Thương hiệu và vấn đề xây dựng thương hiệu hiện nay như thế nào

Mỗi một mặt hàng được giao bán luôn cần đến một thương hiệu cụ thể. Đặt vị trí là người mua hàng, chắc chắn chúng ta sẽ lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng để được đảm bảo quyền lợi tốt nhất. Vậy thương hiệu là gì? Tại sao các doanh nghiệp/ cá nhân / tổ chức nên tạo dưng thương hiệu cho riêng mình?

 “Thương hiệu” là một khái niệm khá mới mẻ trong marketing hiện đại, thuật ngữ “thương hiệu” cũng không có trong văn bản pháp luật Việt Nam. Có rất nhiều những khái niệm khác nhau về thương hiệu [branding] nhưng nhìn chung có thể hiểu thương hiệu như sau.

Thương hiệu là một trong các dấu hiệu như chữ cái, con số, hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, âm thanh hoặc là sự kết hợp các yếu tố đó để nhận biết và phân biệt sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp khác nhau. Thương hiệu còn là những cảm nhận trong tâm trí khách hàng về sự khác biệt, nổi bật đối với một thương hiệu nào đó mà khi nhắc đến người tiêu dùng có ngay sự liên tưởng.

Và việc xây dựng thương hiệu cũng dựa vào nền tàng cốt lõi là những nhận diện thương hiệu để làm nổi bật những nét riêng biệt, không giống ai của thương hiệu.

2. Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu hiểu cơ bản là tất cả những gì doanh nghiệp của bạn cần để vượt qua các thương hiệu khác cùng ngành, thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

Xây dựng thương hiệu sẽ biến những người mua hàng lần đầu thành khách hàng trung thành và biến một người tiêu dùng thông thường thành những người truyền bá thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu là tất cả những gì bạn cần làm để nổi bật, tạo ảnh hưởng cho thương hiệu và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

3. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Xây dựng thương hiệu đem lại những lợi ích gì trong kinh doanh mà hầu hết các doanh nghiệp dù lớn, nhỏ đều trong cuộc chạy đua để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp?

Có rất nhiều lý do nhưng 6 lý do dưới đây đủ để thấy việc xây dựng thương hiệu có vai trò quan trọng như thế nào.

Thứ nhất, quá trình xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp định hình phong cách, hình ảnh cho thương hiệu, tạo uy tín cho mọi sản phẩm của thương hiệu. Nhờ đó tăng tính nhận diện, tính cánh trạnh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và gia tăng lợi nhuận.

Thứ hai, xây dựng thương hiệu mạnh giúp hình thành một tập khách hàng trung thành. Đơn giản khi khách hàng có niềm tin vào thương hiệu, sản phẩm sẽ yên tâm sử dụng và trung thành với thương hiệu. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có một lượng khách hàng ổn định, giúp duy trì kinh doanh tốt hơn. Đồng thời xây dựng thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường một cách rộng rãi.

Thứ baxây dựng một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trong thị trường cạnh tranh về giá, vốn đầu tư và cả thu hút nhân tài. Khá dễ hiểu khi các nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm khi đầu tư vào một thương hiệu nhạt nhòa và chưa có chỗ đứng trên thị trường. Các nhân tài cũng quan tâm tới những thương hiệu lớn để được những đãi ngộ xứng đáng.

Thứ tưxây dựng thương hiệu đã được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp chống lại được tranh chấp, tránh được những pha chơi xấu của đối thủ khi làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, làm mất uy tín của thương hiệu.

Thứ năm, một trong những yếu tố trong việc quyết định mua sắm hiện nay là sản phẩm có “thương hiệu” hay không. Ngày nay, người tiêu dùng có mức thu nhập cao, nhận thức về thương hiệu của người Việt cũng khá rõ ràng, do đó để xuống một khoản tiền lớn cho nhu cầu mua sắm phải kể đến xuất xứ của thương hiệu. Khi mua hàng “thương hiệu”, họ có cảm giác an tâm hơn, tiết kiệm thời gian tìm hiểu và đặc biệt hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Ngoài ra, hàng “thương hiệu”cũng có xuất xứ, giá cả, bảo hành, chính sách đổi trả rất rõ ràng, công khai, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Thứ sáuxây dựng một thương hiệu nổi tiếng cũng chính là góp phần không nhỏ vào tài sản quốc gia. Trong thời buổi hội nhập, các thương hiệu cũng gắn liền với hình ảnh quốc gia đó. Một quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh, nổi tiếng góp phần tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đem lại nhiều thuận lợi trong việc phát triển thương mại.

