Phép vua thua lệ làng là gì năm 2024

TP - “Phép vua” là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia, được các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra, vậy mà thua cả “lệ làng” được chăng hay chớ, do con người cũng như điều kiện thổ nhưỡng và hoàn cảnh xã hội ở làng tạo nên.

Vì thói “luật pháp làng” án ngữ bắt rễ thâm căn cố đế từ trong lịch sử, nên từ cổ chí kim, cho đến hiện đại nhãn tiền, các điều luật từ trung ương đến địa phương đều bị hóa giải ngay cổng tre của mỗi xóm làng.

Làng chính là một giá trị độc tôn “cao nhất”, đã xé lẻ sức mạnh quốc gia của người Việt. Lâu nay người ta cứ cho rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, hoặc là làm thân con gái chẳng ao ước lấy được đàn ông tài giỏi kinh bang tế thế nào hơn lấy được chồng làng.

Lấy chồng khó giữa làng/ Hơn lấy chồng sang thiên hạ

Phép nước là biểu hiện cho tinh thần công lý. Với kiểu đặt cả phép nước xuống dưới lệ làng, chứng tỏ trình độ sống của người Việt còn hết sức manh mún, nhỏ bé, chủ yếu còn loay hoay “vinh thân phì gia”, sau đó lan từ nhà ra ngõ, và đến hàng rào của làng thì “đào hào đắp lũng” cố thủ.

Người Việt chúng ta đã thú nhận “sức mạnh” của mình qua câu nói tận thâm sâu trong tâm hồn và truyền thống, cũng như phong tục: Phép vua thua lệ làng. Đơn vị làng cũng là đơn vị sống tình cảm, ở đó phản ánh trình độ sống nhiều khi nặng về cảm tính của người Việt.

Một cái làng không bao giờ có thể có một vóc dáng của một “quốc gia lập hiến”. Nhiều làng hợp lại, cũng không thành quốc gia lập hiến. Theo các triết gia thì:

Lý trí của con người hiển nhiên đã mang tính công lý. Vì ở chợ, khi người khuân vác khiêng một cân thịt, một cân rau, một cân củi, thì anh ta đều tính tiền công trọng tải như nhau – đó là công lý. Hay người khách hỏi người bán nước là “nước sôi chưa” thì có nghĩa nước đã đun ở 100oC chưa, ai cũng hiểu vậy – và đó là công lý.

Và cả kẻ bán lẫn người mua đều cũng phải tính 2+2=4, hay 3 lần 7 là 21 – cũng là công lý. Như vậy khi một cộng đồng có lý trí, thì hiển nhiên cộng đồng đó sẽ tiến đến công lý. Công lý sẽ làm mạnh cả hiến pháp và pháp luật, cũng như mọi quy tắc và lề luật ứng xử cộng đồng.

Trái lại, khi một cộng đồng lý trí yếu, thì hiển nhiên sẽ lui về co cụm trong tình cảm, lấy việc thân với người này, sống chết với người kia, làm thành phe cánh, mong chống chọi hay lấn lướt với đời.

Vậy đến lúc chúng ta nên bàn đến một nhược điểm khá phổ biến của người Việt:

- Vì thiếu lý trí, nên thiếu sự quy tụ đến đời sống công lý trong cộng đồng. Vì thế mới nảy sinh “phép vua thua lệ làng”.

- Vì thiếu công lý làm sức mạnh lẽ phải trong quan hệ cộng đồng, nên người ta phải tìm cách cấu kết thành cánh hẩu, rồi các hội này, hội kia?!

Có phải để cái duy cảm che khuất lẽ sống chung là công lý, mà giờ đây ngay cả việc chấp hành luật lệ giao thông đang trở thành vấn đề không nhỏ ở nước ta?

“Phép vua” ở đây đại diện cho pháp luật chính thống của nhà nước, “lệ làng” chỉ là giao ước của một nhóm người, biểu hiện của văn hóa làng xã và tư duy nông nghiệp...

Phép vua thua lệ làng là gì năm 2024
Ảnh minh họa (internet)

Nhà nước và pháp luật ra đời song song với nhau, nhà nước không thể không có pháp luật và pháp luật không thể tồn tại ở đâu ngoài nhà nước, đây là mệnh đề biện chứng đã được các nhà nghiên cứu cấu trúc xã hội thừa nhận. Một trong những đặc điểm lớn nhất của pháp luật là “tính lịch sử cụ thể”, có nghĩa là đúng trong trường hợp này, nhưng sai hoặc chưa đúng trong trường hợp khác, là luật của quốc gia này nhưng lại là điều nực cười đối với quốc gia khác…

Ở nước Anh, người tham gia giao thông phải đi bên trái, nhưng với số đông quốc gia còn lại đi bên phải mới đúng luật, ở một số nước Tây Á, luật quy định đàn ông được lấy nhiều vợ, nhưng với Việt Nam “hôn nhân chỉ được một vợ, một chồng”... có vô vàn những điều tréo ngoe có thể kể ra để thấy rằng pháp luật luôn có tính “lịch sử cụ thể”. Tại sao có sự khác biệt đó? Chính thực tiễn khách quan bao gồm môi trường sống, vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu…đã tạo nên sự khu biệt về văn hóa, tín ngưỡng, luật pháp của từng vùng miền, quốc gia, lãnh thổ.

