Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Về cơ bản, chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ là chiến lược tận dụng hỏa lực mạnh, công nghệ cao, quân số áp đảo cùng lợi thế "sân nhà" để ngăn chặn sự phát triển của Quân giải phóng trên miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Được tiến hành trong giai đoạn 1965 tới năm 1967, chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ được vạch ra nhằm thiết lập ảnh hưởng lâu dài của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, khiến chính quyền và quân đội Sài Gòn buộc phải dựa vào Mỹ thay vì tự phát triển. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Đây là một dạng "Chiến tranh hạn chế" trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt". Do có lợi thế quân số đông, hỏa lực mạnh và hậu cần vô tận, chiến lược này của Mỹ đã đẩy cuộc Chiến tranh Việt Nam lên một quy mô mới. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Về mặt lý thuyết, chiến lược này của mỹ bao gồm 2 phần. Phần thứ nhất bao gồm việc sử dụng lực lượng quân đội Mỹ để tác chiến ở miền Nam Việt Nam, đánh bật quân giải phóng ra các khu vực quan trọng ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Phần thứ hai và là phần mấu chốt, đó là ném bom không kích miền Bắc, Lào và Campuchia để ngăn chặn tuyến đường tiếp tế từ Bắc vào Nam, buộc lực lượng quân giải phóng ở Miền Nam Việt Nam vì thiếu hậu cần mà không thể chiến đấu được. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Thực tế, mục tiêu lớn đằng sau chiến lược này của Mỹ đó là khiến cho miền Bắc thấy được sức mạnh quân sự của quân đội xứ Cờ Hoa, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn lực lượng chủ lực của Quân Giải phóng ở miền Nam Việt Nam, tiến tới việc đàm phán hòa bình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên thế thắng. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Tướng Westmoreland đệ trình lên Nhà Trắng kế hoạch chiến lược ba giai đoạn, bao gồm các nội dung một là Tảo thanh, hai là đảm bảo an ninh và ba là kế hoạch nổi tiếng - Tìm và Diệt. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Theo đó, nội dung đầu tiên là Tảo thanh, có nghĩa là "xử lý" mọi đe dọa với chính quyền bù nhìn mà Mỹ dựng lên ở Sài Gòn, bao gồm cả các đe dọa tới từ bên trong và bên ngoài, ảnh hưởng tới sự an nguy của chính quyền này. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Thứ hai là đảm bảo an ninh cho các khu vực đông dân cư, các thành phố lớn. Các thực hiện rất đơn giản, đó là tăng quân số và tăng mật độ các doanh trại đóng quân của Mỹ ở đây. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Và cuối cùng, sử dụng lực lượng đóng quân với quân số ngày càng tăng của Mỹ ở Việt Nam để tham gia vào việc Tìm - Diệt lực lượng quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Tổng cộng, quân số của Mỹ và đồng minh đưa vào miền Nam Việt Nam áp hoàn toàn quân giải phóng với khoảng 1,3 triệu quân, bao gồm khoảng 550.000 lính Mỹ, 700.000 lính Sài Gòn, 6000 lính Thái Lan, 50.000 lính Hàn Quốc, 2000 lính Philippines, 7500 lính Australia và nhiều quốc gia khác. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Tuy nhiên, giao tranh qua các năm 1966 và 1967 đã cho thấy tinh thần chiến đấu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là không cao, khả năng tác chiến bộ binh kém, ưu thế hỏa lực không quân và pháo binh có thể bị ta khắc chế khá dễ dàng trên chiến trường. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Dấu chấm hết của Chiến tranh Cục bộ chính là cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy Mậu Thân 1968. Mỹ buộc phải từ bỏ tham vọng chiến thắng bằng vũ lực ở Việt Nam và tìm một chiến lược thay thế mới để rút bớt quân số ra khỏi chiến trường này. Nguồn ảnh: CNN.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
 
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Chiến lược mới được Mỹ lựa chọn chính là Việt Nam hóa Chiến tranh - một sách lược đã đẩy dân tộc ta vào cảnh "nồi da xáo thịt" chỉ để Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam trong danh dự. Nguồn ảnh: CNN.

Theo: danviet.vn

Chiến tranh Việt Nam: Người Mỹ xâm lược hay 'chỉ can thiệp'?

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Nguồn hình ảnh, Bettmann/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tại Midway Island, ngày 08/6/1969

Mỹ không hề 'xâm lược' và 'chiếm đất' của Việt Nam, một nhà nghiên cứu lịch sử từ Hà Nội nói với một hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt hôm 06/5/2021 khi nhìn lại lịch sử.

