Xây dựng tình huống trong dạy học

Hiểu thế nào về dạy học tình huống

Dạy học tình huống: Là tư tưởng dạy học quan niệm rằng khi dạy học người thầy đứng trước những hoàn cảnh, điều kiện dạy học rất cụ thể. 

Thầy giáo phải luôn hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú, năng lực… của người học, đồng thời phải nắm được hoàn cảnh, điều kiện, môi trường… khi quá trình dạy học đang diễn ra. 

Trên cơ sở đó quyết định dạy cái gì, dạy như thế nào, sử dụng phương tiện và hình thức gì?... để tạo ra những hoạt động phong phú, hấp dẫn, nhằm khơi dậy hứng thú, lòng ham học tập, tìm tòi, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh.

Vũ trụ là vô cùng và tư duy sáng tạo của con người cũng là vô cùng. Nếu làm được điều đó thì lợi ích mang lại cho con người sẽ không thể nào lường hết được.

Vì sự chú ý, hứng thú… của học sinh thay đổi từng giây, từng phút trong quá trình học tập, nên người thầy giỏi phải luôn nhạy cảm trước tình huống sư phạm mới có sự điều chỉnh kịp thời các hoạt động của mình.

Người thầy giáo trước lớp cũng như người chỉ huy trong chiến đấu, luôn phải quan sát đối phương và diễn biến chiến trường để ra các mệnh lệnh chiến đấu chứ không thể dựa vào bản kế hoạch tác chiến đã vạch sẵn trước khi xảy ra chiến sự. 

Trong thực tế người thầy giáo giỏi đã làm như thế để có được những giờ học thành công. Họ đã thực hiện theo tinh thần dạy học tình huống. Đó là một trong những bí quyết quan trọng của nghệ thuật sư phạm mà các sinh viên và thầy giáo trẻ nên lưu ý học tập.

Vậy bản chất của dạy học tình huống là dạy học gắn liền với thực tiễn, dạy học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và luôn biến động.

Tình huống dạy học là khái niệm quan trọng nhất của dạy học tình huống.

Tình huống dạy học là khái niệm mô tả hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể như: thầy, trò, sách giáo khao (SGK) có gì đặc biệt? Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, môi trường dạy học… như thế nào?

Tình huống dạy học luôn luôn thay đổi, vì vậy để dạy học tốt đòi hỏi người thầy phải quan sát thực tế, nhạy cảm và tập trung sự chú ý của mình vào công việc. 

Người thầy thường tập trung vào việc xác định THDH ở 3 giai đoạn: Trước giờ học, trong giờ học và sau giờ học.

Cấu trúc của tình huống dạy học

Tình huống dạy học được tạo thành từ hai yếu tố cơ bản: Con người và các thành tố của quá trình dạy học

Con người là thầy và trò. Muốn làm việc có hiệu quả người thầy phải nắm được nhu cầu, nguyện vọng, hoàn cảnh, điều kiện học tập của học sinh. 

Đối tượng lao động của người thầy là học sinh, khác với công nhân, nông dân, đối tượng lao động là những vật vô tri vô giác. Trong giờ lên lớp thầy giáo phải quan tâm theo dõi sự chú ý và hứng thú của học sinh. 

Sự chú ý như cửa sổ của tâm hồn con người. Khi cửa sổ này khép lại thì mọi hoạt động của thầy không còn ảnh hưởng tới tâm hồn họ nữa.

Hứng thú học tập của học sinh là động lực kích thích tính tích cực sáng tạo, làm nâng cao chất lượng học tập.

Trong dạy học động lực được tạo ra từ sự kích thích hứng thú là thế mạnh của người thầy, vì nó nằm trong tầm tay của họ qua sự lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và tình huống dạy học thích hợp.

Bản thân người thầy cũng phải hiểu mình, luôn luôn tự rèn luyện, tu dưỡng để đáp ứng yêu cầu dạy học ngày càng cao của xã hội. Có thể tóm tắt những điều đã nói trong sơ đồ sau:

THẦY:

- Có kiến thức sâu và rộng, có lương tâm nghề nghiệp

- Sự tập trung, sự sẵn sàng làm việc

- Xác định được bản chất và trọng tâm vấn đề

- Chuẩn bị tốt các điều kiện dạy học cụ thể

TRÒ:

- Có nhu cầu học tập

- Tập trung sự chú ý, có hứng thú học tập

- Có trình độ, năng lực tiếp thu bài học

- Có điều kiện, môi trường, không khí đạo đức chung tốt

Các yếu tố của quá trình dạy học

Là thành phần cơ bản của tình huống dạy học. Quá trình dạy học có hai mặt: mặt nội dung và mặt quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mặt nội dung gồm: Mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và kiểm tra, đánh giá. Những phạm trù này quyện chặt vào nhau trong quá trình dạy học, nhiều khi không thể bóc tách được, chúng rất trừ không phụ thuộc vào sự gia công sư phạm của người thầy. 

Bài học có sinh động, đem lại hứng thú, có để lại dấu ấn trong tâm hồn học sinh, đó là kết quả của việc nắm bắt tình hình thực tế, của sự uyên bác, của năng lực và nghệ thuật sư phạm, của tinh thần trách nhiệm và lương tâm người thầy.

Mặt quá trình gồm: Tạo tình huống có vấn đề, kích thích động viên, tạo động lực, tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá. Quá trình này kéo dài từ đầu đến cuối giờ học. 

Quá trình vây dựng tình huống dạy học

Từ thực tiễn dạy học có thể thấy người thầy xây dựng tình huống dạy học qua 3 giai đoạn: trước giờ học, trong giờ học, sau giờ học.

Trước giờ học: Hiện nay, việc xây dựng tình huống dạy học trước giờ học có thể xem là quan trọng nhất. 

Thậm chí, một số thầy giáo xem đây là giai đoạn duy nhất, mà không có các giai đoạn kia. Nếu nhận thức như thế, thì khi đứng lớp, người thầy chỉ tập trung vào những vấn đề đã được soạn trong giáo án, không chú ý đến thực tiễn dạy học sinh động đang diễn ra. Điều đó đã hạn chế tính hiệu quả của QTDH.

Trong giờ học: Đây là lúc xảy ra sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò, là giai đoạn quan trọng nhất, quý báu nhất của quá trình dạy học, vì chất lượng dạy học – giáo dục thường được quyết định vào lúc này. 

