Kết quả xét nghiệm máu mcv là gì năm 2024

Công thức máu MCV là gì? Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc câu hỏi này khi nhìn thấy kết quả xét nghiệm huyết học của mình. Vậy bài viết dưới đây của Đất Việt Medical là dành cho bạn. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về loại xét nghiệm này. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé!

Kết quả xét nghiệm máu mcv là gì năm 2024

Giới thiệu về xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm thường quy được thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám. Xét nghiệm giúp cung cấp những chỉ số về các tế bào máu (tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu) trong cơ thể bệnh nhân. Từ những chỉ số đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Các chỉ số công thức máu cơ bản được bác sĩ sử dụng là: WBC, PLT, RBC, MCV, HGB, HCT, LYM, MID, GRAN,...Sự thay đổi của các chỉ số này có liên quan mật thiết đến các bệnh lý về máu. Do đó mà các bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, rối loạn đông máu, ung thư máu,...sẽ được chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, xét nghiệm huyết học còn được sử dụng để theo dõi bệnh lý, theo dõi quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng điều trị có thể xảy ra.

Xem thêm:

  • Chỉ số P-LCC thấp là bệnh gì?
  • Xét nghiệm huyết học PLT là gì? Thế nào là PLT bình thường?
  • Thông tin sức khỏe cần biết: xét nghiệm huyết học MCV là gì?

Công thức máu MCV là gì?

Qua phần thông tin về xét nghiệm công thức máu, có thể thấy rằng công thức máu MCV là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá các bệnh lý về máu. Cụ thể, MCV có cách viết đầy đủ theo tiếng Anh là Mean Corpuscular Volume, nghĩa là thể tích trung bình của hồng cầu.

Chỉ số MCV là một chỉ số vô cùng quan trọng, bởi vì hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các tế bào, nên nếu thể tích của hồng cầu lớn hoặc nhỏ hơn bình thường cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Về hồng cầu, đây là loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong số các tế bào máu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố để thực hiện quá trình vận chuyển oxy và khí cacbonic. Do đó, thể tích của hồng cầu ảnh hưởng tới khả năng vận chuyển được đủ oxy để duy trì sự sống của tế bào hay không. Căn cứ vào chỉ số MCV, bác sĩ sẽ biết được kích thước hồng cầu là quá nhỏ hoặc quá lớn và nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Kết quả xét nghiệm máu mcv là gì năm 2024

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm MCV?

Xét nghiệm công thức máu MCV cần được thực hiện nhanh chóng để kịp thời phát hiện các bệnh các bệnh lý tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thực hiện xét nghiệm MCV trong các trường hợp sau:

  • Da nhợt nhạt
  • Lạnh tay chân, người mệt mỏi
  • Xuất huyết hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân

Khi thực hiện xét nghiệm này, bạn nên tuân thủ theo các khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo kết quả được cung cấp là chính xác nhất.

Ý nghĩa của chỉ số công thức máu MCV

Chỉ số MCV có giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 80 - 100 femtoliter/lít (trong đó 1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Nếu chỉ số MCV đo được bằng máy xét nghiệm máu thay đổi so với khoảng giá trị này, bạn có thể đang gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

Chỉ số MCV thấp

Chỉ số MCV thấp là khi MCV dưới 80 femtoliter. Đây là biểu hiện của việc cơ thể thiếu sắt hoặc mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn tới sự giảm MCV còn do nhiễm độc từ chì, bệnh mãn tính, thiếu máu hồng cầu,...Riêng những phụ nữ mang thai thì chỉ số MCV thấp hơn bình thường, nên các mẹ bầu cần quan tâm bổ sung đủ sắt cho cơ thể.

Kết quả xét nghiệm máu mcv là gì năm 2024

Chỉ số MCV cao

Với trường hợp chỉ số MCV cao, tức là khi chỉ số MCV đo được có giá trị lớn hơn 100 femtoliter. Kích thước của hồng cầu lúc này rất lớn và bị phình ra. Điều này cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic.

Xét nghiệm công thức máu MCV như thế nào? Ở đâu?

Nếu muốn thực hiện xét nghiệm chỉ số MCV, bạn có thể tới các bệnh viện hoặc phòng khám tại địa phương để được bác sĩ thăm khám và chỉ định xét nghiệm. Xét nghiệm này được cung cấp đồng thời với nhiều chỉ số xét nghiệm huyết học khác (tùy vào tình trạng sức khỏe và độ chuyên sâu của xét nghiệm).

Xét nghiệm huyết học được thực hiện vô cùng đơn giản, nhanh chóng, ít gây đau đớn. Cụ thể, kỹ thuật viên sẽ lấy máu của bệnh nhân (máu được chứa trong ống nghiệm chuyên dụng để máu không bị đông lại). Sau đó, mẫu xét nghiệm được đưa vào máy phân tích huyết học để đo các chỉ số.

Các máy huyết học được sử dụng hiện nay đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như Zybio, Mindray, Siemens, Roche, Nihon Kohden,...Các máy đều đạt được tiêu chuẩn chất lượng thế giới và được nhiều cơ sở y tế tin dùng. Nên các bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện xét nghiệm, bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Kết luận

Bài viết trên đã trang bị cho bạn những thông tin về xét nghiệm huyết học và giải đáp thắc mắc về công thức máu MCV là gì. Hy vọng bạn có thể sử dụng những kiến thức trên để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm về các chỉ số, cũng như các loại thiết bị xét nghiệm, bạn hãy liên lạc đến số 0901.333.689 của Đất Việt Medical để được tư vấn nhanh chóng nhé!

MCV trong máu bao nhiêu là tốt?

Một người bình thường có thể tích trung bình của hồng cầu nằm ở mức từ 80 -100 femtoliter/lít (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Nếu MCV lớn hơn 100 femtoliter: Lúc này cho thấy hồng cầu của bạn có kích thước lớn và bị phì ra.

MCV trong máu thấp là gì?

Chỉ số MCV thấp khi giá trị < 80fl có thể là biểu hiện của hội chứng tan máu bẩm sinh, thiếu sắt hoặc các bệnh lý liên quan đến Hemoglobin. Ngoài ra, những bệnh lý mạn tính, nhiễm độc chì, suy thận,… có thể gây thiếu máu khiến chỉ số MCV thấp hơn bình thường.

Chỉ số MCH bao nhiêu là bình thường?

Khi xét nghiệm, chỉ số MCH bình thường nếu dao động ở mức 27 - 33 picogram (pg) trên mỗi tế bào. Chỉ số MCH thấp nếu nhỏ hơn 26 pg/tế bào và cao nếu ở mức lớn hơn 34 pg/tế bào.

MCV tăng do đâu?

MCV tăng: do thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate hoặc thiếu máu tan huyết. Người bệnh có kháng thể lạnh hoặc bị bệnh bạch cầu lympho mạn. MCV bình thường. Trường hợp này xảy ra khi thiếu sắt giai đoạn sớm hoặc thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm.