Typhoid là gì

[Ngày đăng: 03-03-2022 12:47:38]

Typhoid fever là sốt thương hàn, bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, khởi phát đột ngột, sốt kéo dài kèm theo mệt mỏi, chán ăn...

Typhoid fever /ˌtaɪ.fɔɪd ˈfiː.vər/: sốt thương hàn.

An infectious disease spread by dirty water and food causing a high body temperature, red spots on the upper body, severe pains in the bowels and sometimes death.

 Một bệnh truyền nhiễm lây lan bởi nước bẩn và thức ăn, gây ra nhiệt độ cơ thể cao, các đốm đỏ ở phần trên cơ thể, đau dữ dội ở ruột và đôi khi tử vong.

Ex: Father contracted typhoid fever while serving on the Russian front.

Cha tôi mắc phải bệnh thương hàn khi đang chiến đấu tại mặt trận Nga.

Ex: These herbs can fight typhoid fever.

Những thảo dược này sẽ trị được phong hàn.

Ex: I came down with typhoid fever but was sent back to the front after treatment.

Tôi mắc phải bệnh thương hàn nhưng sau khi được điều trị tôi bị đưa trở lại mặt trận.

Ex: The next day, Christine felt miserable and came down with typhoid fever which left her weak for a long time.

Ngày hôm sau, Christine không được khỏe và bị thương hàn sức khỏe suy yếu một thời gian dài.

Ex: These clinical features are also common manifestations of typhoid fever, cerebral malaria, bacterial meningitis, measles and some enterovirus infections.

Những đặc điểm lâm sàng này cũng là những biểu hiện phổ biến của bệnh thương hàn, sốt rét não, viêm màng não do vi khuẩn, sởi và một số bệnh nhiễm trùng enterovirus.

Ex: Moreover, the method is easily available in the laboratory, less expensive and user friendly for guiding physicians to the proper treatment of typhoid fever.

Hơn nữa, phương pháp này dễ dàng có sẵn trong phòng thí nghiệm, ít tốn kém và thân thiện với người dùng để hướng dẫn các bác sĩ điều trị sốt thương hàn đúng cách.

Ex: We hypothesized that consumption of raw vegetables would be associated with risk of typhoid fever.

Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng tiêu thụ rau sống sẽ liên quan đến nguy cơ mắc bệnh thương hàn.

Tư liệu tham khảo: Cambridge Dictionary. Bài viết typhoid fever là gì được biên soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

Nguồn: //saigonvina.edu.vn

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Bệnh dễ dàng lây nhiễm qua đường tiêu hóa và phát triển nhanh thành dịch. Cả trẻ em và người lớn đều có thể trở thành đối tượng mắc bệnh nếu không được phòng bệnh đúng cách.

Là một căn bệnh không được nhiều người quan tâm, tuy nhiên thương hàn lại rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam… thậm chí nếu bệnh trở nặng có thể dẫn đến tử vong với các biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột non, xuất huyết tiêu hóa, viêm túi mật, viêm não…

Khuyến khích tiêm vắc xin cho người thường xuyên đi đến vùng có dịch bệnh thương hàn, người sống trong môi trường tập thể, người thường đi du lịch, người hay tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc di chuyển đến vùng vệ sinh kém…

Thông tin Vắc xin Thương hàn TyPhoid Vi [Việt Nam]

  • Vắc xin phòng bệnh thương hàn có tên Typhoid Vi được sản xuất tại bởi nhà sản xuất vắc xin và sinh phẩm uy tín tại Việt Nam – Viện Pasteur Đà Lạt [DAVAC] và được phân phối độc quyền bởi VNVC. Typhoid Vi là vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Nguồn gốc:

  • Vắc xin phòng bệnh thương hàn Typhoid Vi được sản xuất bởi nhà sản xuất vắc xin và sinh phẩm uy tín tại Việt Nam – Viện Pasteur Đà Lạt [DAVAC].