Vì thế mà vấn đề xây dựng thương hiệu được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng. Xây dựng thương hiệu càng vững, càng khẳng định được vị thế trên thị trường, sẽ góp phần cho sự tồn tại và phát triển thương hiệu về sau.

Nhận thức rõ lợi ích, tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, nhưng xây dựng thương hiệu gồm những gì, có dễ dàng không hay xây dựng thương hiệu cần trải qua các bước như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu.

Xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp dù mới thành lập hay đang phát triển. Dù không dễ dàng gì nhưng nếu doanh nghiệp biết áp dụng những chiến lược đúng đắn, cơ hội thành công là rất lớn.

Nguồn: MOORE.VN

Google cập nhật ngừng hoạt động Google...

Google thông báo sẽ ngừng hoạt động Universal Analytics từ ngày 1/7/2023 và thay thế bằng bằng Google Analytics 4. Các công việc marketer cần chuẩn bị

Thời đại công nghệ đã tạo những làn sóng mạnh mẽ, thay đổi thị trường tiêu dùng hiện nay. Để tồn tại và vươn xa hơn nữa, các doanh nghiệp không thể không đầu tư vào xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp đã và đang trở thành bài toán khó giữa bối cảnh hội nhập ngày càng len lỏi sâu vào nền kinh tế thế giới tạo nên những rào cản lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy đâu là giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp tốt nhất 2022? Cùng Tino Group khám phá ngay bài viết bên dưới đây nhé!

Tổng quan về xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Khái niệm thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ hiện nay luôn phải loay hoay tìm kiếm. Có lẽ, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều thương hiệu qua các kênh truyền thông online, trong đời sống hằng ngày.

Thương hiệu có thể hiểu là bộ sưu tập những yếu tố, chi tiết bắt nguồn từ một doanh nghiệp cụ thể nhằm tạo nên sự ấn tượng với khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Khách hàng sẽ phân biệt giữa nhiều doanh nghiệp trên thị trường thông qua nhận diện thương hiệu. Đó là lý do doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu thật chất lượng, có dấu ấn đối với khách hàng là vậy.

Bên cạnh đó, thương hiệu còn là yếu tố quyết định và tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Và giữa một thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, xây dựng thương hiệu uy tín lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết.

Tại sao cần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp?

Thương hiệu hay còn gọi là bộ mặt, là hình ảnh đại diện về văn hóa, sự độc quyền mà khách hàng có thể liên tưởng khi nhắc đến bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào của doanh nghiệp. Không quan trọng là bạn kinh doanh lĩnh vực nào, sản phẩm, dịch vụ ra sao thì việc xây dựng thương hiệu vẫn luôn luôn cần thiết.

Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo nên những giá trị riêng, sự uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Hơn nữa, khi có thương hiệu vững chắc, các nhà đầu tư sẽ không e dè khi bỏ một nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Nhờ đó, các đối tác của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng, niềm nở hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho doanh nghiệp.

Dù thương hiệu chỉ là tài sản vô hình nhưng nó có thể tạo nên những giá trị hữu hình vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể tồn tại là nhờ vào khách hàng. Và việc xây dựng thương hiệu là cách bạn tạo sự tin tưởng, an tâm và thu hút khách hàng tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đó là lý do các doanh nghiệp tại Việt Nam luôn chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu.

5 giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp từ A-Z

#1. Định hình chiến lược tổng thể xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu, một doanh nghiệp dù quy mô nhỏ hay lớn thì đều cần xây dựng và tiến hành từ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đặt ra. Xây dựng và phát triển thương hiệu không phải chuyện đơn giản thực hiện trong “một sớm một chiều”. Quá trình này cần sự góp nhặt, đầu tư nghiêm túc từ đội ngũ doanh nghiệp trong thời gian dài. Do đó, chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ gắn liền với từng chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư cũng như hoạch định tài chính của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần có những bước đi nhỏ, tiếp cận từ thương hiệu cá biệt của sản phẩm hoặc đi từ thương hiệu chung của doanh nghiệp và len lỏi vào từng thương hiệu cá biệt trên từng sản phẩm.

