Tại sao phụ nữ sau sinh hay bị trầm cảm

Thông tin chia sẻ uy tín, chuẩn xác từ ThS. BS Vương Thị Thủy - Giảng viên Bộ môn Tâm thần  - Trường Đại học Y Hải Phòng.

Cách thoát khỏi trầm cảm sau sinh của một bà mẹ bỉm sữa

Trầm cảm có thể khỏi hoàn toàn, nhanh chóng. Nhưng nó sẽ tái phát khi bệnh nhân sinh con lần sau. Các bà mẹ hay người thân có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu sau:

Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

Trầm uất: Bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, hay muốn khóc phần lớn thời gian trong ngày. Ở một vài thời điểm nhất định trong ngày như buổi sáng hoặc buổi tối bạn có thể cảm thấy tệ hơn nhiều. Người nhà có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu này thông qua vẻ mặt buồn rầu, ủ rũ của bệnh nhân.

Cáu gắt: Bạn cảm thấy mình dễ nổi giận, hay gắt gỏng với chồng, con bạn hay những người khác, một số bà mẹ không kiềm chế được cảm xúc, đánh con sau đó lại cảm thấy mình vô dụng.

Mệt mỏi: Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức và thiếu năng lượng, thậm chí việc chăm sóc con, chăm sóc bản thân, cũng trở nên quá sức.

Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức. Ảnh minh họa

Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Mất ngủ thường gặp ở người mới sinh con. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng bạn không thể ngủ được, bạn nằm đó thao thức và lo lắng đủ thứ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh giấc hoặc dậy rất sớm. Một số trường hợp có thể ngủ rất nhiều.

Bồn chồn: Bạn vẫn thấy bồn chồn không yên, không thể ngồi yên một chỗ mà phải đi lại, tuy vậy chỉ một vài cử động nhỏ cũng khiến bạn cảm thấy mất nhiều sức lực.

Thay đổi khẩu vị: Bạn không muốn ăn uống hoặc mất khẩu vị, quên ăn. Một số người ăn để xả stress nhưng lại lo lắng nhiều việc mình có thể tăng cân.

Không thích thú bất kỳ thứ gì: Bạn cảm thấy không thích thú hay tận hưởng bất kỳ điều gì. Bạn có thể không cảm thấy vui sướng khi ở chung với con của mình.

Mất hứng thú với tình dục: Trầm cảm sau sinh có thể lấy đi bất kỳ sự ham muốn nào, có thể là vì quá đau hay bạn quá mệt mỏi. Người bạn đời có thể không hiểu điều này nếu bạn không chia sẻ cảm xúc thực của mình và cảm thấy bị bỏ rơi.

Suy nghĩ tiêu cực và hay cảm thấy tội lỗi: Trầm cảm có thể tác động đến cách suy nghĩ của bạn theo chiều hướng tiêu cực, chẳng hạn:

- Bạn có thể muốn gây tổn thương bản thân mình hoặc con hoặc cả hai.

- Bạn có thể có những suy nghĩ như "mình không phải là người mẹ tốt" hay "con mình không thương mình"

- Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì nghĩ như vậy hoặc cho rằng mọi vấn đề đều do lỗi của bạn

- Bạn có thể mất tự tin

- Bạn có thể cảm thấy mình không chống đỡ nổi nữa

Lo âu quá mức – Dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường gặp: Cảm giác lo lắng mọi thứ khi mới làm mẹ là điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn mắc trầm cảm sau sinh, nỗi lo sợ này có thể trở nên quá mức chịu đựng. Bạn có thể lo lắng:

- Con mình quá yếu

- Cân nặng của con không đủ

- Con khóc quá nhiều và bạn không thể làm con nín khóc

- Con quá im ắng và có thể ngừng thở

- Bạn có thể tổn thương con

- Bạn gặp vấn đề về sức khỏe

- Bạn lo chứng trầm cảm sau khi sinh của mình sẽ không bao giờ khá lên được

- Bạn lo lắng sợ hãi khi ở một mình với con và cần sự trấn an liên tục từ chồng, người thân trong gia đình.

- Khi cảm thấy lo âu, bạn có thể có một vài triệu chứng sau: Tim đập mạnh, mạch đập nhanh, không thở được, đổ mồ hôi, sợ rằng mình sẽ ngất xỉu hoặc bị trụy tim.

- Bạn tránh những nơi đông đúc hoặc các tình huống tương tự, vì bạn lo rằng mình sẽ có triệu chứng hoảng sợ.

Cảm giác lo lắng mọi thứ khi mới làm mẹ có thể trở nên quá mức chịu đựng.

Tránh né những người khác: Bạn lựa chọn tránh gặp gỡ gia đình, bạn bè hoặc cảm thấy khó khăn khi phải đi gặp những nhóm hỗ trợ giúp trầm cảm sau khi sinh.

