Sau sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại

Sau phẫu thuật sinh mổ, mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức khá dài mới có thể hồi phục lại sức khỏe. Vậy sinh mổ bao lâu thì mới nên có thai lại? Việc mang bầu sớm sau sinh mổ có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ như thế nào?

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa sản, cơ thể mẹ sau sinh mổ cần ít nhất 2 năm để hồi phục và sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. Điều này để tránh những rủi ro khi mang thai và sinh con ở lần kế tiếp. Bởi sau sinh mổ, vết mổ ở tử cung phải mất thời gian dài để lành lặn, đảm bảo không bị bục chỉ, vỡ vết thương khi tiếp tục mang thai và sinh con.

Việc mang thai và sinh con liên tiếp trong thời gian ngắn có thể bào mòn sức khỏe mẹ nhanh chóng và để lại nhiều hậu quả về sau khi đến tuổi trung niên. Nhiều mẹ cũng lo lắng việc thuốc giảm đau sau sinh mổ đi vào sữa mẹ ảnh hưởng bé yêu. Nhưng mẹ hãy yên tâm về điều này nha mẹ.

Những nguy cơ có thể gặp phải nếu mang bầu sớm sau sinh mổ

Bục vết sẹo mổ cũ: Việc bục vết sẹo mổ cũ có thể nói là một tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ đã từng phẫu thuật lấy thai. Thực tế, vết sẹo mổ cũ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày một dày lên và có thể gây ra tình trạng bục vết mổ trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Việc này xảy ra khi chuyển dạ sinh, đặc biệt khi có cơn co mạnh, hoặc lúc rặn sinh nên thường phải sinh bằng thủ thuật khi có đủ điều kiện.

Việc bục vết sẹo mổ cũ gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé, vì thế mẹ cần phải lưu ý để theo dõi hàng ngày nếu bị “vỡ kế hoạch”.

Nguy cơ cho nhau thai: những trường hợp nhau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thường là mổ đẻ nhiều lần thì nguy cơ bị nhau cài răng lược là rất cao.

Sau sinh mổ mang thai sớm sẽ gây nhiều nguy hiểm tiềm ẩn

Đối với trường hợp này khi sinh cần phải mổ. Nguy cơ chảy máu rất nặng phải cắt tử cung toàn bộ, truyền máu rất nhiều, đôi khi còn gây tổn thương cả những cơ quan lân cận, như bàng quang, ruột,… thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng của người mẹ. Mẹ lưu ý chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ để dảm bảo sức khoẻ mẹ nhé.

Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ: việc thai bám vào sẹo mổ cũ được coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm, hiếm gặp, có hai dạng thai bám vào vết mổ cũ:

  • Thai làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay trên vết mổ, ở giai đoạn sớm gây chảy máu nặng và phải hủy thai, khi thai tiếp tục phát triển nhau thai có thể gây hiện tượng nhau bám thấp hoặc nhau cài răng lược do gai nhau đan xen vào cơ tử cung.
  • Nhau thai cấy sâu vào cơ và lớp mô sợi ở tử cung tại vết mổ cũ, khi đó các gai nhau sẽ ăn sâu vào tử cung gây tình trạng cài răng lược, thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn vào  hố chậu gây chảy máu nhiều dẫn tới tử vong.

Nhau thai cấy sâu vào cơ và lớp mô sợi tử cung tại vết mổ cũ, khi đó các gai nhau sẽ ăn sâu vào tử cung gây tình trạng cài răng lược, thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn vào hỗ chậu gây chảy máu nhiều dẫn tới tử vong.

Nguy cơ cho con: Do tình trạng nhau tiền đạo cài răng lược nên sẽ gây nguy cơ thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.

Xem thêm: Các thực phẩm tuyệt đối nên kiêng khi sinh mổ.

Hy vọng với những chia sẻ xung quanh câu hỏi này, sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức, kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bé yêu. Đồng thời, các cặp vợ chồng nên chú ý tránh thai khi người mẹ mới sinh hay có con nhỏ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ.

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Post tag

Những lưu ý khi mang thai sau sinh mổ

Hầu như các mẹ bầu đã từng sinh mổ lần đầu đều có rất nhiều thắc mắc, lo lắng xung quanh vấn đề bầu bí khi mang thai lần 2.

Nhưng thắc mắc phổ biến trong trường hợp này là về những biến chứng với thai nhi hay lo lắng về cổ tử cung… Dưới đây là kiến thức chị em cần biết khi mang bầu lần 2 sau khi sinh mổ.

Bao lâu tôi có thể mang thai lại?   Theo các bác sĩ khoa sản, để đảm bảo an toàn sau khi sinh mổ, chị em nên chờ từ 18 - 23 tháng mới có thai lại.  

Vì sao phải đợi thời gian như thế mới nên có thai lại? Theo các bác sĩ, thời gian này các mẹ đang rất yếu vì vừa sinh mổ và lại đang phải nuôi con nhỏ. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân để cần từ 18 - 23 tháng mới nên có thai lại:

- Thời gian để cổ tử cung phục hồi sau khi sinh mổ sẽ dài hơn so với những ca sinh thường.

- Thời gian này cũng rất cần thiết để những vết phẫu thuật ở bụng, những vết rạch trong cổ tử cung và thành bụng lành lại sau khi sinh nở.

- Việc mất máu trong khi sinh mổ cũng khá nhiều, vì vậy bạn cần nhiều thời gian để máu được phục hồi và lấy lại sức khỏe tốt nhất.   - Theo các nhà khoa học, việc lấy lại khoái cảm ‘chuyện ấy’ sau khi sinh mổ cũng cần nhiều thời gian hơn sinh thường và đương nhiên bạn sẽ cần nhiều thời gian sau sinh để thụ thai hơn.

- Các nguy cơ biến chứng ở thai nhi và trọng lượng thai nhi thấp cũng sẽ xảy ra nếu người mẹ có thai quá vội vàng sau khi sinh mổ.

Biến chứng phổ biến xảy ra sau khi sinh mổ   Biến chứng phổ biến nhất phải kể đến là vỡ cổ tử cung. Việc mang thai quá nhanh sau khi sinh mổ khiến các vết thương chưa được phục hồi sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ngay cả khi bạn mang thai sau sinh mổ 1 năm thì nguy cơ mắc phải căn bệnh trên cũng là rất cao.

Vì vậy, thời gian tốt nhất để tránh mắc các biến chứng sau sinh với thai nhi mới là 18-23 tháng.

Để mang thai sau sinh mổ được an toàn   Việc mang thai sau sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trước khi quyết định mang bầu tiếp bạn nên có cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể cần bổ sung gì và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi chào đón em bé mới.  

Theo Eva

Page 2

5 điều nên nói khi khám phụ khoa

Hầu hết khi quyết định đi khám phụ khoa, nhiều chị em phụ nữ, nhất là những bạn gái trẻ có thể nói dối bác sĩ vì cảm thấy quá ngại ngần.

Nhưng qua những lần thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm, tôi - một phụ nữ đã có 2 con nhỏ nhận thấy chị em nên tâm sự và thẳng thắn chia sẻ 5 điều quan trọng sau với các bác sĩ phụ khoa của mình.

Những tiết lộ này có thể còn khá ngại ngần và rè rặt với những chị em lần đầu thăm khám phụ khoa hoặc những chị em có tính cách rụt rè. Song chắc chắn các tiết lộ này của bạn không bao giờ thừa và nó sẽ rất có ích để bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán, điều trị các chứng bệnh phụ khoa một cách chính xác và trong thời gian sớm nhất.   Một điều nữa, những phụ nữ nên cần phải nghĩ rằng: đi khám phụ khoa cũng chỉ là một cuộc thăm khám rất bình thường như nhiều cuộc thăm khám sức khỏe khác. Tất cả chỉ đều góp phần duy trì một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh.   Và chị em cũng đừng quên 5 điều “nằm lòng” cần nên tiết lộ với bác sĩ phụ khoa khi thăm khám nhé! Đó chính là:   1- Lịch sử tình dục   Khi thăm khám phụ khoa, chị em nên chia sẻ cho bác sĩ biết về lịch sử tình dục trước đó và hiện nay của bạn. Ví như bạn đã từng quan hệ tình dục với mấy người đàn ông hoặc thậm chí bạn có quan hệ đồng tình luyến ái không?   Bởi vì quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng có thể giảm nguy cơ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn hẳn. Và các bác sĩ phụ khoa của bạn rất cần biết tất cả các thông tin này để đảm bảo bạn đang khỏe mạnh hoặc có hướng chẩn đoán chính xác.   2- “Khai báo” nếu gặp đau đớn khi “yêu”   Nhiều bác sĩ phụ khoa khẳng định rằng quan hệ tình dục không bao giờ có thể làm bạn đau đớn. Vì thế, nếu bạn bị đau đớn trong và sau mỗi lần “yêu” có thể do đang có vấn đề với màng trong dạ con, bị u xơ, nấm men hoặc nhiễm trùng…   Những vấn đề này bạn gái nên phát hiện sớm bởi vì chúng thực sự có thể đe dọa đến khả năng sinh sản của bạn. Do đó, bạn không nên ngần ngại hay xấu hổ ngược lại, bạn nên nói với bác sĩ phụ khoa để được chữa trị kịp thời.   3- Nếu gặp khó khăn với ham muốn “yêu”   Nếu cơ thể bạn mệt mỏi và bị giảm ham muốn yêu, bạn cũng nên tiết lộ với bác sĩ phụ khoa điều này. Bởi vì, một số chị em giảm ham muốn yêu do thuốc tránh thai gây mệt mỏi hoặc đang gặp vấn đề với tuyến giáp, bị trầm cảm… Khi chia sẻ với bác sĩ phụ khoa, họ sẽ giúp bạn khắc phục các khó khăn này bằng cách tiến hành làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân thực sự và điều trị sớm nhất có thể.   4- Nếu đôi khi quên uống thuốc tránh thai   Nếu bạn hay quên uống thuốc tránh thai mặc dù vẫn muốn kiểm soát sinh hiệu quả thì bạn cũng nên chia sẻ với bác sĩ.   Các bác sĩ phụ khoa có thể giúp bạn tìm thấy một phương pháp tránh thai tốt và phù hợp với bạn hơn. Có rất nhiều biện pháp tránh thai bạn có thể lựa chọn.   5- Nếu gặp các triệu chứng tiền nguyệt san nặng nề   Nếu bạn đang gặp những triệu chứng tiền nguyệt san khó chịu, ảnh hưởng lớn đến thể chất và tâm lý thì bạn cũng không nên im lặng hoặc giấu giếm bác sĩ phụ khoa khi thăm khám.  