Nhưng điều đó lại diễn ra hàng ngày nên người ta xem là việc làm bình thường, mà không phải ai cũng thấy được tầm quan trọng của nó.

Khi lên lớp người thầy vừa quan sát lớp học vừa giảng dạy, lúc nói, lúc viết, lúc sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lúc làm thí nghiệm, lúc ra bài tập, lúc dùng power point, lúc hỏi đáp, lúc tổ chức thảo luận, lúc kiểm tra học sinh… 

Giọng nói của thầy lên bổng, xuống trầm, lúc nhanh, lúc chậm, lúc nhấn mạnh điểm này, lúc lướt qua điểm kia. Thái độ kiên quyết, lúc mềm dẻo, lúc nghiêm trang, lúc hài hước. 

Ngôn ngữ, phong thái của thầy kết hợp hài hoà với nhau, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ học tập và không khí hoạt động chung của lớp học, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên, đầm ấm và lành mạnh, lôi cuốn các em vào môi trường học tập.

Tất cả những điều đó dựa trên sự quan sát, phân tích tình huống dạy học cụ thể đang diễn ra trên lớp để có sự ứng xử thích hợp.

Người thầy vừa như một người chỉ huy trong chiến đấu, vừa như một nghệ sĩ trên sân khấu. Tài năng và nghệ thuật sư phạm của người thầy chủ yếu diễn ra lúc này. 

Vì vậy đỏi hỏi người thầy phải tập trung và phát huy cao độ sự nỗ lực sáng tạo để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động của mình.

Sau giờ lên lớp: Trước khi kết thúc giờ học, các thầy thường dành vài ba phút để ra bài tập về nhà cho học viên. 

Nhưng trong dạy học hiện đại, vấn đề tự học của học viên phải được xem là chủ yếu. Vì vậy việc xác định tình huống dạy học sau giờ lên lớp cũng phải được đặt ra một cách nghiêm túc hơn để có thể đưa ra một hệ thống bài tập hợp lí, phù hợp với thời gian và điều kiện học tập thực tế của các em.

 Đồng thời phải có sự hướng dẫn cần thiết về nội dung, phương pháp và kế hoạch… đối với những vấn đề khoa học phức tạp.