Chỉ định:

  • Typhoid Vi là vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
  • Khuyến khích tiêm Typhoid Vi cho người thường xuyên đi đến vùng có dịch bệnh thương hàn, người sống trong môi trường tập thể, người thường đi du lịch, người hay tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc di chuyển đến vùng vệ sinh kém…

Lịch tiêm phòng:

  • Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn tiêm 1 mũi duy nhất và nhắc lại sau mỗi 3 năm nếu có nguy cơ.

Đường tiêm & Liều dùng:

  • Vắc xin phòng bệnh thương hàn Typhoid Vi được chỉ định tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều 0.5ml.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Mở nắp nhôm, tẩy trùng nắp lọ vắc xin trước khi lấy ra một liều vắc xin bằng bơm tiêm và kim tiêm vô khuẩn phù hợp.
  • Thay kim tiêm khác để tiến hành tiêm chủng.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng Typhoid Vi cho trường hợp có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin.
  • Phụ nữ đang mang thai, trường hợp bắt buộc phải tiêm, cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Trong trường hợp bị sốt hoặc mắc bệnh cấp tính, nên hoãn tiêm vắc xin.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Không khuyến cáo tiêm cho trẻ em dưới 2 tuổi
  • Không được tiêm theo đường nội mạch.

Tác dụng không mong muốn:

  • Phản ứng thường nhẹ, nhanh chóng biến mất. Khi tiêm vắc xin, tại chỗ tiêm có thể sưng đỏ. Có triệu chứng sốt nhẹ và sẽ hết sau 24h kể từ khi tiêm vắc xin.
  • Hiếm gặp phản ứng phản vệ.

Tương tác thuốc:

  • Vắc xin Typhoid Vi không được trộn lẫn với bất cứ vắc xin hoặc dược phẩm nào trong cùng 1 ống tiêm.
  • Nếu phải tiêm thêm 1 loại vắc xin khác cùng lúc với Typhoid Vi, vắc xin cần được tiêm ở 1 vị trí riêng biệt.

Bảo quản:

  • Bảo quản ở nhiệt độ lạnh [từ 2 – 8oC]. Không được đóng băng.

Vắc xin Typhoid Vi hiện đang có sẵn tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn VNVC, sẵn sàng phục vụ khách hàng đến tiêm chủng. Đặt mua vắc xin theo yêu cầu tại đây hoặc gọi đến hotline: 1900 633 858, hoặc inbox cho Fanpage VNVC – Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn.

Nguồn: davac.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cho đến nay, bệnh thương hàn vẫn đang là nỗi lo của toàn thế giới, khi ước tính mỗi năm có khoảng 16 triệu ca mắc mới và 600.000 người tử vong do bệnh. Thương hàn thường phát triển thành dịch ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo ghi nhận tại Việt Nam, bệnh thương hàn từng bùng phát thành dịch ở một vài tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh phía Bắc.

Thương hàn là bệnh về đường tiêu hóa có khả năng lây lan trong cộng đồng, do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 – 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. 

Thương hàn là một bệnh khởi phát rất đột ngột. Trong trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn thường không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong, loét thanh mạc và thủng ruột dẫn đến chảy máu.

Bệnh thương hàn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh và gây tử vong

Nguồn truyền nhiễm bệnh quan trọng của bệnh thương hàn đến từ người bệnh, khi người bệnh vẫn có thể lây nhiễm cho người khác trong thời gian ủ bệnh. Bên cạnh đó sau khi chấm dứt các triệu chứng lâm sàng, đa số người đã khỏi bệnh vẫn mang vi khuẩn Salmonella typhi trong người và vẫn tiếp tục đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn tiếp tục đào thải vi khuẩn ra ngoài môi trường trong 2 – 3 tháng.

Người mắc bệnh thương hàn do uống nước hoặc ăn những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhất là trứng, thịt bò, thịt gia cầm, sữa… Vi khuẩn thương hàn có khả năng sinh sôi trong sữa và các chế phẩm, mà không làm thay đổi tính chất hay mùi vị. Nấu chín thực phẩm là phương pháp giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn, nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ. 

