Vì sao nguyễn ái quốc chọn cách mạng vô sản

.

Cập nhật lúc: 08:34, 03/06/2021 [GMT+7]

[Báo Quảng Ngãi]- Với tinh thần ham hiểu biết và học hỏi, với tư duy độc lập sáng tạo, ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã sớm hình thành chí hướng lớn lao và quyết tâm tìm con đường đi cho riêng mình. Ngày 5.6.1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.

Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành khác với các nhà yêu nước đương thời, con đường cứu nước đó không phải theo chủ nghĩa trung quân ái quốc của hệ tư tưởng phong kiến, cũng không phải con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây - nước Pháp, quê hương của tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” và cũng là nước đang thực hiện chế độ thực dân đối với dân tộc Việt Nam để tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi. Quyết định sang nước Pháp của Nguyễn Tất Thành là sự lựa chọn đúng đắn đầu tiên, thể hiện một tư duy độc lập và tầm nhìn mới mẻ về hướng đi và con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đang trong vòng nô lệ, lầm than.  

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua [tháng 12.1920]. Ảnh T.L
Khát vọng và hoài bão lớn nhất là tìm ra một con đường cứu nước đúng đắn để giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào, hạnh phúc cho nhân dân. Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin; từ khát vọng độc lập, giải phóng đất nước, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Người đã sớm nhận thức được “cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng”.

Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ [1917] là sự “Mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đều đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa”. Đó là cuộc cách mạng “chưa từng có” trong thế kỷ XX, là cuộc cách mạng mang ý nghĩa lịch sử toàn cầu, là cột mốc đánh dấu thời kỳ cách mạng mới vì những mục tiêu thời đại trên phạm vi toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Giữa lúc đang trăn trở tìm một con đường cứu nước phù hợp thì Người tiếp nhận những thông tin đầu tiên về Cách mạng Tháng Mười. Người nói: “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết”.

Với sự nhạy bén và khát vọng cháy bỏng của một người đang tìm đường cứu nước, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã nắm bắt được giá trị đầu tiên và căn bản của Cách mạng Tháng Mười Nga, đó là sự giải phóng. Từ đây, Nguyễn Tất Thành bắt đầu nghiên cứu về Cách mạng Tháng Mười và tìm đọc các quyển sách của V.I.Lênin, ấp ủ giấc mơ được gặp V.I.Lênin - người lãnh tụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Tiếp xúc với bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, bằng sự mẫn cảm về chính trị, tư duy nhạy bén và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của những năm bôn ba trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước thuộc địa và tư bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

 Mười hai luận điểm quan trọng trong bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin đã tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Ái Quốc và chính Người đã tiếp thu, bổ sung và phát triển sáng tạo các luận điểm này trong việc lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cũng như bước đầu triển khai lý luận về con đường giải phóng dân tộc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Tiếp đến, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp [tháng 12.1920]. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng: Đó là trở thành người cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, chính thức đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Đây là “sự khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng”.

Sự lựa chọn con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Nguyễn Ái Quốc dựa trên cơ sở lý luận và khoa học, dựa trên thực tiễn vận động và đòi hỏi của phong trào cách mạng Việt Nam. Từ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Người đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được nêu lên trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, phản ánh sự lựa chọn khách quan của chính thực tiễn - lịch sử, phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu bức thiết của đại đa số các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Đường lối đó tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011]. Đường lối đó đã đưa đất nước và dân tộc ta vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nước kém phát triển, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước [5.6.1911 - 5.6.2021], chúng ta có dịp nhìn lại cuộc hành trình tìm đường cứu nước đặc biệt của Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh, cuộc hành trình đã tạo nên những bước ngoặt lớn trong cách mạng Việt Nam, đã làm thay đổi hướng phát triển của lịch sử và thay đổi số phận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

 Th.S ĐÀO VĂN QUANG

1.     Từ sự lựa chọn đúng đắn của một cá nhân

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước cảnh lầm than của quốc gia dân tộc, các phong trào cứu nước theo các lập trường phong kiến, dân chủ tư sản, đã diễn ra quyết liệt nhưng đều không thành công. Việt Nam lâm vào tình cảnh khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước: mất phương hướng trong hiện tại và mờ mịt ở tương lai. Bởi, hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản không phải là con đường phù hợp cho cách mạng nước ta. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với mục tiêu: Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”. Bằng chính quá trình thâm nhập thực tiễn: lao động kiếm sống và hoạt động cách mạng, bằng chính quá trình tự vô sản hóa chính mình đã giúp Người hiểu rõ hơn về bản chất kẻ thù [khác với tiền bối]. Tìm hiểu về CMTS Anh, CMTS Pháp, CMTS Mỹ… Người thấy rằng các cuộc cách mạng ấy đều “không đến nơi”, “không triệt để” bởi các cuộc cách mạng ấy không đáp ứng được nhu cầu giải phóng các tầng lớp nhân dân lao động mà chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản. Trên con đường tìm tòi đó, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận ánh sáng cách mạng từ trong bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo [Pháp], Nguyễn Ái Quốc lập tức bị cuốn hút vì tính chất cách mạng triệt để của nó. Người đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.  Đó là con đường theo Cách mạng Tháng Mười Nga - con đẻ của tư tưởng Lênin - sự vận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác vào nước Nga, mở ra hướng đi đúng đắn không chỉ cho nước Nga mà còn cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có Việt Nam – một dân tộc cũng đang chịu cảnh nô dịch lầm than.