Khóa luận tốtnghiệpTrường ĐHSP Hà Nội 2PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiThế kỉ XXI - thế kỉ của công nghệ thông tin, tri thức khoa học pháttriển như vũ bão. Trước sự phát triển đó đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục nóichung và nhà trường phổ thông nói riêng cần phải có những thay đổi nhấtđịnh để phù hợp với sự phát triển của thời đại, đáp ứng được mục tiêu mà nềngiáo dục đặt ra. Mục tiêu đó là đào tạo con người phát triển toàn diện, đápứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Để đạt mục tiêu này các trường phổthông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng đã có sự thay đổi mạnh mẽ, nộidung ngày càng hiện đại, tính hệ thống ngày càng cao, vấn đề đưa ra ngàycàng sâu sắc, còn phương pháp dạy học ngày càng phong phú, đa dạng theohướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội là một mônhọc có tính tích hợp cao những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa họcxã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất, nănglực của con người. Để đáp ứng được mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dânnói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, chương trình môn Tự nhiên và Xãhội đã đưa ra những mục tiêu nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thứcban đầu và thiết thực về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội tiêu biểutrong môi trường sống và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, đời sống,sản xuất; hình thành ở các em những kĩ năng như: quan sát, mô tả, thảo luận,phân tích, so sánh, đánh giá…, đồng thời giúp các em có thể vận dụng tri thứcđã học vào thực tiễn. Trên cơ sở những mục tiêu đó đòi hỏi việc hướng dẫncủa giáo viên phải hướng tới hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức và hình thành,rèn luyện kĩ năng của học sinh. Học sinh phải được hoạt động, tự bộc lộ mìnhvà phát triển tối đa khả năng của mình thông qua hoạt động học tập. Mục tiêunày đòi hỏi trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên cầnphải tạo ra môi trường học tập khoa học, thân thiện; phải hướng học sinh tớiTháng ThịThèn1GVHD: Phạm Quang Tiệpviệc chủ động phát hiện các vấn đề và tìm kiếm giải pháp để giải quyết cácvấn đề đó; phân tích đánh giá và thu lượm được không chỉ các kiến thức, kĩnăng, kĩ sảo mà cả các con đường để tìm kiếm được những kiến thức, kĩ năng,kĩ sảo đó. Để đáp ứng được những yêu cầu trên giáo viên cần thiết phải xâydựng tình huống có vấn đề và sử dụng nó trong quá trình dạy học.Từ những lí do trên mà tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mìnhlà: “Xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 2”.2. Mục đích nghiên cứuMục đích của khóa luận này xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đềtrong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, nhằm góp phần nâng cao chấtlượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng và dạy học ở Tiểu họcnói chung.3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài- Đối tượng: Các tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 2.- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cở sở thực tiễn về tình huống có vấn đề trongdạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.- Thiết kế một số tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hộilớp 2.5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu lí luận.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.- Phương pháp điều tra.- Phương pháp phân tích.6. Giả thuyết khoa họcNếu sử dụng các tình huống có vấn đề vào dạy học môn Tự nhiên vàXã hội lớp 2 thì sẽ nâng cao tính tích cực của người học trong dạy học mônTự nhiên và Xã hội lớp 2 và góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểuhọc.7. Cấu trúc khóa luậnNgoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nộidung chính của khóa luận bao gồm:Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng tình huống cóvấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.Chương 2: Thiết kế tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiênvà Xã hội lớp 2.PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCDẠY HỌC CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔNTỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 21.1 . Cơ sở lí luận1.1.1. Một số vấn đề về tình huống có vấn đề trong dạy học1.1.1.1. Khái niệm1.1.1.1.1. Tình huống- Theo từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là sự diễn biến của tình hình, về mặtcần phải đối phó”.- Theo tác giả Văn Tân: “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi,trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịuđựng”.Như vậy có thể hiểu tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh cóchứa mâu thuẫn nảy sinh trong hành động, trong mối quan hệ giữa con ngườivới tự nhiên, với xã hội, giữa con người với nhau, buộc chúng ta phải giảiquyết, ứng xử kịp thời nhằm hướng những bất lợi thành có lợi làm cho hệthống xã hội ổn định, phát triển cao hơn và bền vững hơn.1.1.1.1.2. Tình huống có vấn đềCó nhiều quan niệm khác nhau về tình huống có vấn đề:- Theo A.M. Machuskin: “Tình huống có vấn đề là một dạng đặc biệt của sựtác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, được đặc trưng bởi trạng tháitâm lí xuất hiện ở chủ thể trong khi giải quyết một bài toán. Việc giảiquyết vấn đề đó lại cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới chưa hềbiết trước đó”.- Theo I.Ia.Lecne: “Tình huống có vấn đề là một khó khăn được chủ thể ý thứcrõ ràng hay mơ hồ mà muốn khắc phục được phải tìm tòi những tri thứcmới, những phương thức hành động mới”.