Để định hình chiến lược tốt, bạn hãy tự đặt và trả lời câu hỏi rằng: Thương hiệu bạn đang hướng đến đối tượng, tầng lớp nào? Những nhu cầu của khách hàng tiềm năng là gì?

Hiện nay, chiến lược đa thương hiệu rất được các doanh nghiệp đánh giá cao và lựa chọn sử dụng. Cách xây dựng thương hiệu này mở ra khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn và nhanh chóng. Ngoài ra, chiến lược còn giúp hạn chế những rủi ro xảy đến nếu một thương hiệu cá biệt thất bại, tạo đòn bẩy giúp phát triển nhanh chóng các thương hiệu khác nhờ một thương hiệu thành công. Tuy nhiên, dù chiến lược đa thương hiệu này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng để thành công, doanh nghiệp cần sự cân đối về nguồn lực và sở hữu một nguồn kinh phí lớn để thực hiện.

Để xây dựng thương hiệu đúng hướng và đạt được thành công, bạn phải nghiên cứu về thị trường trong lĩnh vực kinh doanh của bạn cũng như tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, thương hiệu của chính bạn cũng cần sự phân tích, nhìn nhận một cách khách quan. Để thực hiện định vị thành công thương hiệu, SWOT chính là ma trận bạn cần xây dựng. Nghĩa là, doanh nghiệp sẽ tiến hành đối chiếu, phân tích và nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để tìm ra hướng đi riêng, độc đáo mà hiệu quả cho chính doanh nghiệp mình.

Khi đó, bạn không chỉ hiểu rõ về doanh nghiệp của mình, nắm bắt được hướng đi của đối thủ cùng những thách thức phía trước mà doanh nghiệp sắp đương đầu. Để từ đó, nội bộ doanh nghiệp đề xuất và xây dựng những chiến lược mới mẻ và chạm đúng tâm lý người tiêu dùng. Định hướng thương hiệu hay còn được xem là công việc đi tìm ra USP của dịch vụ, sản phẩm.

#3. Khởi tạo bộ nhận diện thương hiệu riêng

Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố then chốt không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Nó thường bao gồm các yếu tố hữu hình nhằm tạo ấn tượng, điểm nhấn trong lòng khách hàng. Cụ thể là logo, slogan, phông chữ, màu sắc chủ đạo, salekits,…Khi bạn tạo nên một bộ thương hiệu chất lượng, ý nghĩa sẽ tạo nên sức mạnh tổng thể, sự chuyển nghiệp cho doanh nghiệp. Hơn hết, doanh nghiệp sẽ có ấn tượng tốt, tin tưởng và ghi nhớ sâu sắc thương hiệu của bạn.

  • Tên thương hiệu: ưu tiên sự khác biệt, không trùng lặp với những thương hiệu đã có sẵn trên thị trường. Tên không nên quá dài dòng, đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc và dễ ghi nhớ. Bạn nên đặt tên có sự liên kết với đặc trưng lĩnh vực, có tính văn hóa, truyền cảm
  • Về slogan: Một slogan thành công phải chứa đựng thông điệp của thương hiệu thật tinh tế, gợi lại trong lòng khách hàng những liên tưởng phong phú về sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Do đó, sáng tạo slogan phải hướng về khách hàng, bám sát vào thương hiệu, lợi ích của sản phẩm

#4. Xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua truyền thông online đa phương tiện

Một thương hiệu thành công không phải nhất định hướng đến những điều lớn lao, vĩ đại. Những thông điệp truyền tải ấn tượng, đậm dấu ấn riêng. mang đến cho người tiếp cận những cảm xúc chân thật – những yếu tố này chính là thước đo sự thành công của thương hiệu.

Để có được ghi nhận bền vững của khách hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ và giải quyết được những vấn đề:

  • Điểm khác biệt từ những sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng mục tiêu so với các sản phẩm/ dịch vụ cùng loại là gì?
  • Ví thương hiệu của doanh nghiệp là con người, vậy đặc điểm nào có thể trở thành tính cách nổi bật, đặc trưng?