Đưa ra nhận xét về bản chất của cuộc chiến tranh kéo dài trên hai thập niên trong thế kỷ trước khiến hàng triệu người thiệt mạng, thương vong, hàng triệu gia đình chia rẽ, ly tán ở Việt Nam, nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nói:

"Ở Việt Nam có người nói rằng đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, tôi không nghĩ rằng nó sai hoàn toàn, nhưng nó cũng không đúng hoàn toàn.

‘Ly kỳ’ nhà báo Tây Đức phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Việt Nam: Một khối nhân dân và chính thể vẫn còn trẻ con?

Ngày 30/4, di sản nào chung cho Việt Nam sau 46 năm?

Có những ngày 30/04 trước 1975 và mãi mãi về sau

"Thực ra thì người Mỹ không xâm lược đất đai của Việt Nam, mà người Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam.

"Họ muốn đắp một con đê để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan tràn ra xung quanh, vì vậy họ mới dựng nên chính quyền, bảo vệ và giúp đỡ chính quyền của ông Ngô Đình Diệm và từ đó nó có cuộc nội chiến và lại vừa có cuộc chiến tranh ủy nhiệm ý thức hệ."

Nhận định trên của nhà nghiên cứu lịch sử từ Đại học Quốc gia Hà Nội được cho là một ý kiến có sự khác biệt với quan điểm lịch sử chính thống đã được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy chính thức trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam từ phổ thông tới sau đại học, từ sau ngày 30/4/1975 tới nay.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Nguồn hình ảnh, Eye Ubiquitous/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam

Theo đó, các nhà nghiên cứu chính thống lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử chiến tranh Việt Nam cuối thế kỷ 20 ở trong nước từ lâu cho rằng người Mỹ đã xâm lược Việt Nam, và cuộc chiến tranh do bên thắng cuộc tiến hành là để 'đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lăng và lật đổ ngụy quân, ngụy quyền bán nước' tại quốc gia này.

'Chỉ nói can thiệp ngoại bang là không đúng'

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư sử học Ngô Vĩnh Long cho rằng nếu nói cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là vì sự can thiệp của ngoại bang là không đúng:

"Chiến tranh Việt Nam đặc biệt là nó bắt đầu vì có sự can thiệp của nước ngoài, ví dụ năm 1945, nếu Mỹ không giúp Pháp, thì chưa chắc gì đã có cuộc kháng chiến 9 năm. Rồi ở miền Nam cũng vậy, sau Hội nghị Geneve, Mỹ cũng can thiệp.

"Mới ban đầu, sự can thiệp của nước ngoài rất quan trọng, nhưng sự can thiệp của nước ngoài giúp cho cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc chiến tranh nội bộ nữa.

"Thành ra, nếu chỉ nói cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ là vì sự can thiệp của ngoại bang thì không đúng, bởi vì đến lúc nào đó vấn đề huynh đệ tương tàn là do người Việt Nam.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Nguồn hình ảnh, Bettmann/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cố vấn Tổng thống Mỹ Henry Kissinger bắt tay Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Xuân Thủy tại Hòa đàm Paris

"Người Việt Nam phải tìm cách làm sao để ngừng chiến tranh sớm để hòa hợp, hòa giải, mà Việt Nam đã có rất nhiều cơ hội để hòa hợp, hòa giải, nhưng không đi đến việc đó vì nhiều lý do mà tôi không bàn ở đây.

"Nhưng vấn đề chiến thắng bằng đường lối quân sự bao giờ cũng để lại hậu quả, hậu họa rất là lớn, kể cả khi chúng ta so sánh, khi làm lịch sử nên so sánh với trường hợp của các nước khác, chứ không chỉ nhìn vào trường hợp của mình.

"Ví dụ, cuộc nội chiến của Mỹ chỉ có 4 năm thôi, mà từ đó đến giờ hơn 100 năm rồi, nhưng bên thắng cuộc nhìn lịch sử khác hơn bên thua cuộc, cho nên người miền Nam nước Mỹ bây giờ vẫn còn phẫn uất với những phân tích chính thống, tôi tạm dùng chữ này, nhưng chính thống ở đây không có nghĩa là chính thống của chính phủ, mà là đường lối chính thống của dòng lịch sử nước Mỹ.