- Theo giáo sư Lê Nguyên Long: “Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lícủa sự khó khăn về trí tuệ xuất hiện ở con người khi họ trong tình huốngcó vấn đề mà họ phải giải quyết, không thể giải thích một sự kiện mới bằngtri thức đã có hoặc không thể thực hiện hành động bằng cách thức đã có trướcđây và họ phải tìm một cách thức hành động mới”.Qua các khái niệm trên ta thấy rằng tình huống có vấn đề được đặctrưng bởi một trạng thái tâm lí của chủ thể, đó là sự khó khăn về trí tuệ khiđứng trước một vấn đề (mâu thuẫn trong nhận thức) mà họ thấy cần thiết vàcó khả năng vượt qua nhưng không thể giải quyết ngay được với những kiếnthức kĩ năng có sẵn mà cần phải có tri thức mới, phương pháp hành động mới.Như vậy tình huống có vấn đề mang tính chủ quan bên trong chủ thể nhậnthức và xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu của người học.1.1.1.1.3. Tình huống có vấn đề trong dạy họcVấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu và giải quyết (HoàngPhê- Từ điển Tiếng Việt). Vấn đề chỉ có tính tương đối, ở thời điểm này nó làvấn đề nhưng ở thời điểm khác nó không phải là vấn đề.Bởi vậy, tình huống có vấn đề trong dạy học là những tình huống gợicho học sinh những khó khăn về mặt lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiếtphải vượt qua nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải, mà phảiqua quá trình tích cực suy nghĩ và hành động để làm biến đổi đối tượng hànhđộng và điều chỉnh kiến thức đã có.Tình huống có vấn đề là tình huống thỏa mãn ba điều kiện sau:- Tồn tại một vấn đề: Tình huống phải bộc lộ rõ mâu thuẫn giữa thực tế vớitrình độ nhận thức mà vốn hiểu biết sẵn có của chủ thể chưa đủ điều kiện đểvượt qua.- Gợi nhu cầu nhận thức: Nếu tình huống có vấn đề nhưng học sinh khôngcó nhu cầu tìm hiểu, giải quyết thì đó chưa phải là một tình huống có vấnđề. Điều quan trọng là giáo viên phải gợi ý ở học sinh làm bộc lộ khiếmkhuyết về kiến thức và kĩ năng của các em để các em thấy cần phải bổ sung,hoàn thiện kiến thức, kĩ năng bằng cách tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh.- Gợi niềm tin ở khả năng của bản thân: Nếu một tình huống tuy có vấn đề vàhọc sinh có nhu cầu giải quyết vấn đề, nhưng họ cảm thấy vấn đề vượt quáso khả năng của mình thì học sinh cũng không sẵn sàng tham gia giảiquyết vấn đề. Tình huống cần gợi ở học sinh những cảm nghĩ là tuy các emchưa có ngay lời giải nhưng đã có một số tri thức, kĩ năng liên quan đến vấnđề đặt ra và nếu các em tích cực suy nghĩ thì có nhiều hi vọng giải quyết vấnđề đó. Như vậy có được niềm tin ở khả năng huy động tri thức và kĩ năng sẵncó để giải quyết hoặc tham gia giải quyết vấn đề. Tình huống có vấn đề là tìnhhuống ở đó xuất hiện một vấn đề như đã nói ở trên. Vấn đề này vừa lạ vừaquen đối với học sinh:+ Quen vì chưa đựng những kiến thức có liên quan mà học sinh đãđược học trước đó.+ Lạ vì mặc dù trông quen nhưng ngay tại thời điểm đó học sinh chưathể giải quyết được.1.1.1.2. Phân loại tình huống có vấn đềVề hình thức tổ chức, tình huống có vấn đề có thể được thể hiện dướidạng các câu hỏi, các bài tập hoặc các tình huống trò chơi.- Dựa vào trình độ nhận thức của học sinh và nội dung của bài học, có thể cóbốn loại tình huống sau:+ Các tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiếnthức đã có trước đây vào những điều kiện thực hành mới.+ Các tình huống có vấn đề chứa đựng mâu thuẫn giữa kiến thức líthuyết và thiếu khả năng giải quyết chúng trong thực tiễn.+ Các tình huống có chứa đựng mâu thuẫn giữa kết quả thực hành vớiviệc thiếu khả năng chứng minh và lí giải kết quả đó về mặt lí thuyết.+ Những tình huống có vấn đề mà học sinh không biết cách giải quyếtcác bài tập đã cho.Việc sử dụng loại tình huống nào còn phụ thuộc vào nội dung các bàihọc và trình độ nhận thức cũng như vốn hiểu biết của học sinh.- Dựa vào tính chất của mâu thuẫn xuất hiện có thể phân loại tìnhhuống có vấn đề làm nhiều loại khác nhau:+ Tình huống mâu thuẫn (tình huống không phù hợp): Tình huống nàyxuất hiện do mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, mâu thuẫn giữakiến thức thực tế và bài học mới. Học sinh đối diện với những vấn đề, hiệntượng, quy luật trái với quan niệm thông thường hay ngược lại với những kiếnthức mình đã biết. Khi loại tình huống này xuất hiện buộc học sinh phải thắcmắc, tò mò và muốn tìm cách giải quyết.+ Tình huống nghịch lí (tình huống xung đột): Tình huống xuất hiệnkhi có hiện tượng, vấn đề xảy ra trái ngược với suy nghĩ của học sinh, điềunày xảy ra sự xung đột trong tư duy của học sinh. Loại tình huống này tạo rasự bất ngờ, nghịch lí so với những gì học sinh đã hiểu (trước đó). Chính sựbất ngờ nhiều khi tưởng chừng như vô lí này lại dễ lôi cuốn sự tò mò của họcsinh, gây hứng thú để học sinh tìm cách tiếp cận và giải quyết tình huống.+ Tình huống lựa chọn: Tình huống đặt học sinh trước một vấn đề cómột số dấu hiệu quen thuộc liên quan đến những kiến thức mà học sinh đãbiết nhưng bản thân chưa xác định được dùng kiến thức, phương pháp nào đểgiải quyết vấn đề đó. Hoặc có thể các phương án đưa ra để lựa chọn, phươngán nào cũng đúng nhưng học sinh cần tìm một phương án đúng, hợp lí nhấttrong điều kiện cụ thể của tình huống đã nêu.- Dựa vào tính chất của tình huống có các loại sau:+ Các tình huống có vấn đề trong thực tiễn.+ Các tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã biết bằng cách biến đổihay dấu đi một yếu tố nào đó.+ Các tình huống mà việc giải quyết dẫn đến một kiến thức mới.Cách phân loại các tình huống học tập trên chỉ là tương đối. Để tăng sựhấp dẫn của bài học, sự mềm dẻo trong tư duy của học sinh, giáo viên nênthường xuyên thay đổi kiểu tình huống một cách hợp lí.1.1.1.3. Yêu cầu về tình huống có vấn đề trong dạy họcKhi xây dựng các tình huống có vấn đề trong dạy học, giáo viên cầnchú ý phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Các tình huống có vấn đề đưa ra phải phù hợp với đặc điểm nhận thức đặcbiệt là tư duy của học sinh.- Các tình huống có vấn đề phải có sức hấp dẫn lôi cuốn học sinh và kíchthích các em ở lòng mong muốn giải quyết các tình huống đó.- Các tình huống có vấn đề phải kích thích học sinh tích cực vận dụng vốnhiểu biết và các kĩ năng nhận thức (quan sát, phân tích, so sánh, suy luận,phán đoán, khái quát hóa…).- Tình huống có vấn đề phải mang tính chất nêu vấn đề, chứa đựng mâu thuẫnnhận thức, đặt học sinh luôn ở trạng thái có nhu cầu giải quyết các mâuthuẫn.- Các tình huống có vấn đề phải phù hợp với nội dung cơ bản của từng chươngtrình, từng bài, từng phần để sau khi trả lời học sinh lĩnh hội được các kiếnthức trọng tâm.- Tình huống có vấn đề được xây dựng phải đảm bảo cho học sinh có đủ trithức hay nguồn tài liệu tra cứu, gia công tìm tòi giải quyết.1.1.1.4. Cấu trúc tâm lí của tình huống có vấn đềMột tình huống có vấn đề có cấu trúc tâm lí gồm ba thành phần chínhnhư sau:- Có một điều chưa biết: Điều chưa biết ở đây có thể là tri thức mới hoặccách thức hành động mới; là điều khám phá, không phải là điều phải tìm.- Nhu cầu cần tìm kiếm tri thức mới, nhu cầu cần giải quyết vấn đề: Điềunày có tác dụng kích thích sự hoạt động trí tuệ của trẻ hay nói cách khác làkích thích tính tích cực nhận thức của trẻ.