bazơ

Qua bài viết này, chắc bạn đã hiểu rõ về nước và các tính chất hóa học của nước để vận dụng tốt vào trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc thêm những bài viết khoa học về nước hay trong những bài viết tiếp theo của trên blog của Kiến Guru nhé. Chúc các bạn học tập tốt!