Ví dụ như những quốc gia xuất phát từ nền văn minh lúa nước (Phương Đông) do yêu cầu “trị thủy” nên mới tập hợp số đông người cùng sinh sống trong một vùng, từ đó sinh ra văn hóa làng xã và tính cố kết cộng đồng cao, ngược lại những quốc gia có nguồn gốc du mục (Phương Tây) thường đề cao sức mạnh cá nhân. Lịch sử xã hội Việt Nam cho thấy luật pháp còn có tính giai cấp nên nó (luật pháp) chỉ ra đời khi xã hội có giai cấp, vậy trước khi giai cấp ra đời thì người ta dùng cái gì để giữ ổn định trong cộng đồng? Đó chính là “lệ” – theo ngôn ngữ Việt Nam.

“Lệ” thường đi kèm với “làng” vậy mới có câu “phép vua thua lệ làng”, chân lý này ra đời trong xã hội phong kiến nên “lệ” cũng phát triển mạnh trong thời kỳ này. Luật pháp Việt Nam ngày nay về sâu xa cũng được kế thừa từ những cái “lệ” như vậy, “lệ” ở đây chính là phong tục, tập quán, văn hóa tín ngưỡng của người Việt.

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời trên cơ sở đánh đổ đế quốc – phong kiến mới chỉ hơn 70 năm nên xã hội Việt Nam vẫn còn nặng những cái “lệ” chẳng giống ai. Đòi hỏi trước hết của một nhà nước pháp quyền là hệ thống luật pháp chặt chẽ, khoa học, công bằng, đủ sức để điều chỉnh mọi mối quan hệ trong xã hội, và hẳn nhiên gạt bỏ được những tàn dư lạc hậu của “lệ” đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Nói cách khác, luật phải được áp dụng và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ quốc gia chứ không thể có cái “lệ” nào có thể thay thế được.

Năm 2014 ở Gio Linh – Quảng Trị xảy ra vụ án nghiêm trọng: Hơn 100 dân làng đã đánh chết 02 tên “cẩu tặc” ăn trộm chó. Vụ án này một thời gian dài gây xôn xao dư luận ở địa phương. TAND Quảng Trị từng mở phiên sơ thẩm vào tháng 11.2013, nhưng trả hồ sơ điều tra bổ sung vì nhiều người tự nhận đánh chết hai người nghi trộm chó!? Đây có lẽ là sự kiện vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Tư pháp nước nhà, vì thật hiếm nơi nào lại có nhiều người tốt bụng xông vào nhận mình là hung thủ giết người! Đặc biệt hơn, khi vụ án được xét xử trở lại, kết quả có 6 bị cáo lĩnh án tù, nhiều người nước mắt lưng tròng tiễn các bị cáo… nhập trại. “Bắt trộm chó là việc chung cả làng. Đánh chết hai người nghi trộm chó cũng là cả làng chứ đâu phải mấy người đó. Thương hoàn cảnh của họ nên chúng tôi đưa tiễn để chia sẻ” [1]. Có phải vì cái “lệ” làng quá to nên cả làng mới xông lên cùng nhau nhận tội nhằm tạo sức ép lên tòa án.

Thực tế lúc đầu TAND tỉnh Quảng Trị đã bối rối trước sức mạnh đoàn kết của dân làng. Ăn trộm chó là hành vi đáng bị pháp luật trừng trị, đánh chết người ăn trộm chó cũng phạm phải tội giết người… tất cả phải được pháp luật soi rọi để phân minh đúng - sai rạch ròi, hành vi bao che của một tập thể người dù mạnh cỡ nào cũng không phải là điều hay lẽ phải.

Cách đây chưa lâu, người dân kinh doanh máy gặt lúa tại xã Bắc Thành, huyện Yên Thành - Nghệ An đã phải ký bản cam kết và đóng 2 triệu đồng cho UBND xã. Cụ thể, trong thời gian từ 30.8 đến 3.9, chính quyền xã Bắc Thành thu mỗi người cho thuê máy gặt 2 triệu đồng, tổng cộng 19 chủ máy gặt từ tỉnh khác tới hoạt động trên địa bàn xã đã phải đóng 38 triệu đồng! Bất kể phương tiện nào muốn xuống ruộng cắt lúa phải đóng tiền cho công an, còn nếu không đóng tiền thì không được phép gặt lúa ở vùng này.

Trả lời trên báo chí, vị Phó chủ tịch xã này cho biết: “Mục đích thu số tiền trên là để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, răn đe những người kinh doanh máy gặt phải có trách nhiệm giữ gìn cầu đường khi qua lại… Nếu chủ kinh doanh máy gặt nào vi phạm thì xã sẽ xử phạt và trừ vào số tiền 2 triệu đồng”[2].

Thật khó tin, đó lại là sự thật 100%. Luật pháp đang “lơ lửng” ở đâu trong trường hợp này? phải chăng cái “lệ” nêu trên đang "mon men" từng ngày len lỏi vào đời sống xã hội?

Chưa hết, mới đây xảy ra chuyện có đoàn kiểm tra liên ngành do Thanh tra Sở Tài chính Ninh Thuận làm trưởng đoàn đã giữ một người bán vé số dạo ngay trước cổng chợ Phan Rang. Lý do bởi trên tay người phụ nữ bán vé số này đang cầm 8 tờ vé số do Cty TNHH MTV xổ số kiến thiết Bình Thuận phát hành. Đoàn kiểm tra liên ngành đã tịch thu, lập biên bản xử phạt người bán vé số vì hành vi “bán vé số trái tuyến”, dù pháp luật hoàn toàn không có quy định nào bắt và phạt người bán vé số dạo nếu bán vé số sai vùng phát hành.

Ở chừng mực nào đó, Hội đồng nhân dân các cấp có quyền ban hành các Nghị quyết riêng cho địa phương mình, nhưng không có nghĩa là khu biệt theo kiểu “ngăn sông cấm chợ”. Người viết không có ý “nghiêm trọng hóa” vấn đề, nhưng hành động xử phạt người bán vé số của đoàn kiểm tra liên ngành đã đi ngược lại với xu thế phát triển nền kinh tế thị trường!

Xét nguồn gốc sâu xa, “lệ” là xuất phát điểm, là “bà đỡ” của luật, nhưng nếu không kiểm soát tốt “lệ” sẽ phá hoại, vô hiệu hóa luật. Mặt khác, biểu hiện nguy hiểm hơn của “lệ” là “rò rỉ” quyền lực, vì quyền lực được sử dụng bừa bãi để ban hành những cái “lệ” trái khoáy. Hãy nhìn vào văn hóa giao thông mới thấy được cái “lệ” của người Việt mới đáng sợ làm sao, tắc đường ư? đèn đỏ ư? Cứ vượt lên lề mà đi, hãy cố chen lên mà đi! Thật chẳng mấy vui vẻ khi lời nhận xét của một người bạn nước ngoài về cái “lệ” giao thông của ta như thế đấy!

Tài liệu tham khảo:

-[1]http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/6-bi-cao-danh-chet-ke-nghi-trom-cho-duoc-hon-100-nguoi-tien-vao-tu-3094938.html

-[2]http://dantri.com.vn/ban-doc/nghe-an-nhieu-chu-may-gat-meo-mat-vi-bi-cong-an-xa-thu-tien-bao-ke-2016090607210479.htm

Tại sao lại nói phép vua thua lệ làng?

Nhiều người vẫn biết về câu tục ngữ "Phép vua thua lệ làng", hiểu nôm na là luật của vua, của cơ quan quyền lực tối cao là chung cho cả nước, nhưng trên thực tế nhiều khi lại không có hiệu lực bằng luật lệ, quy định của địa phương, làng xã.

Lệ làng nghĩa là gì?

Lệ làng là những điều khoản chi tiết (nặng về phong tục địa phương) chỉ có tác dụng trong một làng và ít nhiều đóng góp cho việc thi hành luật nước.

Phép vua nghĩa là gì?

Phép vua (luật nước) được hiểu là những duy định, luật lệ của nhà vua, là điều luật mang tính hành chính được ban ra trong phạm vi cả nước bởi bộ máy cai trị phong kiến.

Thành ngữ Phép vua thua lệ làng phản ánh gì về bức tranh nông thôn Việt Nam dưới sự quản lý của nhà nước phong kiến?

Câu tục ngữ 'phép vua thua lệ làng' không chỉ phản ánh sự mâu thuẫn giữa quyền lực và truyền thống, mà còn bởi sự kết nối sâu sắc của người dân với làng quê.