- Khả năng của học sinh trong việc hoàn thành bài làm đặt ra, trong việcphân tích các điều kiện và phát hiện điều chưa biết, biểu hiện khả năng trítuệ của học sinh.Phân tích cấu trúc tâm lí của tình huống có vấn đề, ta thấy rằng, mộttình huống có vấn đề trong dạy học phải nhằm cung cấp tri thức mới, hìnhthành khái niệm cho học sinh, đảm bảo chứa đựng một mâu thuẫn giữa trithức cũ và tri thức mới trong đó tri thức cũ phải là cơ sở, nền tảng cho tri thứcmới, mâu thuẫn phải vừa sức và học sinh phải có nhu cầu khám phá và có khảnăng giải quyết được.1.1.2. Một số vấn đề vấn đề môn Tự nhiên và Xã hội lớp 21.1.2.1. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2Sau khi học xong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, học sinh sẽ:- Biết sơ lược về hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá ở trongcơ thể người; phòng chống cong vẹo cột sống; giữ vệ sinh ăn uống,phòng nhiễm giun.- Biết về công việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một sốnghề nghiệp trong xã hội, ở địa phương; giữ sạch nhà ở, trường học, giữ antoàn khi ở nhà, ở trường và khi đi đường.- Biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dướinước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểu biết sơlược về hình dạng và đặc điểm của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.1.1.2.2. Cấu trúc nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 21) Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp2 Gồm 3 chủ đề:I. Con người và sức khỏe1. Cơ thể người- Cơ quan vận động.- Cơ quan tiêu hóa.2. Vệ sinh phòng bệnh- Vệ sinh cơ quan vận động, phòng bệnh cong vẹo cột sống.- Vệ sinh cơ quan tiêu hóa, phòng bệnh giun.3. Dinh dưỡng- Ăn sạch, uống sạch.II. Xã hội1. Cuộc sống gia đình- Công việc các thành viên trong gia đình.- Cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà.- Vệ sinh xung quanh nhà ở.- An toàn khi ở nhà.2. Trường học- Các thành viên trong trường học.- Cơ sở vật chất của trường học.- Vệ sinh trường học.- An toàn khi ở nhà,3. Địa phương- Huyện hoặc quận nơi đang sống.- An toàn giao thông.III. Tự nhiên1. Thực vật và động vật- Một số thực vật sống trên cạn, dưới nước.2. Bầu trời ban ngày và ban đêm- Mặt trời.- Mặt trăng và các vì sao.2) Cấu trúc nội dungSGK môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 3 chủ đề với 35 bài ứng với 35tiết của 35 tuần thực học, trong đó có 31 bài học mới và 4 bài ôn tập, đượcphân phối như sau:- Con người và sức khỏe: 10 bài- Xã hội: 13 bài- Tự nhiên: 12 bàiNội dung kiến thức trong toàn bộ cuốn sách được phát triển theo nguyêntắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến giađình, trường học; từ cuộc sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn; từnhững cây cối, con vật thường gặp đến Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao.Nội dung kiến thức trong mỗi chủ đề đều được tích hợp nội dung giáodục sức khỏe một cách hợp lí, đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề “Conngười và sức khỏe” đến sức khỏe cộng đồng trong chủ đề “Xã hội” và sứckhỏe liên quan đến môi trường trong chủ đề “Tự nhiên”.3) Cách trình bày cuốn sáchSGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được trình bày bằng những hình ảnh minhhọa sinh động, màu sắc tươi sáng, do đó sẽ thu hút và hấp dẫn học sinh lứatuổi Tiểu học. Ở mỗi bìa thường bắt đầu bằng phần “Liên hệ thực tế và trảlời”. Ở phần này SGK đưa ra những câu hỏi về những sự việc xảy ra thườngngày của bản thân và xung quanh. Bên dưới là những hình ảnh minh họa rấtsinh động thể hiện câu hỏi và tiếp đó là phần “Bạn cần biết”. Đây chính làphần cung cấp cho các em những hiểu biết về bản thân, về gia đình và xã hội.Phần quan sát tranh và trả lời câu hỏi cũng đưa ra những hình ảnh minh họarất sinh động giúp các em biết những việc nào nên làm và những việc nàokhông nên làm. Những câu hỏi và những “lệnh” yêu cầu học sinh làm việc, tấtcả đều ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Điều đó đặc biệt quan trọng vớihọc sinh Tiểu học. Việc học của các em lúc này nhờ vào việc trực tiếp quansát các hình ảnh trong SGK kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.Một điểm mới là ở đầu các câu hỏi hoặc các “lệnh” trong SGK có các kíhiệu chỉ dẫn hoạt động học tập của học sinh. Kí hiệu này được dùng trongsách là một hình vẽ tượng trưng mang tính biểu tượng. Chúng tương ứng vớiviệc quan sát, liên hệ thực tế, trò chơi học tập, vẽ, thực hành, bạn cần biết.Với cách trình bày như vậy, mỗi bài học đã thể hiện một chuỗi các trình tựhoạt động học tập của học sinh, đồng thời gợi ý cho giáo viên xây dựng cáctình huống có vấn đề, lựa chọn các phần và hình thức tổ chức thích hợp.1.1.2.3. Đặc điểm chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2- Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được xây dựng theo quanđiểm tích hợp, thể hiện ở 3 điểm sau:+ Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 xem xét tự nhiên – con người – xã hộitrong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau.+ Các kiến thức trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội là kết quảtích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Địalí, Lịch sử, Môi trường, Dân số…+ Học sinh lớp 2 là giai đoạn đầu của bậc Tiểu học, ở giai đoạn này trigiác của trẻ mang tính tổng thể, thu nhận kiến thức thông qua trực giác, khảnăng phân tích chưa cao, khó nhận ra các mối quan hệ giữa sự vật, hiệntượng. Vì vậy, chương trình có cấu trúc dưới dạng các chủ đề, bao gồm 3 chủđề: con người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên.Do vậy, giáo viên xây dựng các tình huống phải tổng hợp nội dung cáckiến thức của nhiều môn học và tình huống phải phù hợp với nội dung cơ bảncủa từng chủ đề, từng bài, từng phần để sau khi giải quyết học sinh lĩnh hộiđược các kiến thức trọng tâm.- Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển. Các kiến thức trong cácchương trình được trình bày đi từ cụ thể đến trìu tượng. Các kiến thứcđược trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp vàkhái quát hóa, tạo điều kiện để học sinh dễ tiếp thu kiến thức.Do đó khi giáo viên xây dựng các tình huống trong bài học hay trong cảquá trình học phải từ dễ đến khó. Các tình huống khó học sinh không giảiquyết được thì giáo viên nên chia nhỏ thành các tình huống nhỏ, dễ giải quyếthơn sau đó giúp học sinh tổng hợp, khái quát lại để giải quyết tình huống đãcho.- Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 là một môn học mà học sinh có nhiều vốnsống, vốn hiểu biết để tham gia xây dựng bài học. Học sinh tới trườngmang theo cả vốn sống, vốn hiểu biết được hình thành từ trong cuộc sống vớigia đình, làng quê, phố phường nơi các em đang sinh sống và cả từ nguồn gốcxã hội của mỗi em.Các nguồn thông tin ngày càng nhiều và càng dễ tiếp nhận qua thôngtin đại chúng. Mặt khác, môn Tự nhiên và Xã hội lại là một môn học về tựnhiên, con người và xã hội gẫn gũi bao quanh học sinh. Vì vậy dưới sự hướngdẫn của giáo viên, học sinh hoàn toàn có khả năng tự phát hiện (khám phá)kiến thức và áp dụng các kiến thức đó vào cuộc sống.Do vậy, giáo viên xây dựng tình huống có vấn đề phải gẫn gũi, thiếtthực với cuộc sống hàng ngày của các em, phải đảm bảo học sinh có đủ trithức hay nguồn tài liệu tra cứu, gia công tìm tòi cách giải quyết.1.1.3. Tác dụng của việc sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tựnhiên và Xã hội lớp 2Thế giới nội tâm của con người rất đa dạng và phong phú. Nó biến đổikhông chỉ theo đối tượng mà theo từng giai đoạn phát triển của đối tượng.Qua nghiên cứu tôi thấy, ở lứa tuổi bậc đầu tiểu học, học sinh có những đặcđiểm tâm lí mà việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung hay dạy mônTự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng cần thiết phải sử dụng tình huống có vấnđề.Học sinh ở lứa tuổi tiểu học nhân cách đang dần hình thành. Lứa tuổiđầu cấp học sinh có những biến đổi không ngừng trong đời sống tinh thần,điều này thể hiện rõ trong nhu cầu cũng như tính cách và đời sống tình cảmcủa học sinh. Trong hệ thống các nhu cầu, nhu cầu nhận thức nổi lên giữ vaitrò chủ đạo. Nhu cầu tự đánh giá một loạt thói quen hành vi, đạo đức của conngười dần hình thành ở học sinh. Học sinh cũng rất dễ xúc động trước một đốitượng trực tiếp và cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong các em. Đặc điểm này cóthể khẳng định các em rất yêu thích môn học, ham muốn tìm hiểu và khámphá thế giới xung quanh. Các tình huống có vấn đề luôn lôi cuốn học sinh vàkích thích các em lòng ham muốn giải quyết các tình huống đó, các em sẽhoạt động tích cực và sôi nổi trong học tập.Ở Tiểu học sự chín muồi của các cơ quan trong cơ thể diễn ra một cáchtích cực, thể hiện rõ ràng ở sự phát triển chiều cao, cân nặng, sự cốt hóa bộxương…. Tất cả những đặc điểm trên cho phép trẻ hoàn thiện và phối hợp sựphát triển của các phẩm chất: dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, mền dẻo,mạnh mẽ đặc biệt là sức chịu đựng – phẩm chất có quan hệ chặt chẽ tới khảnăng lao động. Trong khi đó giải quyết các tình huống có vấn đề học sinhluôn ở trạng thái vận động, sử dụng mọi giác quan, điều này sẽ giúp học sinhkhông chỉ lĩnh hội được nhiều thông tin, tri thức, kĩ năng mà còn giúp họcsinh phát triển thể chất. Đây chính là mục đích luôn hướng tới của giáo dụctiểu học: giúp học sinh phát triển một cách toàn diện.Xây dựng tình huống có vấn đề được xem là nội dung cơ bản, quantrọng và có ý nghĩa then chốt trong dạy học giải quyết vấn đề (Lence-1997),trong đó học sinh được tham gia tích cực vào quá trình học tập, giải quyết vấnđề. Mà nét bản chất của dạy học giải quyết vấn đề không phải đặt ra nhữngcâu hỏi mà là tạo ra những tình huống có vấn đề. Vì vậy việc xây dựng tìnhhuống có vấn đề có một ý nghĩa quan trọng trong dạy học nói chung và dạyhọc môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng.1.1.4. Một số quy trình xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy họcTheo tiêu chí phân loại tình huống có vấn đề, dựa vào tính chất củamâu thuẫn xuất hiện của Nguyễn Thị Diệu Phương thì quy trình xây dựngtình huống có vấn đề gồm hai bước:- Bước 1: Tái hiện tri thức đã có liên quan đến tình huống sắp phải giải quyết.Tình huống nào cũng xuất phát từ nội dung trong bài học, mà nội dung bàihọc luôn có quan hệ với những kiến thức đã có. Việc tái hiện, vận dụngkiến thức đã có sẽ làm cơ sở đưa ra tình huống có vấn đề.- Bước 2: Tìm ra cái đối lập với cái đã biết. Cần xây dựng được những sự kiệnhiện tượng mâu thuẫn với tri thức vốn có của học sinh về nội dung đang đềcập. Kĩ thuật tạo nên mâu thuẫn có nhiều cách: Mâu thuẫn giữa kiến thức cũvà kiến thức mới, có thể là một nghịch lí, một bất ngờ, một thực tiễn trái vớilí thuyết,… buộc học sinh phải tìm cách giải quyết vấn đề nảy sinh đó.Thạc sỹ Phạm Thị Thu Hiền đưa ra quy trình xây dựng tình huống cóvấn đề trong dạy học gồm bốn bước:- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: Các lĩnh vực phẩm chất phải đạt củamục tiêu bài học là những kiến thức, kĩ năng, thái độ.- Bước 2: Phân tích lôgic nội dung bài học: Toàn bộ nội dung của bài học đềucó mối quan hệ lôgic với nhau. Nếu như mối liên hệ này bị vi phạm thì việctiếp thu tri thức gặp rất nhiều khó khăn, vì muốn nghiên cứu một nội dungmới cần gắn liền cái chưa biết với cái đã biết.- Bước 3: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành tình huống có vấnđề: Những đơn vị kiến thức trong SGK được viết một cách cô đọng, kiểuthuyết trình theo lôgic tường minh khoa học nhất định của môn học. Bởivậy, có xác định được lôgic vận động của nội dung cơ bản, trọng tâm của bàihọc thì mới có thể xây dựng được tình huống có vấn đề giúp học sinh lĩnh hộiđược những kiến thức đầy đủ, chính xác, có hệ thống. Nghĩa là tình huống cóvấn đề phải có tác dụng tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm lờigiải, làm bộc lộ lôgic bên trong của hoạt động nhận thức. Khi ấy tình huốngcó vấn đề trở thành phương tiện truyền tải nội dung tri thức SGK cho họcsinh tiến hành các hoạt động trí tuệ một cách tích cực để thu nhận tri thức mớitheo quan điểm lôgic hệ thống.- Bước 4: Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành tìnhhuống có vấn đề: Các tình huống có vấn đề nên diễn đạt sao cho có thểgiúp học sinh chủ động lĩnh hội được nhiều tri thức thuộc nhiều lĩnh vực phùhợp với các mức độ học khác nhau của học sinh như: nhớ, hiểu, vận dụng, kĩnăng, thái độ. Có thể sử dụng các từ nghi vấn chung về phẩm chất, phươngthức, nguyên nhân, kết quả, so sánh, chứng minh,… để tạo ra các tình huốngcó vấn đề cụ thể.Thạc sỹ Dương Giáng Thiên Hương đưa ra quy trình xây dựng tìnhhuống có vấn đề gồm bốn bước sau:- Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy.- Bước 2: Phân tích nội dung bài dạy, xây dựng mối quan hệ giữa các nộidung kiến thức trong bài cũng như mối quan hệ giữa các nội dung đó với cáckiến thức có liên quan ở các bài học trước.- Bước 3: Xây dựng nguồn tư liệu (tìm kiếm thông tin liên quan đến bàihọc).