Bến xe hà đông cũ ở đâu

Tòa chung cư 35 tầng xây trên nền bến xe Hà Đông cũ tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông - Ảnh: Ngọc Ánh

Bến xe thành bãi đỗ, điểm trung chuyểnxe buýt

Theo Sở GTVT Hà Nội, trong Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trình UBND thành phố phê duyệt, 4 bến xe khách liên tỉnh hiện có (trong khu vực đường vành đai 3) được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ và chỉ nâng cấp, cải tạo trên cơ sở quy mô như hiện nay.

Cụ thể, bến xe liên tỉnh Gia Lâm (diện tích 1,45ha) dự kiến sau năm 2020 chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt, phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến của bến xe Gia Lâm sẽ được chuyển về bến xe Cổ Bi, Đông Anh, Nội Bài và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi).

Bến xe khách Mỹ Đình (diện tích 3,5ha) dự kiến sau năm 2025 chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt, phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến của bến xe Mỹ Đình sẽ được chuyển về bến xe Cổ Bi, Nội Bài, Phùng và bến xe phía Tây.

Bến xe khách Giáp Bát (diện tích 3,65ha) dự kiến sau năm 2020 chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt, phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến của bến xe Giáp Bát sẽ được điều chuyển về bến xe Cổ Bi, Đông Anh, Yên Nghĩa và bến xe phía Nam (Ngọc Hồi).

Bến xe Nước Ngầm sẽ được nâng cấp cải tạo trong giai đoạn trước mắt, dự kiến sau năm 2025, khi xây dựng mới bến xe phía Nam thì chuyển thành đầu mối giao thông công cộng. Các tuyến của bến xe Nước Ngầm sẽ được chuyển về bến xe Cổ Bi và bến xe phía Nam.

E ngại đất bến xetrở thành chung cư, cao ốc

Liên quan đến kế hoạch chuyển đổi công năng bến xe với mục đích giảm áp lực và ùn tắc giao thông cho các tuyến đường nội đô và cửa ngõ, không ít ý kiến bày tỏ lo ngại tình trạng “có mới không chịu trả cũ”, sau khi di chuyển bến xe, những khu đất vàng này lại bị sử dụng vào mục đích khác, không đúng như quy hoạch. Những e ngạinày không phải là không có cơ sở khi Hà Nội đã từng có nhiều tiền lệ về chuyện nhiều đơn vị di dời sang trụ sở mới nhưng vẫn kiên quyết “ôm” trụ sở cũ.

Theo ông Đào Việt Long, để thay thế 4 bến xe chuyển đổi, di dời, Hà Nội sẽ xây mới bến xe liên tỉnh phía Bắc - Bến xe Nội Bài (vị trí giao giữa đường Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hạ Long, Bắc Thăng Long - Nội Bài, giáp tuyến đường sắt đô thị số 6); BX khách Đông Anh (nằm tại điểm giao cắt QL3 với đường vành đai 3, giáp tuyến đường sắt đô thị số 4); BX Cổ Bi (nằm tại vị trí kẹp giữa đường sắt vành đai và QL5 thuộc xã Cổ Bi, giáp tuyến đường sắt đô thị số 1); BX khách phía Nam (đề xuất tại phía Nam Khu công nghiệp Ngọc Hồi, phía Đông ga Ngọc Hồi), bảođảm kết nối thuận lợi với tuyến đường sắt đô thị số 1; BX khách Yên Nghĩa (BX hiện có); BX khách liên tỉnh phía Tây (nằm cạnh nút giao vành đai 4 và Đại lộ Thăng Long, giáp tuyến đường sắt đô thị số 5); BX khách liên tỉnh Phùng (nằm sát vị trí giao giữa QL32 và đường vành đai 4, giáp tuyến đường sắt đô thị số 3)...