Tuyệt vọng: Mọi chuyện bế tắc với bạn và sẽ chẳng bao giờ khá hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy cuộc sống này chẳng đáng nữa, thâm chí bạn có suy nghĩ về gia đình sẽ tốt hơn khi bạn không còn.

Suy nghĩ tự tử: Ở trầm cảm sau sinh thường có những ý định và hành vi tự sát, cùng hành vi giết đứa con, điều này rất nguy hiểm.

Nếu bạn bắt đầu có những suy nghĩ muốn tổn thương bản thân hoặc người khác thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video hướng dẫn cách ly tại nhà cho một số đối tượng cụ thể


ThS. BS Vương Thị Thủy

Giảng viên Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hải Phòng

Cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con. Đặc biệt, cuộc sống và áp lực tinh thần rất dễ khiến phụ nữ lâm vào trầm cảm sau sinh. Vậy làm cách nào để nhận biết, phòng ngừa trước khi quá muộn? Hãy cùng tìm hiểu!

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng cực đoan liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc của phụ nữ sau sinh. Người bị trầm cảm thường có những cảm giác buồn bã, trống rỗng, mệt mỏi, lo lắng, lo sợ con mình bị hại hay bản thân mình có thể sẽ làm hại em bé. Những cảm giác này có thể từ nhẹ diễn tiến đến nặng. Đôi khi nó phát triển thành hành vi cực đoan gây hại cho chính bản thân người mẹ và con của họ.

Các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể bao gồm:

– Tâm trạng chán nản, bồn chồn, ủ rũ

– Khóc nhiều

– Xa lánh gia đình và bạn bè

– Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường

– Mất ngủ triền miên hoặc ngủ quá nhiều

– Mệt mỏi quá mức

– Không có hứng thú hay niềm vui với các hoạt động xung quanh ngay cả khi thường ngày yêu thích

– Thường xuyên có cảm giác, khó chịu và tức giận

– Luôn lo lắng rằng mình không phải là một người mẹ tốt

– Không có hứng thú với em bé hoặc cảm thấy em bé dường như không phải là con của mình

– Giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ tập trung hoặc đưa ra quyết định

– Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé

– Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử

Nếu không được điều trị, trầm cảm sau sinh có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc lâu hơn và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh rất phổ biến nhưng đa phần phụ nữ không tự nhận biết được

Đối với bà mẹ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, đôi khi trở thành một rối loạn trầm cảm mãn tính. Ngay cả khi được điều trị, trầm cảm sau sinh làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai của người phụ nữ. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường:

– Không có đủ năng lượng để hoạt động nhất là trong chăm sóc con cái

– Người mẹ Không thể chăm sóc em bé

– Có nguy cơ tự tử cao hơn

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Đối với em bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh

Con của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh không được điều trị có nhiều khả năng gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi như:

– Chậm phát triển ngôn ngữ và vấn đề học tập

– Các vấn đề liên kết mẹ-con bị ảnh hưởng nặng nề

– Có thể có những hành vi bất thường hoặc dễ kích động hơn trẻ bình thường

– Trẻ có thể thường có những cảm xúc tiêu cực

– Chậm phát triển chiều cao và nguy cơ béo phì cao hơn trẻ khác

– Trẻ có thể thường xuyên căng thẳng và khó thích nghi với môi trường, gặp vấn đề về hòa nhập xã hội.

Đối với các ông bố

Người bố có vợ bị trầm cảm sau sinh có nguy cơ trầm cảm cao. Những căng thẳng trong gia đình phát sinh triền miên gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh khiến không khí gia đình luôn căng thẳng

Tiền sử

Phụ nữ có tiền sử trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai và đặc biệt là trong lần mang thai trước đó cũng có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao.

Nội tiết

Thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai và sau khi sinh có thể tác động làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesterone tăng cao. Trong 24 giờ đầu sau khi sinh con, nồng độ hormone nhanh chóng sụt giảm xuống mức bình thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi đột ngột về mức độ hormone có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này tương tự với sự thay đổi hormone trước thời kỳ mang thai và lúc mang thai của phụ nữ.

Mức độ hormone tuyến giáp cũng có thể giảm sau khi sinh. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ giúp điều chỉnh cách cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ thức ăn. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Sức khỏe giảm sút

Phụ nữ sau khi sinh có sức khỏe yếu hơn bình thường. Những đau đớn về cơ thể [đau âm hộ do rạch trong khi sinh thường hoặc đau vết mổ do sinh mổ, đau cơn co tử cung…] có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ. Cơn đau kéo dài không được hỗ trợ khiến phụ nữ cáu kỉnh, bực bội và gia tăng cảm giác chán ghét mọi thứ nhất là em bé của mình hơn.

Yếu tố khách quan khác

Sự kết hợp của các yếu tố như điều kiện tài chính gia đình, hoàn cảnh sống chật chội hoặc đông đúc, sự thiếu quan tâm chia sẻ hay chăm sóc từ người thân nhất là bạn đời, áp lực gia đình hay từ bạn bè hàng xóm – những người tới thăm em bé, sự thiếu kinh nghiệm trong quá trình chăm con… làm gia tăng cảm xúc tiêu cực từ người phụ nữ và dễ dẫn đến trầm cảm.