"Cuộc nội chiến ở Mỹ chỉ có bốn năm, mà cuộc chiến ở Việt Nam tới 40 năm, cho nên hậu quả để lại rất là lớn, do đó bài học là nếu có chiến tranh, thì cần phải làm sao ngay trong lúc còn đang chiến tranh, tìm mọi cách để hòa hợp, hòa giải..."

'Không thể phủ nhận ba yếu tố nguyên nhân'

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Nguồn hình ảnh, George Rinhart/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch VNDCCH ông Hồ Chí Minh dự một bữa tiệc đánh dấu 10 năm thành lập CHND Trung hoa tại Bắc Kinh cùng với lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông và lãnh đạo Liên Xô Nikita Kruschev

Từ London, nhà nghiên cứu lịch sử, Tiến sỹ Lê Mạnh Hùng, tác giả của bộ sách 'Nhìn lại sử Việt' đưa ra bình luận với BBC:

"Tôi không đồng ý với ông Ngô Vĩnh Long về vấn đề nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam. Thực sự chiến tranh Việt Nam có gốc từ trước cuộc đảo chính 1945.

"Trước đó đã có những cuộc đấu tranh giữa hai phe Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng cho đến về sau. Chính tôi đã phỏng vấn những người cựu của cả cộng sản, cũng như quốc gia, trong thời gian đấu tranh chống Pháp, họ cũng đã có đấu tranh chống lại nhau rồi.

"Thành ra, khi cuộc Thế chiến thứ II chấm dứt, đã có một cuộc chạy đua quyền lực để giành lấy quyền cai trị Việt Nam sau khi Nhật Bản đầu hàng. Một cuốn sách về Việt Nam 1945 của một học giả Mỹ có nói rằng khi cuộc chiến xảy ra, đã có rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt quốc dân Đảng thực sự có thể có cơ hội cướp chính quyền trước khi Việt Minh nắm chính quyền, nhưng họ đã ngần ngại và trù trừ, thành ra đã không thành công và để Việt Minh phỗng tay trên.

"Khi Việt Minh đi lên thì cuộc chiến đã bắt đầu và sự can thiệp của Pháp hay của Mỹ chỉ có tính chất phụ thuộc, chỉ làm gia tăng sự tranh chấp giữa quốc - cộng hai bên mà thôi.

"Vả lại, cuộc can thiệp, tham gia của ngoại bang vào cuộc chiến này không chỉ hoàn toàn nằm ở trong phía Việt Nam, người Việt Nam dù muốn hay dù không cũng đều bị cuốn vào trong cuộc đấu tranh giữa hai phe tư bản và cộng sản trên thế giới, thành ra nếu Việt Minh có thắng, hay bên quốc gia có thắng, thì nó vẫn có những cuộc chiến tranh.

Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất
Vì sao nói chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một phụ nữ ở Huế mua hoa ở chợ hôm 14/4/1968, 10 tuần sau khi nổ ra cuộc tập kích Mậu Thân ở miền Trung và miền Nam Việt Nam

"Chúng ta thử nhìn lại các nước láng giềng, chẳng hạn như Indonesia, khi phe Sukarno lên nắm chính quyền trước khi đảng Cộng sản Indonesia nổi lên, vẫn có một cuộc chiến, nhưng sự can thiệp của các bên Mỹ, Úc... Hà Lan, đã làm cuộc chiến ở Indonesia chấm dứt chỉ sau mấy năm trời.

"Còn cuộc chiến tranh Việt Nam lâu dài, bởi vì một phần nó là nội chiến, một phần nó là sự can thiệp của ngoại bang và một phần nó nằm trong cuộc chiến tổng thể đấu tranh ý thức hệ của cuộc chiến tranh lạnh và nó chỉ chấm dứt vào năm 1991. Thành ra, nếu muốn có một cái nhìn công bằng, chúng ta không thể nào phủ nhận ba yếu tố đó mà chỉ nói rằng yếu tố ngoại bang dẫn đến như vậy."

Quý vị có thể theo dõi cuộc hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt với sự tham gia của các nhà sử học Lê Văn Sinh, Lê Mạnh Hùng và Ngô Vĩnh Long tại đường dẫn này.

Xem thêm:

'Người Mỹ gốc Việt cần thoát quá khứ để đi tới tương lai'

Đã có một 'chủ nghĩa cộng hòa' trong chính trị VN

Chung tay để lịch sử không bị đánh mất

VN cần học lại chiến lược phát triển của VNCH?

Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975