Nếu bạn cứ im lặng, tức là bạn đã bỏ qua một cơ hội để hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách cải thiện những khó chịu triền miên đấy. Đôi khi, chỉ cần nói lên vấn đề của mình, các bác sĩ có thể giúp cải thiện, chấm dứt những triệu chứng khó chịu này và làm thay đổi cuộc sống cho các chị em.

Theo PNTD

Page 3

5 kiểu đau bụng phụ nữ cần lưu ý

Tùy vào thời điểm, tính chất mà những cơn đau vùng bụng dưới có nguyên nhân và biện pháp điều trị khác nhau.

Dưới đây là một số kiểu đau vùng bụng dưới điển hình để bạn đọc có thêm thông tin về chứng đau này.

Những cơn đau cấp vùng bụng dưới: Nếu xảy ra ở phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và không kèm theo sốt thì trước tiên cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma [đoạn cuối đại tràng trước trực tràng].  

Đau vùng bụng dưới vào giữa kỳ kinh: Có đặc trưng là đau vùng bụng dưới kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn. Đau thường xảy ra vào thời điểm rụng trứng [phóng noãn] từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giờ đến 48 giờ. Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số người chu kỳ kinh nào cũng đau, một số khác đau ở chu kỳ này nhưng chu kỳ khác lại không.   Chẩn đoán thường dựa vào đau xảy ra vào giữa chu kỳ kinh và khám vùng tiểu khung không thấy gì bất thường. Nếu đau kéo dài và/hoặc nghiêm trọng thì cần siêu âm để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng dưới khác, đôi khi cần phân biệt với viêm ruột thừa.

Đau giữa kỳ kinh thường không cần điều trị. Thuốc giảm đau có thể cần khi đau kéo dài hay nghiêm trọng. Thuốc tránh thai hormon có thể dùng để ngăn cản rụng trứng nhằm làm mất đau.  Đau bụng dưới kết hợp với rụng trứng còn gọi là triệu chứng Mittelschmerz [tiếng Đức có nghĩa là đau giữa kỳ kinh], có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây đau: U nang buồng trứng xoắn gây đau vùng bụng dưới cấp tính.

Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn. Khi chỉ có một hay 2 noãn trưởng thành đến mức sắp được phóng ra thì có một số nang noãn khác cũng lớn lên. Vì nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.

Thành của buồng trứng bị rách [vỡ]: Vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ.

Vòi trứng co thắt: Sau khi phóng noãn, vòi trứng co thắt giống như sự nhu động của thực quản và gây đau.

Các cơn co của lớp cơ nhẵn buồng trứng: Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng Prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột.

Do sự kích thích phúc mạc: Vì máu hay dịch thoát ra khi phóng noãn. 

Đôi khi nhiễm khuẩn đường sinh dục là nguyên nhân gây đau nhưng thường không rõ. Có thể sử dụng triệu chứng đau giữa kỳ kinh để nhận biết có phóng noãn.

Đau vùng bụng dưới mạn tính không liên quan đến các kỳ kinh:

Đó là kiểu đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, đái buốt, đái khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ. Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung - tổn thương ở thân tử cung [tử cung gập sau, u xơ tử cung [xoắn, hoại tử vô khuẩn] - sa sinh dục - viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng - lạc nội mạc tử cung - giãn tĩnh mạch tiểu khung…

Đau không do nguyên nhân phụ khoa: Cũng gây ra đau vùng bụng dưới.

Bệnh ở cột sống: Đau lưng do tư thế, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm…;   Bệnh đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma...;   Bệnh ở đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang...;  

Đau do nguyên nhân tâm lý... Thầy thuốc cần khám toàn diện và cần làm thêm một số thăm dò theo định hướng của bệnh cảnh.  

BS. Đào Xuân Dũng

Video liên quan

Chủ Đề