Không được nghỉ ngơi đầy đủ làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh

Bác sĩ điều trị

Bác sĩ chủ trị thường nói chuyện với người mẹ về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn sau sinh và bệnh trầm cảm.

Để đánh giá tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể:

– Yêu cầu bạn trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm

Xét nghiệm máu để xác định xem sự hoạt động của tuyến giáp

– Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác

Bác sĩ sử dụng liệu pháp nói chuyện, hay còn gọi là tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc để sắp xếp để một hoặc vài bệnh nhân cùng một nhóm các phụ nữ đã từng trải qua kinh nghiệm tương tự cùng nói chuyện.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiếp xúc với người thân cận của bệnh nhân để nói chuyện và giúp trị liệu tại nhà.

Trị liệu tại nhà nhờ sự hỗ trợ của người thân

Gia đình, bạn bè và những người thân cận nhất có thể là nhân tố chính trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh.

Lúc này, người mẹ cần được chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ hơn bao giờ hết. Gia đình nên hiểu và có những tương tác thích hợp như:

– Chủ động hỗ trợ người mẹ trong việc chăm sóc em bé và hướng dẫn chăm sóc em bé.

– Giúp người mẹ có những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng và giấc ngủ trọn vẹn hơn.

– Hỗ trợ người mẹ giảm đau sau sinh.

– Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những chuyện vui về cuộc sống xung quanh, tạo cho người mẹ có những hứng thú mới để quên đi muộn phiền.

– Vai trò của người chồng là cực kỳ quan trọng để giúp người vợ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc chống trầm cảm cân bằng các hóa chất trong não giúp điều chỉnh tâm trạng và có thể cải thiện chứng trầm cảm sau ba hoặc bốn tuần.

Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng hầu hết chúng sẽ mất đi sau một thời gian ngắn. Nếu các tác dụng phụ gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày hoặc nếu trầm cảm trở nên tồi tệ hơn, đến gặp bác sĩ biết ngay lập tức.

Ngoài ra, liệu pháp chống co giật [ECT có thể được sử dụng trong các trường hợp cực đoan để điều trị trầm cảm sau sinh. Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Các chuyên gia tin rằng sự kích thích điện làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh cần được điều trị đúng cách để tranh hậu quả đáng tiếc

Dự phòng trầm cảm sau sinh đặc biệt cần thiết với những người có tiền sử trầm cảm hoặc trầm cảm sau sinh.

Ngay từ khi mang thai

Đối với phụ nữ bình thường, ngay từ khi mang thai nên được quan tâm và chăm sóc cả về dinh dưỡng và tinh thần. Phụ nữ mang thai nên tự mình tham gia các hoạt động tích cực như đi bộ, vận động nhẹ, nghe nhạc, học một bộ môn nghệ thuật nào đó hoặc gặp gỡ bạn bè – người có kinh nghiệm thai kỳ… để giúp tâm trạng luôn ổn định, vui vẻ.

Với phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc dấu hiệu nên gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Trong trường hợp nghiêm trọng, thuốc chống trầm cảm có thể được khuyến nghị phù hợp với phụ nữ mang thai.

Sau khi sinh

Sau khi sinh em bé, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra sớm sau sinh để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh. Càng phát hiện sớm, việc điều trị sớm hơn có thể bắt đầu. Nếu bạn có tiền sử trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể đề nghị điều trị chống trầm cảm hoặc trị liệu tâm lý ngay sau khi sinh.

Phụ nữ sau khi sinh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp:

– Lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu.

– Không gây áp lực cho bản thân phải làm tất cả mọi thứ, điều chỉnh mong muốn của bản thân, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì bạn có thể.

– Dành thời gian cho chính mình. Nếu bạn cảm thấy như thế giới đang đổ hết lên đầu bạn, hãy dành thời gian cho bản thân. Mặc quần áo đẹp, ra khỏi nhà và ghé thăm một người bạn hoặc làm một vài việc vặt. Hãy dành thời gian ở một mình với người bạn đời.

– Tránh việc tự cô lập bản thân. Bàn bạc với chồng, gia đình và bạn bè của bạn về các cảm xúc của bạn. Hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ. Phá vỡ sự cô lập để giúp bạn cảm thấy hòa mình trở lại với cuộc sống.

– Yêu cầu giúp đỡ: Cố gắng mở lòng với những người thân và cho họ biết bạn cần sự giúp đỡ. Nếu ai đó nhận trông bé để bạn có thể nghỉ ngơi, hãy nhận sự giúp đỡ. Bạn có thể ngủ, chợp mắt một chút hoặc bạn có thể xem một bộ phim hay uống cà phê với bạn bè.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề