Ủy viên bộ chính trị bao nhiêu tuổi nghỉ hưu năm 2024

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP, thì những đối tượng cán bộ, công chức giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý sau đây sẽ có thể được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn so với bình thường:

(1) Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây:

- Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản;

- Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ;

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước;

- Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

- Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

- Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật;

- Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;

- Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;

- Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

(2) Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Lưu ý: Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với các trường hợp sau đây được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

- Cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên;

- Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này là Ủy viên Trung ương Đảng;

- Trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Ủy viên bộ chính trị bao nhiêu tuổi nghỉ hưu năm 2024

Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức (Hình từ Internet)

Thời gian công tác khi cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là bao lâu?

Tại Điều 4 Nghị định 83/2022/NĐ-CP quy định về thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn cụ thể như sau:

Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
1. Đối với cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi.
2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Theo đó, đối với những cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP thì thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 60 tuổi.

Còn đối với công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Cán bộ, công chức là người đứng đầu sẽ có những nghĩa vụ gì khác với cán bộ, công chức bình thường?

Căn cứ theo Điều 10 Luật cán bộ, công chức 2008, đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ của cán bộ, công chức thông thường được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008, còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;