Truyền thông online đa phương tiện được xem là bước hành động lan tỏa thương hiệu tốt nhất. Thông qua những hoạt động quảng bá, truyền thông cũng như nỗ lực marketing, hình tượng về thương hiệu doanh nghiệp sẽ dần được gây dựng nên bằng sự cảm nhận, tưởng tượng và nhận biết chân thật từ người tiêu dùng tiềm năng và công chúng.

Để nhanh chóng ghi điểm trong lòng khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh thương hiệu trên thị trường, doanh nghiệp hãy tích cực sử dụng các kênh truyền thông mới mẻ, tiềm năng. Các kênh marketing phổ biến hiện nay có thể kể đến website, fanpage, email, mạng xã hội,… Dù các kênh truyền thông phổ biến nhưng để đảm bảo thành công, doanh nghiệp cần sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu và toàn tâm, toàn ý.

#5. Thực hiện đo lường và hiệu chỉnh chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông được đánh giá hiệu quả cần sự cân bằng, trùng khớp giữa những nhận biết của khách hàng so với hình tượng thật sự mà doanh nghiệp xây dựng nên. Khi đo lường được mức độ thành công của chiến lược, doanh nghiệp sẽ ngồi lại bàn bạc về những điểm thiếu sót và đề xuất phương án tốt hơn, phát huy những mặt tích cực. Như thế sẽ đảm bảo chiến lược sẽ luôn được tiến hành đúng đối tượng, hiệu quả cao, tránh mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Việc xây dựng và quản trị doanh nghiệp không thể tạo lập bền vững trong thời gian ngắn. Nó cần sự chăm chút, nỗ lực không ngừng ở cả công sức lẫn chi phí để từng bước đi lên, khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường. Và khi quản trị thương hiệu tốt sẽ là bàn đạp đưa doanh nghiệp của bạn vươn lên top những doanh nghiệp hàng đầu, thương hiệu mạnh.

Tùy vào từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể trên từng doanh nghiệp mà có cách thực thi, xây dựng khác nhau. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, doanh nghiệp cũng phải đặt khách hàng làm trung tâm, là yếu tố cốt lõi quyết định sức mạnh thành bại của doanh nghiệp. Do đó, bạn không chỉ chăm chút cho từng sản phẩm/ dịch vụ trước khi gửi đến khách hàng. Bạn cần có dịch vụ chăm sóc sau bán hàng để tạo sự gắn kết, gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu.

  • Hãy đầu tư và xây dựng bài bản một đội ngũ nhân viên thành các chuyên gia marketing tinh tế, chuyên nghiệp. Mỗi nhân viên cần hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ của công ty cùng các tiêu chí kinh doanh, sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng đến. Phong thái làm việc, giao tiếp với khách hàng có sự đồng nhất, chuyên nghiệp.
  • Xây dựng kế hoạch quảng bá kỹ lưỡng, nắm bắt thời cơ.
  • Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia có lĩnh vực chuyên môn.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về giải pháp xây dựng thương hiệu đã được Tino Group tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ xóa bỏ những bối rối, trở ngại trong định hướng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn có những chiến lược, giải pháp tối ưu trong việc xây dựng thương hiệu, mang đến những hơi thở mới mẻ cho doanh nghiệp nhé!

FAQs về xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

  • Thể hiện sự nhất quán
  • Truyền thông và tương tác
  • Xây dựng câu chuyện thương hiệu
  • Khẳng định giá trị của thương hiệu

  • Logo cần sự đơn giản, dễ ghi nhớ nhưng khác biệt
  • Logo cần có ý nghĩa với thông điệp của thương hiệu
  • Màu sắc đơn giản, nên có sự đồng nhất về màu sắc tổng thể của doanh nghiệp

  • Các doanh nghiệp không nghiên cứu, định hướng về đối thủ
  • Không xác định rõ thị trường, hướng đi tập trung
  • Không có sự đầu tư vào hình ảnh tạo điểm nhấn, sự ấn tượng
  • Nghĩ rằng tên thương hiệu không quan trọng
  • Vội vàng mở rộng thương hiệu

  • Thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng.
  • Xây dựng những chương trình giảm giá, khuyến mãi ấn tượng.
  • Quà tặng kèm khi khách mua hàng vào những ngày đặc biệt.
  • Lên kế hoạch xây dựng và gửi đến khách hàng các voucher, coupon.
  • Marketing truyền miệng.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org

Video liên quan

Chủ Đề