Chân dung hay chân tướng nhà văn nguyễn khoa điềm năm 2024

Điều hướng bài viết

Chân dung hay chân tướng nhà văn nguyễn khoa điềm năm 2024

NHẬT TUẤN

Trong các nhà văn nữ, có hai người đặc biệt nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước và không phải chỉ do văn chương. Đó là Dương Thu Hương và Phạm thị Hoài. Sang thời đổi mới, nước ta “âm thịnh dương suy” sao đó thấy nổi lên toàn các bậc quần thoa? Sau khi viết được một số truyện ngắn và một vài tiểu thuyết, Dương Thu Hương có xu hướng thiên về chính trị. Cô thường tuyên bố: ”tôi dùng văn chương để làm chính trị“. Tôi và Dương Thu Hương là chỗ quen biết “mày tao”. Khoảng năm 1990, Hương bay vào Sài gon ở tại Chi nhánh nhà NXB Phụ Nữ gần dinh Thống Nhất và gọi tôi tới gấp. Tôi kéo Hương ra ngồi vườn hoa trước cửa dinh nghe cô nói về đổi mới, về dân chủ tập trung, về vai trò nhà văn… Tôi cười hề hề: ”Chịu thôi, tao ghét “chính chị”, tao chỉ thích “chính em” thôi.“ Hương đấm tôi, chửi toáng: ”Tổ sư thằng béo, nhát như thỏ đế…”. Nói vậy nhưng những ngày sau tôi vẫn chở Hương đi khắp Sài gon gặp gỡ “chiến hữu”, diễn thuyết tại CLB trí thức ở 43 Nguyễn Thông… Có lần, vào buổi tối, tôi chở Hương chạy qua phố Lê Quý Đôn, hồi đó “chị em ta” đứng đầy vỉa hè dưới ánh đèn đường. Lúc chạy ngang, có em gái nhận ra tôi, gọi ơi ới: ”Anh Tuấn ơi… chở vợ đi đâu đấy?”. Đám chị em cười ầm ầm làm Hương chửi tôi té tát, đấm vào lưng thùm thụp. Ra Hà Nội, có lần tôi chở Hương tới tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ở phố Lý Nam Đế gặp nhà văn Nguyễn Khải mới Sài gòn ra. Ba anh em chuyện trò rôm rả lắm. Tôi khoe với Nguyễn Khải: ”Con Hương nó mới ra tiểu thuyết hay lắm”. Ông Khải trố mắt: ”Thế à ? Cuốn gì thế?” Tôi liếc Hương: ”Chuyện tình kể trước lúc… dạng chân”. Nói xong tôi ré chân chạy. Ông Khải phá ra cười hô hố làm Hương vừa chửi vừa vác guốc đuổi đánh tôi. Mấy hôm sau, vào gần trưa Hương hẹn tôi, nhà thơ Lê Đạt, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến tới sân Hội liên hiệp VHNT, 51 Trần Hưng Đạo. Hương bảo mỗi người hãy nói ngắn gọn “văn xuôi là gì“. Tôi nhớ Lê Đạt và Hoàng Ngọc Hiến nói rất hay, Dương Thu Hương ghi lia lịa. Đến lượt tôi chẳng biết nói gì, đành bài bây: ”Văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó. Giờ lên hàng Lược đánh một trận mới thật là văn xuôi.” Dường Thu Hương chửi: ”Tổ sư thằng béo, chưa chi đã vòi ăn. Mà thằng này nói có lý… lúc này văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó…” Thế là cả bốn anh em thả bộ lên chợ Châu Long đánh một bữa tuý luý. Dương Thu Hương là như thế. Hết lòng với bạn bè. Miệng lưỡi chua ngoa nhưng lòng dạ tử tế, thương người, trọng nghĩa khinh tài. Hồi năm 1979 đánh Tàu, DTH viết truyện ngắn “Chân dung người hàng xóm” vạch mặt Trung Quốc, được giải nhất báo Văn Nghệ. Hương viết khoẻ và nhiều. Trong các tác phẩm của Hương, tiểu thuyết “Thiên đường mù” theo tôi là hay nhất. Về sau cô thiên về hoạt động chính trị nên các tác phẩm gây tiếng vang phần nhiều là do chính trị. Xuân Sách viết về Dương Thu Hương với cảm tình rõ rệt: “Tay em cầm bông bần ly Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng Chuyện tình kể trước lúc rạng đông Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ Thiên đường thì quá mù mờ Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma Hành trình thơ ấu đã qua Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.” “ Nữ tướng” văn xuôi thứ hai phải kể đến nhà văn Phạm thị Hoài. Hoài xuất hiện cùng với Nguyễn Huy Thiệp ở báo Văn Nghệ vào thời Tổng biên tập Nguyên Ngọc đổi mới báo. Hồi đó tôi ở Sài gon ra, nhà thơ Dương Tường đưa tôi mấy truyện ngắn của Phạm Hoài Nam (tên mới ra lò của Hoài) dặn: ”cậu đọc kỹ và nhận xét coi!”