- Bước 4: Xác định khả năng có thể xây dựng tình huống có vấn đề vàthực hiện thành vấn đề học tập.Như vậy mỗi tác giả đều đưa ra một quy trình xây dựng tình huống cóvấn đề. Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lí luận của tình huống có vấn đề ởchương 1 và kết hợp với các quy trình xây dựng tình huống có vấn đề của mộtsố tác giả, tôi xin đề xuất quy trình xây dựng tình huống có vấn đề trong dạyhọc môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 gồm 5 bước như sau:- Bước 1: Xác định mục tiêu bài họcGiáo viên cần xác định các lĩnh vực phẩm chất phải đạt của mục tiêubài học là: kiến thức, kĩ năng, thái độ.Giáo viên cần phân hóa học sinh theo những trình độ kiến thức và tưduy khác nhau, để mỗi học sinh đều được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ nhưngvừa sức.- Bước 2: Phân tích lôgic cấu trúc nội dung bài họcTri thức của mỗi môn học đều có quan hệ nội môn, liên môn gắn bóchặt chẽ. Nếu như mối liên hệ này không được khai thác, thì việc khơi dậyđộng cơ hứng thú tìm tòi cho học sinh sẽ rất khó khăn, nghĩa là khó làm họcsinh ý thức được tình huống có vấn đề.Giáo viên phân tích lôgic nội dung bài học để xác định cụ thể mối liênhệ giữa vốn tri thức, kĩ năng của học sinh với tri thức kĩ năng mới cần hìnhthành. Đồng thời, giúp giáo viên xác định các nội dung có thể tạo tình huốngcó vấn đề (ở bước 3) và vận dụng các kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề đốivới nội dung đó (ở bước 4).- Bước 3: Xác định các nội dung có thể tạo tình huống có vấn đềKhông phải mọi bài học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đều tồntại vấn đề và không phải nội dung nào cũng có thể tạo được tình huống có vấnđề. Giáo viên cần biết được nội dung có thể tạo tình huống có vấn đề đượcxác định bởi 3 tiêu chí sau:+ Tiêu chí 1: Kiến thức đã có ở chủ thể (nghĩa là có “tồn tại vấn đề” đốivới học sinh, trong đó điều chưa biết phải mới và mang tính khái quát).+ Tiêu chí 2: Nhu cầu nhận thức (mâu thuẫn trong tình huống có vấn đềlàm nảy sinh nhu cầu nhận thức cho học sinh).+ Tiêu chí 3: Đối tượng nhận thức (nghĩa là đảm bảo tính vừa sức đốivới từng học sinh).Như vậy, mối quan hệ để xác định tình huống có vấn đề là sự xuất hiệnmâu thuẫn (duy nhất) khi kiến thức đã có ở chủ thể về đối tượng nhận thứckhông đủ thỏa mãn nhu cầu nhận thức.Các tiêu chí nêu trên sẽ được sử dụng để kiểm tra tính đúng đắn củatình huống có vấn đề (ở bước 5).- Bước 4: Lựa chọn kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề và xây dựng tìnhhuống có vấn đềTheo nghiên cứu của A.M. Machuskin đã đưa ra 27 loại tình huống cóvấn đề. Tuy nhiên trong dạy học nói chung người ta sử dụng phổ biếnmột số loại sau:+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng việc sử dụng nghịch lí, bấtngờ. Tức là tạo ra sự bất ngờ, nghịch lí so với những gì học sinh đã có mà khimới tiếp nhận vấn đề tưởng chừng như vô lí.+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng cách tạo nhiều phương án,biện pháp, cách thức khác nhau trên một vấn đề đưa ra mà xem ra các phươngán, biện pháp, cách thức đều có vẻ hợp lí. Từ đó buộc học sinh đứng trước sựlựa chọn đúng nhất.+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề dựa trên sự mâu thuẫn giữa kinhnghiệm cá nhân và tri thức khoa học.+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề bằng việc gây mâu thuẫn nội tại.+ Kĩ thuật tạo tình huống có vấn đề dựa trên mối quan hệ nhân - quả.Từ việc nắm chắc các kĩ thuật tạo tình huống giáo viên xây dựng cáctình huống có vấn đề.- Bước 5: Kiểm tra tính đúng đắn của tình huống có vấn đềBước này nhằm khẳng định tính khả thi và đúng đắn của tình huống cóvấn đề đã được xây dựng bằng các kĩ thuật khác nhau (ở bước 4). Nội dungchính của bước này tập trung vào việc phân tích chứng tỏ tình huống có vấnđề vừa xây dựng thỏa mãn 3 tiêu chí ở bước 3.1.2. Cơ sở thực tiễnĐể đạt được mục đích mà nội dung đề tài đã đưa ra trên cơ sở lí luận đãđề xuất, tôi tiến hành khảo sát thực trạng sư phạm bước đầu nhằm kiểm chứnggiả thuyết khoa học và hiệu quả thực tế của việc vận dụng tình huống có vấnđề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2. Tôi đã tiến hành điều tra tại 3trường tiểu học địa bàn thị xã Phúc Yên:1. Trường Tiểu học Xuân Hoà – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.2. Trường Tiểu học Lưu Quý An – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.3. Trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên – Vĩnh Phúc.Điều tra được tiến hành ở các trường tiểu học với điều kiện dạy họckhác nhau để khảo sát, đánh giá của đề tài mang tính khái quát, tổng hợp hơn.Việc điều tra khảo sát tôi tiến hành theo các nội dung sau:1.2.1. Hiểu biết của giáo viên về tình huống có vấn đề trong dạy họcTrước tiên tôi điều tra sự hiểu biết của giáo viên về tình huống có vấnđề và vai trò của tình huống có vấn đề trong dạy học. Để có được kết quảchính xác, khách quan tôi đã sử dụng phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, tròchuyện với giáo viên.Nội dung phiếu điều tra: Câu 1 và câu 2 (Phụ lục)Kết quả điều tra người nghiên cứu tổng kết bằng biểu đồ 1 và biểu đồ 2:706050403020100Quan niệm 1Quan niệm 2Quan niệm 3Biểu đồ 1: Quan niệm của giáo viên về tình huống có vấn đề trong dạyhọc.9080706050403020100Quan niệm 1Quan niệm 2Quan niệm 3Biểu đồ 2: Quan niệm của giáo viên về vai trò của tình huống có vấn đềtrong dạy học.Qua biểu đồ ta thấy sự hiểu biết của giáo viên về tình huống có vấn đềtrong dạy học còn hạn chế, chưa sâu sắc. Có tới 75% số giáo viên được hỏihiểu biết chưa đầy đủ về tình huống có vấn đề trong dạy học. Chỉ có 25 % sốgiáo viên được hỏi hiểu đúng và hiểu đầy đủ về tình huống có vấn đề trongdạy học. Qua điều tra thì tôi thấy đa số giáo viên đã hiểu đúng về vai trò củatình huống có vấn đề trong dạy học, chỉ có 15% giáo viên chưa hiểu đúng vềvai trò của nó.1.2.2. Mức độ và hiệu quả việc xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy họcmôn Tự nhiên và Xã hội lớp 2Dựa theo những kết quả ở phiếu điều tra (phần phụ lục), kết hợp vớitrao đổi và trò chuyện với các giáo viên về việc xây dựng tình huống có vấnđề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, tôi nhận thấy mức độ xâydựng tình huống có vấn đề tương đối cao. Kết quả điều tra được cụ thể hoá ởbiểu đồ 3 như sau:6050403020100Thường xuyênThỉnh thoảngHiếm khiChưa bao giờBiểu đồ 3: Mức độ xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn tựnhiên và Xã hội lớp 2.Qua biểu đồ 3 ta thấy được mức độ xây dựng tình huống có vấn