Bên cạnh đó, thương hàn còn có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, hay tiếp xúc với chất thải, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất vẫn là những người trong độ tuổi từ 15 – 30. Đây là nhóm tuổi có khả năng sinh sống và làm việc tại những nơi có điều kiện sống bất lợi như nguồn nước bị ô nhiễm, chất thải không được xử lý. Tuy nhiên thực tế, điều kiện vệ sinh và ý thức giữ gìn vệ sinh chung của cộng đồng đã cải thiện đáng kể so với quá khứ, nên nguy cơ lây truyền bệnh thương hàn theo con đường này đang giảm dần theo thời gian.

Người bệnh thương hàn do ăn uống các loại thức ăn bị nhiễm khuẩn hay lây nhiễm từ người sang người

Ở thể điển hình, bệnh thương hàn sẽ có diễn biến và các triệu chứng sau:

Thông thường, giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 7 – 15 ngày. Trong khoảng thời gian này, người bệnh không có triệu chứng.

Thường diễn biến trong 1 tuần với các triệu chứng như: Sốt tăng dần, thường có gai rét lúc đầu. Nhiệt độ có thể tăng cao lên đến 39 – 41 độ C đến ngày thứ 7 của bệnh. Bên cạnh triệu chứng sốt kéo cao kéo dài, người bệnh thương hàn còn thường hay gặp các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, ù tai. 

Thường giai đoạn kéo dài trong khoảng 2 tuần với các triệu chứng như: Sốt, nhiễm độc thần kinh, đào ban, tiêu hóa, tiêm mạch.

Bệnh nhân thương hàn ở giai đoạn toàn phát thường sốt cao liên tục 39 – 40 độ C, với sốt nóng là chủ yếu. Bên cạnh đó, nhiễm độc thần kinh còn là triệu chứng nổi bật, biểu hiện bằng nhức đầu, ù tai, tay run, hay mất ngủ và gặp ác mộng. Điển hình của nhiễm độc thần kinh là trạng thái typhos. Khi đó, tuy người bệnh vẫn nhận biết các kích thích từ môi trường xung quanh nhưng vẫn nằm bất động, mắt nhìn đờ đẫn, vẻ mặt vô cảm. Trong một số trường hợp nặng hiếm gặp, bệnh nhân hôn mê, li bì.

Các nốt đào ban [hay hồng ban] dát nhỏ 2 – 3 mm có thể mọc ở bụng, ngực và mạn sườn. Số lượng ban ít, thường xuất hiện từ ngày 7 – 12 của bệnh. Bệnh nhân thương hàn còn gặp các vấn đề về tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng sệt, màu vàng nâu, khoảng 5 – 6 lần mỗi ngày. Bụng của bệnh nhân thường chướng đau nhẹ lan tỏa vùng hố chậu phải. Ngoài ra, bệnh nhân thương hàn còn có thể gặp bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Mạch chậm so với nhiệt độ của người bệnh thương hàn trong giai đoạn này được gọi là mạch và nhiệt độ phân ly. 

Giai đoạn này của bệnh thương hàn thường kéo dài trong khoảng 1 tuần. Nhiệt độ người bệnh dao động mạnh rồi giảm dần. Bệnh nhân phục hồi, đỡ mệt, ăn ngủ tốt hơn và hết các vấn đề về tiêu hóa.

Để chẩn đoán bệnh thương hàn chính xác, cần đưa bệnh nhân đến các bệnh viện hoặc các trung tâm y tế lớn được trang bị đầy đủ dụng cụ, máy móc và có các bác sĩ chuyên môn cao. Tại đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thương hàn bằng cách dựa vào các triệu chứng lâm sàng như sốt hơn một tuần không rõ nguyên nhân, kèm rối loạn tiêu hóa, gan và lá lách to, nổi hồng ban. Ngoài ra, các bác sĩ còn chẩn đoán bệnh dựa vào phương pháp cận lâm sàng: Bạch cầu máu không tăng, phản ứng với huyết thanh Widal, PCR, RIA, ELISA,… Hay dựa vào kết quả cấy vi khuẩn [+].