. Đọc xong tôi mang trả Dương Tường và chẳng hiểu sao tôi lại phán như ông thày đời: ”Con bé này cứ đi theo đường này nhất định là tắc tị…”. Mấy năm sau Phạm thị Hoài nổi như cồn với Thiên Sứ, Mê Lộ, Marie Sến… tôi thấy ân hận vì đã nhận xét bộp chộp. Hai chục năm sau nhớ lại thấy bớt áy náy, vì suy cho cùng văn tài nào chẳng tới lúc… tắc tị? Sau này Phạm thị Hoài sang Đức làm Talawas, diễn đàn văn học nghệ thuật bậc nhất, rất có ích cho văn nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài nước. Tuy bận rộn Hoài vẫn viết tiểu luận, và vẫn viết hai truyện ngắn xuất sắc: “Cam Tâm” và “Ám thị”. Có lần về VN, Hoài tìm tới cơ quan tặng tôi cuốn Marie Sến. Tôi treo cuốn này ở ghi đông xe đạp vừa đạp thể dục vừa ngẫm nghĩ về nó, tới lúc quẹo trái, mải nghĩ bị xe máy phía sau tông hắt bắn lên trời cả người lẫn sách, nằm liệt cả tháng, sau cứ nhìn thấy Marie Sến của Hoài lại giật mình thon thót nghĩ tới lúc hút chết. Xuân Sách hiểu khá rõ Phạm thị Hoài: “Dẫu chín bỏ làm mười hay mười hai cũng mặc Chẳng ai dung thiên sứ đất này Dụ đồng đội vào trong mê lộ Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày. Cùng lứa với Dương Thu Hương là nhà thơ Ý Nhi. Bà là ái nữ của nhà văn – nhà nghiên cứu – GS Hoàng Châu Ký, quê Quảng Nam, là phu nhân của Giáo sư Nguyễn Lộc, nghiên cứu văn học. Ý Nhi nhiều năm làm biên tập NXB Hội nhà văn, sau đó chuyển vào TP Hồ Chi nhánh là Trưởng Chi nhánh của NXB này. Ý Nhi làm nhiều thơ: Nỗi nhớ con đường, Cây trong phố chờ trăng, Người đàn bà ngồi đan, Ngày thường, Mưa tuyết… phần nhiều mang tâm trạng ngổn ngang như chị đã từng viết trong “tiểu dẫn”: “tôi ngại các tiệc vui – nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến mọi người quanh tôi vui sướng – và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng”. Trong thơ chân dung về Ý Nhi, Xuân Sách cũng thắc mắc: ”Trái tim với nỗi nhớ ai…” khiến “người đàn bà ngồi đan“ phải “sợi dọc thì rối, sợ ngang thì chùng”. Ở Hội nhà văn có một bậc cao nhân, thi văn nhạc toàn tài, là người trong mộng của nhiều nữ hội viên. Không biết Xuân Sách có ám chỉ ông này không? Trái tim với nỗi nhớ ai Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng Như người đàn bà ngồi đan Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng. Bậc “đàn chị” về tuổi tác của các nữ sĩ trên phải kể tới nhà văn Vũ thị Thường năm nay cũng ngoài 80, là Chế Lan Viên phu nhân và thân mẫu của nhà văn Phan thị Vàng Anh. Số là vài năm sau khi chia tay với bà vợ đầu Nguyễn Thị Giáo năm 1958, Chế Lan Viên đi thực tế Thái Bình và gặp cô gái “mầm non văn nghệ“ Vũ thị Thường. Được nhà thơ lớn “kèm cặp”, Vũ thị Thường viết truyện ngắn “cái hom giỏ” được giải nhất báo Văn Nghệ, được đưa về công tác ở Hội nhà văn, làm đám cưới với Chế Lan Viên và sau này làm tới Uỷ viên chấp hành Hội. Vũ thị Thường viết thêm được truyện “gánh vác”, “cái lạt” và “vợ chồng ông lão chăn vịt“ rồi thôi. Xuân Sách viết về Vũ thị Thường với giọng bông lơn: Từ trong hom giỏ chui ra Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi Định đem cái lạt buộc người Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn Nghe đồn trong “dị bản” về Chế Lan Viên, còn hai câu nữa cũng nói về Vũ thị Thường: “Nghĩ Thường gánh vác mà thương Lẽ đâu sự nghiệp chỉ bằng cái hom?” Chi tiết này xin dành các nhà nghiên cứu văn học.

Nguồn Nhật Tuấn

Điều hướng bài viết