đềtrong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 tương đối cao. Có tới 60% giáoviên cho biết là thường xuyên xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy họcmôn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, còn 20% giáo viên thì thỉnh thoảng xây dựng.Bên cạnh đó có 80% giáo viên cho rằng thường xây dựng các tình huống cóvấn đề ở hoạt động dạy học bài mới. Trong khi đó qua nghiên cứu tôi thấytình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 được xâydựng nhiều nhằm mục đích kích thích ở học sinh khả năng tìm tòi nghiên cứuđể chiếm lĩnh tri thức mới và phát triển khả năng tư duy của học sinh. Muốnđạt được mục tiêu ấy trong quá trình học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2,giáo viên cần phải xây dựng tình huống có vấn đề phù hợp với từng hoạt độnghọc tập, từ đó mà việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sẽ mang lại hiệuquả rất cao. Các giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng nhận thấy rất rõ điều này.Vì vậy, khi được hỏi ý kiến các thầy cô về sự cần thiết xây dựng tình huốngcó vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 thì có tới 83% số giáoviên được hỏi cho là cần thiết và 17% cho rằng rất cần thiết. Đây cũng là điềukiện thuận lợi để xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học ở Tiểu học nóichung và trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 nói riêng.1.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng tình huống có vấn đề trongdạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 21.2.3.1. Thuận lợiTrong dạy học, các tình huống có vấn đề gợi cho học sinh những khókhăn về mặt lí luận hay thực tiễn mà học sinh cảm thấy cần thiết phải vượtqua thông qua quá trình tích cực suy nghĩ và hành động. Vì vậy nó có tácdụng kích thích ở học sinh khả năng tìm tòi nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thứcmới và phát triển khả năng tư duy của học sinh. Người học luôn học ở trạngthái vận động, giải tỏa sức ỳ, khuyến khích người học vượt qua khó khăn, bộclộ được năng lực, sở trường của bản thân, tạo không khí học tập vui vẻ, dễ tìmthấy “tiếng nói chung” và phát triển mối quan hệ học tập một cách nhanhchóng.Trong khi giải quyết các tình huống có vấn đề học sinh luôn ở trạngthái vận động, sử dụng mọi giác quan, điều này sẽ giúp các em không chỉ lĩnhhội được nhiều thông tin tri thức, kĩ năng mà con giúp các em phát triển vềthể chất. Đây chính là mục đích luôn tiến tới của giáo dục tiểu học: giúp họcsinh phát triển một cách toàn diện.Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, sự tiếnbộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ thông tin…thì khả năng nhậnthức, tìm tòi nghiên cứu của học sinh ngày càng phát triển. Điều này tạo điềukiện thuận lợi cho việc xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học ở tiểuhọc nói chung và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng.1.2.3.2. Khó khănBên cạnh những thuận lợi trong việc xây dựng tình huống có vấn đềtrong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 vẫn còn những khó khăn.Để kích thích ở học sinh khả năng tìm tòi, nghiên cứu đòi hỏi giáo viênphải lựa chọn kĩ các hoạt động học tập để xây dựng các tình huống có vấn đề.Các tình huống có vấn đề phải đảm bảo mục tiêu bài học và đảm bảo tính vừasức đối với học sinh. Mặt khác, trong quá trình giải quyết các tình huống cóvấn đề nhiều khi giáo viên không thể lường trước được diễn biến của hoạtđộng. Vì vậy muốn tiến hành thành công một giờ dạy đòi hỏi giáo viên phảicó một trình độ nhất định.Khi xây dựng các tình huống có vấn đề giáo viên sẽ mất nhiều thời gianđể chuẩn bị xây dựng các tình huống có vấn đề và thời gian để chuẩn bị tổchức cho học sinh giải quyết các tình huống đó. Bên cạnh đó, giáo viên phảinắm chắc được các kĩ thuật và nội dung bài học để xây dựng tình huống cóvấn đề và đảm bảo các tình huống đó phải nằm ở giới hạn trên của vùng pháttriển trí tuệ gần nhất của học sinh.Thực tiễn và kinh nghiệm dạy học cho thấy việc tổ chức, hướng dẫnhọc sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới có vai trò quan trọng trong quátrình hình thành và phát triển tư duy cho học sinh. Tuy nhiên trong quá trìnhtổ chức thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định: trình độ tư duy củahọc sinh trong lớp không đồng đều, các em hay có thói quen học vẹt, ghi nhớmáy móc, tiếp thu vấn đề một cách thụ động… .Trong khi đó, giáo viênthường sợ mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiết học và còn lúng túngtrong quá trình lựa chọn, xây dựng tình huống có vấn đề.CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠYHỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 22.1. Nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tựnhiên và Xã hội lớp 2Để xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xãhội lớp 2, ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc giáo dục nói chung, giáo viêncần phải đảm bảo một số nguyên tắc riêng khi xây dựng các tình huống cóvấn đề sau:2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài họcMột tình huống có thể phục vụ giảng dạy cho một môn học, một bàihọc hoặc một phần nội dung bài học. Khi xây dựng tình huống có vấn đề, giáoviên cần xác định rõ mục tiêu của các tình huống đó để lựa chọn một lượngthông tin vừa đủ cung cấp cho học sinh. Các tình huống có vấn đề phải nhằmhướng học đến các hoạt động mang tính chất tìm tòi, khám phá tự nhiên, đờisống xã hội xung quanh một cách tích cực. Giáo viên cần đặt những câu hỏinhư : Tình huống này là gì? Thông qua việc giải quyết tình huống này, họcsinh có học được những kiến thức lí thuyết gì?.... Những thông tin đưa ratrong tình huống chỉ cần ở mức độ vừa và đủ để giúp học sinh có thể đạt đượcmục tiêu của bài học. Nếu lượng thông tin đưa ra quá nhiều, có sự kết hợpnhiều nội dung trong một tình huống sẽ gây ra sự nhàm chán, mất thời gian vàcó thể vấn đề không được giải quyết triệt để, sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng.2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung với tínhvừa sức riêngDạy học vừa sức nghĩa là những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra mọihọc sinh trong lớp có thể thực hiện được với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ vàthể lực. Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên khi xây dựng tình huống có vấn đềtrong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 cần có sự hiểu biết sâu sắc về học sinh để