2. Đến sự lựa chọn của quốc gia dân tộc

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận con đường cách mạng vô sản và thấy rằng đây là con đường cần thiết đối với chúng ta và lựa chọn đi theo con đường ấy. Đó là sự lựa chọn của cá nhân người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc.  Nhưng sự lựa chọn của cá nhân Nguyễn Ái Quốc có được sự ủng hộ của nhân dân hay không, có phù hợp với yêu cầu của lịch sử để trở thành sự lựa chọn của quốc gia dân tộc hay không ?Sau khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, con đường của cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin đến những thanh niên Việt Nam yêu nước, rồi tập hợp họ trong một tổ chức lấy tên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên [tổ chức tiền thân của Đảng], rồi từ đó những thanh niên yêu nước đã được giác ngộ ấy lại tiếp tục về Tổ quốc để tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng vô sản về nước làm chuyển biến các phong trào đấu tranh trong nước từ chỗ tự phát đến tự giác; gây dựng nên các tổ chức cách mạng: Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn [cuối năm 1929]. Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh trong nước dẫn đến yêu cầu cần có sự thống nhất về lãnh đạo, cần có sự ra đời của một chính đảng để thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Năm 1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản đảng ở ba miền của đất nước đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử đặt ra. Như vậy, đến đây sau 10 năm thì sự lựa chọn của một cá nhân yêu nước đã trở thành sự lựa chọn của quốc gia dân tộc.

Và từ sự lựa chọn ban đầu ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh bại hai đế quốc Pháp và Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; và sau đó tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế. Đó là những bằng chứng thực tế chứng minh tính đúng đắn của con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người đã tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc Việt Nam. Qua mỗi bước ngoặt lịch sử, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trên con đường đã chọn, có những thời điểm con đường cách mạng vô sản gặp nhiều khó khăn với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu - một tổn thất to lớn đối với các quốc gia theo chế độ Cộng sản và Xã hội Chủ nghĩa trên thế giới. Sự sụp đổ này có nhiều nguyên nhân: khách quan là sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài và chủ quan là từ ngay trong nội bộ nhà nước Xô Viết có nhiều yếu kém, bất cập. Đó là sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý xã hội của chính quyền Xô Viết; sự chủ quan, duy ý chí, những sai lầm về đường lối, xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười trong xây dựng chế độ xã hội mới. Tuy nhiên, đó là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và sau đó là ở Liên bang Xô viết, chứ không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ của Liên Xô đã cảnh tỉnh đối với các nước đang tiếp tục kiên định con đường xã hội chủ nghĩa nhận ra những khuyết tật của một mô hình chủ nghĩa xã hội, rút ra cho mình những bài học quan trọng để giữ vững chính quyền cách mạng: về xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền, trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết và luôn chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân lao động, ra sức phát huy dân chủ rộng rãi, bảo đảm quyền con người chân chính; về thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc; về xây dựng cơ chế quản lý nền kinh tế; về sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Do vậy, trên con đường đã chọn, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn thử thách bởi lẽ nhận thức về con đường đi lên CNXH còn chưa hẳn sáng tỏ, bởi sự đan xen giữa những cái cũ và cái mới trong thời kỳ quá độ còn khiến người ta nghi ngờ [choáng ngợp trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của CNTB cùng với những mặt trái còn tồn tại trong thời kỳ quá độ của CNXH]. Dù sao, với những gì chúng ta đã đạt được kể từ sự lựa chọn ban đầu ấy cho đến nay, dù vượt qua bao khó khăn sóng gió thì chúng ta lại càng tin tưởng hơn về con đường đã lựa chọn. Bất cứ khi nào hoài nghi về con đường đã chọn thì hãy quay trở lại lý do bắt đầu để kiên định hơn trên con đường ấy. Trên cơ sở đó, tìm ra các phương pháp, con đường tiếp cận mới để tiếp tục tiến lên, hiện thực hóa một cách sáng tạo lý tưởng của con đường cách mạng vô sản trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế./.

Video liên quan

Chủ Đề