Trao đổi vớiBáo Giao thông, TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, giảng viên trường Đại học GTVT cho rằng,trước tình hình ùn tắc giao thông đang ngày càng trầm trọng tại Hà Nội đã có chủ trương di dời nhiều bến xe. Vấn đề đặt ra là sau khi bến xe chuyển đi, cao ốc lại mọc lên thì áp lực giao thông cho thành phố có giảm?Đơn cử như trường hợp bến xe Hà Đông sau khi di dời lại nhanh chóng trở thành dự án chung cư, cao ốc.

“Rõ ràng Hà Nội sai ngay từ khâu quy hoạch. Quy hoạch không đúng nên cứ phải quy hoạch đi, quy hoạch lại nhưng vẫn sai. Cho cao ốc mọc lên ùn tắc lại hoàn ùn tắc. Hà Nội đang tạo “mọi điều kiện thuận lợi nhất để xây cao ốc, chung cư” nhưng quên các bãi xe tĩnh còn đang thiếu trầm trọng”, TS. Thủy nói và dẫn chứng đường Lê Văn Lương, Nguyễn Tuân, Lê Trọng Tấn và một số tuyến đường thuộc quận Hoàng Mai đang được xây dựng chung cư một cách ồ ạt. Hệ quả là các khu vực này cũng đã phải đối mặt với ùn tắc.

“Hà Nội cần quy hoạch cho đúng, tránh tình trạng 4 bến xe lớn lại trở thành “miếng mồi ngon” cho các “ông lớn” chung cư, cao ốc”, bà Thủy nói.

Về vấn đề này, ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, Hà Nội đang hoàn thiện Đồ án quy hoạch bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.4 bến xe lớn như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm sẽ được quy hoạch thành bãi đỗ xe, điểm trung chuyển xe buýt nhằm mục tiêu phát triển vận tải công cộng, giúp giảm áp lực giao thông trong thành phố.“Đến thời điểm này, đồ án trên đã được Sở GTVT báo cáo UBND thành phố 3 lần. Các nội dung trong đồ án cũng được hội đồng thẩm định thành phố cho ý kiến, hoàn chỉnh dự kiến sẽ phê duyệt trong quý II/2018”, ông Long cho hay

“Giai đoạn trước mắt khi chưa kịp đầu tư các bến, bãi đỗ xe theo quy hoạch, đối với những khu vực bức xúc, thiếu bãi đỗ xe vẫn tạm thời duy trì một số điểm trông giữ phương tiện, bãi đỗ xe tạm nhằm đáp ứng nhu cầu đỗ xe của người dân. Về lâu dài, các điểm đỗ xe tạm thời sẽ được thay thế bằng các bãi đỗ xe tập trung phù hợp với quy hoạch”, ông Long khẳng định.

Hệ thống bến xe, ga tàu hỏa liên tỉnh của Hà Nội rất lớn để phục vụ cho nhu cầu đến và đi hàng chục ngàn lượt hành khách mỗi ngày. Các bến xe và ga tàu được phân bổ linh hoạt tại các cửa ngõ của Hà Nội, giúp liên kết các tỉnh thành với nhau, giúp người dân dễ dàng đón được chuyến xe đến nơi mình muốn đến.

Để cho bạn hình dung rõ hơn về các bến xe tại Hà Nội dưới đây là thông tin chi tiết.

Thông tin chung

Bến xe hà đông cũ ở đâu

Hà Nội có nhiều bến xe, phục vụ đủ nhu cầu đi lại của người dân trong và ngoài thành phố

Hà Nội hiện có 9 bến xe liên tỉnh gồm: Giáp Bát, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm, Nước Ngầm, Lương Yên, Sơn Tây, Trôi, Phùng. Tổng diện tích các bãi đỗ xe khoảng 17,9 ha.

Ba bến xe khách nội tỉnh gồm Cổ Đô (huyện Ba Vì), Đúc Khê (huyện Mỹ Đức), Thường Tín (huyện Thường Tín), chỉ phục vục các chuyến xe đi trong địa phận Hà Nội.