Điều trị đặc hiệu

Tuy việc điều trị bệnh không quá phức tạp nhưng hiện nay tình trạng Vi khuẩn thương hàn kháng thuốc kháng sinh là rào cản lớn đối với các bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh. Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh được thông báo lần đầu tiên ở Ấn Độ năm 1960. Tại Việt Nam, vi khuẩn thương hàn kháng Chloramphenicol 91,2%; Bactrim 96%; Ampicillin 92,8%; cùng một số loại kháng sinh mới như Claforan, Norfloxacin, Ciprobay. Trong vòng 5 – 10 năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã phân lập được chủng vi khuẩn kháng thuốc với kháng sinh như nhóm Fluoroquinolone và nhóm Cephalosporin thế hệ III. 

Điều trị triệu chứng

Bên cạnh điều trị đặc hiệu với kháng sinh nhóm Fluoroquinolone và nhóm Cephalosporin thế hệ III, triệu chứng của bệnh thương hàn còn được điều trị bằng cách bù nước điện giải [1500-2000ml/ngày] theo tỷ lệ Glucose 5%, Ringer Lactat, Natri clorid 9%, hạ sốt khi sốt cao, áp dụng chế độ ăn với thức ăn mềm và đủ chất dinh dưỡng trong thời gian sốt.

Điều trị biến chứng

Xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột và biến chứng choáng nội độc tố là những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh thương hàn. Đối với trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa, các bác sĩ không dịch chuyển bệnh nhân, và ngay lập tức cho chườm lạnh, sử dụng thuốc cầm máu và truyền thêm máu. Trong trường hợp người bệnh bị thủng ruột, bác sĩ có thể chống sốc điều trị ngoại khoa. Khi bệnh nhân có biến chứng choáng nội độc tố, các bác sĩ có thể dùng thuốc kháng viêm Solu medrol 30mg/kg truyền trong 30 phút đầu và có thể lặp lại sau 4 – 6 giờ trong vòng 48 giờ.

Ngoài ra để điều trị người lành mang vi khuẩn, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc như  Ciprofloxacin, Pefloxacin, Cefixim…

Để phòng ngừa bệnh thương hàn hiệu quả, cần kiểm tra kỹ nguồn nước trước khi sử dụng, thực phẩm hàng ngày phải luôn tươi mới, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và trên hết là đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn. Người dân nên thực hành ăn chín, uống sôi và rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

Bên cạnh những phương pháp trên, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn còn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rộng rãi cho mọi người dân, đặc biệt là đối với người dân ở các quốc gia có dịch bệnh đang lưu hành, những người thường đi du lịch, người hay tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc di chuyển đến vùng vệ sinh kém. Typhoid Vi và Typhim Vi là hai loại vacxin thương hàn phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Tiêm ngừa vắc xin giúp phòng bệnh thương hàn hiệu quả

Trong đó, vắc xin Typhoid Vi được sản xuất bởi nhà sản xuất vắc xin và sinh phẩm uy tín tại Việt Nam – Viện Pasteur Đà Lạt, được chỉ định dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều dùng 0.5 ml cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn với lịch tiêm 1 mũi duy nhất và nhắc lại sau mỗi 3 năm nếu có nguy cơ.

Bên cạnh Typhoid Vi, Typhim Vi là một loại vacxin thương hàn, có xuất xứ từ Pháp, được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, chỉ cần 1 liều vắc xin Typhim Vi duy nhất có tác dụng bảo vệ bạn trước căn bệnh thương hàn trong 3 năm. Sau đó có thể tiêm nhắc mỗi 3 năm khi tiếp tục có nguy cơ mắc bệnh.

Hiện nay, người dân có thể tiêm vacxin thương hàn tại những bệnh viện hoặc hệ thống Trung tâm Tiêm chủng vắc xin VNVC trên cả nước. 

Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, bạn có thể liên hệ tổng đài 028.7300.6595, hoặc qua fanpage Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC. Bạn cũng có thể đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin thương hàn trực tiếp.

Khách hàng cũng có thể mua vắc xin hoặc các gói vắc xin bằng cách truy câp //shop.vnvc.vn/, lựa chọn và thanh toán mua vắc xin theo nhu cầu.

Trần Phúc

Video liên quan

Chủ Đề