Dưới đây chỉ tập trung vào các bến xe lớn và phục vụ nhiều lượt hành khách nhất thành phố, cùng hướng dẫn cách đón xe từ bến xe đi sân bay Nội Bài, hay từ các bến xe đi tới các điểm khác của thành phố.

Thông tin các bến xe lớn nhất thành phố Hà Nội

Thông tin bến xe khách Mỹ Đình

Bến xe hà đông cũ ở đâu

Bến xe khách Mỹ Đình

Bến xe khách Mỹ Đình là một bến xe khách tại Hà Nội nổi tiếng vì quy mô lớn và độ hiện đại của nó. Bến xe này có tuổi đời trẻ, nằm ở mặt đường vành đai 3 – cung đường nối liền bến xe Mỹ Đình và các bến xe Nước Ngầm, Yên Nghĩa, là cửa ngõ giúp hành khách chỉ cần 1 chuyến xe là có thể đi tới các tỉnh miền Bắc – Bắc Trung Bộ và cả một số tỉnh thành phía Nam khác.

Bến xe Mỹ Đình đón tiễn hơn 1000 lượt khách mỗi ngày với khoảng hơn 500 lượt xe ra vào. Cơ sở này rộng rãi, vật chất hiện đại, quản lý chặt chẽ nên hành khách có thể yên tâm khi mua vé xe tại đây.

  • Địa chỉ: 20 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
  • Diện tích: 3,5 ha
  • Điện thoại: (024) 37685549

Bến xe Giáp Bát

Bến xe hà đông cũ ở đâu

Bến xe Giáp Bát

Bến xe Giáp Bát là bến xe chuyên phục vụ các tuyến xe khách đi các tỉnh phía Nam Hà Nội, bao gồm tất cả các tỉnh từ Ninh Bình trở vào và cũng có xe đi các tỉnh miền Bắc khác. Bến xe Giáp Bát hoạt động từ năm 1989, là địa điểm đón trả khách cho các nhà xe đi các tuyến toàn quốc.

Bến xe Giáp Bát được xây dựng đầy đủ hệ thống phòng vé, khu vực chờ xe và khu vực vệ sinh, ăn uống để phục vụ khách đi lại.

  • Địa chỉ: Km6 đường Giải phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Diện tích: 37.000 m2
    Điện thoại: (024) 38641467

Bến xe Nước Ngầm

Bến xe hà đông cũ ở đâu

Bến xe Nước Ngầm

Bến xe Nước Ngầm cũng là địa điểm quen thuộc của những hành khách thường xuyên phải di chuyển từ các tỉnh phía Nam tới Hà Nội và ngược lại. Được thành lập từ năm 2006 với khoảng 350 lượt xe mỗi ngày, cho đến tháng 3/2014, UBND Thành phố Hà Nội đã cho phép bến xe Nước Ngầm mở rộng lên tổng diện tích là 17.800m2, có thể phục vụ tối thiểu khoảng 800 lượt xe/ngày.

  • Địa chỉ: Km8 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Diện tích: 10300 m2
  • Điện thoại: (024) 38612158

Bến xe Gia Lâm

Bến xe hà đông cũ ở đâu

Bến xe Gia Lâm

Nếu hành khách muốn tìm bến xe ở phía Đông Hà Nội để đi tới các tỉnh đông, đông bắc bộ thì bến xe Gia Lâm là lựa chọn tốt nhất. Bến xe Gia Lâm phục vụ một lượng khách lớn mỗi ngày với khoảng hơn 300 lượt xe ra vào mỗi ngày, đây vẫn là một trong những điểm vận chuyển hành khách quan trọng của Hà Nội

Đối với các hành khách đang có nhu cầu tìm địa chỉ bến xe khách Hà Nội ở phía đông thì bến xe Gia Lâm chính là đáp án cho bạn. Với cơ sở hạ tầng được nâng cấp, bến xe Gia Lâm vận chuyển hành khách từ các tỉnh vào nội thành. Thu hút nhiều lượt khách và nhà xe tới đăng ký hoặc mua vé.

  • Địa chỉ: Số 9, đường Ngô Gia Khảm, Long Biên, Hà Nội
  • Diện tích: 1,45ha
  • Điện thoại: (024) 38271529

Bến xe Yên Nghĩa

Bến xe hà đông cũ ở đâu

Bến xe Yên Nghĩa

Bến xe Yên Nghĩa thực ra là bến xe Hà Đông mới. Bến cũ nằm gần khách sạn sông Nhuệ ở đường Trần Phú nhưng do chật hẹp quá tải nên đã được di chuyển về Ba La, Hà Đông, đầu QL6 Hà Nội đi Hòa Bình. Bến xe Yên Nghĩa chuyên phục vụ các tuyến xe Hà Nội đi các tỉnh Hòa Bình, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam…

Nếu bạn đi từ Hòa Bình lên Hà Nội, thì nhiều nhà xe sẽ không đi qua bến xe như Mỹ Đình hay Giáp Bát. Vì vậy, Yên Nghĩa sẽ là nơi trả khách của nhiều nhà xe đối với lượt khách này.

  • Địa chỉ: Đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.
  • Diện tích: 7ha
  • Điện thoại: (024) 3825209

Hà Nội sẽ có 7 bến xe khách liên tỉnh mới và dừng hoạt động 4 bến xe khách lớn

Hà Nội cũng đưa ra lộ trình đến năm 2030, thành phố sẽ xây dựng 6 bến xe mới, với tổng diện tích 73 ha. Cụ thể là bến xe Nội Bài; bến xe Đông Anh; bến xe Cổ Bi; bến xe Phùng; bến xe tỉnh Phía Tây ở Hoài Đức; bến xe Phía Nam, 11 ha ở xã Ngọc Hồi, Thanh Trì…Đồng thời, cải tạo lại bến xe Yên Nghĩa hiện có.

4 bến xe khách lớn của Hà Nội có thể bị xóa sổ là các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm.

Ngoài ra nếu muốn đón tàu, xe tới các tỉnh khác thì hành khách có thể tham khảo danh sách những nhà ga ở Hà Nội.

Làm sao để di chuyển nhanh nhất giữa các bến xe?

Hệ thống xe bus của Hà Nội cho phép hành khách có thể đón xe bus từ bến xe này đến bến xe khác, hoặc là từ bến xe đi các địa chỉ cụ thể hoặc ngược lại, tuy nhiên xe bus thường luôn đông và không tiện lợi để di chuyển nếu hành khách đem theo nhiều hành lý.

Bến xe hà đông cũ ở đâu

NoiBai Taxi

Hành khách cũng có thể đón xe ôm, xe ôm công nghệ hoặc taxi truyền thống, nhưng chất lượng xe thì chưa chắc được đảm bảo. Chúng tôi gợi ý cho bạn dịch vụ vận tải NoiBai Taxi.

NoiBai Taxi là nhà cung cấp dịch vụ vận tải mới, giúp hành khách dễ dàng đặt được xe sang – giá hời ở các tuyến di chuyển trong thành phố, giữa các bến xe, tuyến Hà Nội đi Nội Bài, Nội Bài đi các tỉnh, hoặc là thuê xe riêng theo hợp đồng.

Chỉ cần truy cập noibai.vn là hành khách có thể đặt xe với mức giá rẻ nhất thị trường. Bạn cũng có thể gọi xe thông qua ứng dụng NoiBai Taxi được cài đặt trên smartphone. Tại đây, bạn có thể hẹn điểm đón, giờ đón, và yêu cầu dịch vụ thêm như vận chuyển hành lý, chờ ngoài sảnh,… Tiền cước xe sẽ thanh toán trực tiếp cho tài xế ở cuối hành trình.

Hệ thống của Taxi Nội Bài luôn sẵn sàng phục vụ tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần giúp đỡ qua hotline: (024) 7777.8888!