Trẻ 2 tháng tuổi đi tiểu bao nhiều lần

Nếu ai lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ có thắc mắc rằng trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu tiện và đại tiện bao nhiêu lần mỗi ngày. Sẽ không có gì là chính xác 100%, tuy nhiên các mẹ có thể tham khảo bảng theo dõi chung dưới đây, chắc chắn sẽ có ích đối với các mẹ.

Thói quen đi tiểu tiện & đại tiện của bé theo từng độ tuổi

Các bé, theo từng độ tuổi sẽ có thói quen đi tiểu tiện và đại tiện là khác nhau. Đây cũng là một trong số các dấu hiệu kiểm tra sức khỏe của bé. Nếu bé đi tiểu ít, mẹ không cần thay tã cho bé thường xuyên thì điều này báo hiệu cho các mẹ biết một vấn đề nào đó bất ổn ở trong bé.

Trẻ 2 tháng tuổi đi tiểu bao nhiều lần
bé đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày

Dưới đây sẽ là bảng theo dõi chung, tuy nhiên, có bé sẽ có thói quen đi tiểu và đại tiện là khác, điều quan trọng là mẹ cần theo dõi và hiểu được thói quen của bé.

Với bảng thông kê số lần đi tiểu mỗi ngày của bé sẽ giúp mẹ tính toán được lượng bỉm bé dùng mỗi ngày, bao lâu cần thay bỉm cho bé 1 lần.

Tháng tuổi Tháng tuổi Đại tiện
Trẻ sơ sinh Bé sẽ đi tiểu tiện 10 – 20 lần/ngày và lượng nước tiểu là rất ít Bé sẽ đi đại tiện gần 10 lần mỗi ngày và sẽ giảm dần lượng.
Bé 1 – 4 tháng tuổi Giai đoạn này, bé sẽ đi tiểu tiện một cách tự nhiên theo phản xạ với một chút nhẹ từ phần bụng (khi bé khóc nhọc hơn hay khi bé chuyển mình) Nếu bé đang được uống sữa công thức thì lượng phân sẽ ít hơn (tùy thuộc vào cơ địa của từng bé).
Bé 5 – 6 tháng tuổi Bé sẽ đi tiểu tiện 10 – 15 lần/ngày. Tới khi bé được 6 tháng tuổi Số lần bé đi đại tiện trong giai đoạn này sẽ giảm đi (chỉ đi 2- 4 lần/ngày) cùng với đó lượng phân sẽ nhiều hơn, ít lỏng hơn. Bé có thể bị táo bón sau khi đi phân đặc
Bé 7 – 8 tháng tuổi Dấu hiệu cho thấy bé muốn đi tiểu là khi bé khóc lên Giai đoạn này, màu phân và cấu trúc của phân bắt đầu thay đổi bởi bé đã được ăn dặm. Đôi khi thức ăn mẹ cung cấp cho bé được đào thảo ra ngoài ở dạng nguyên thủy.
Bé 9 – 11 tháng tuổi Giai đoạn này số lần đi tiểu của bé là ít hơn tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần đi sẽ nhiều hơn Phân của bé sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu bởi bé đã chuyển dần sang sử dụng các loại thức ăn dạng đặc
Bé 1 – 2 tuổi Bé đi tiểu tiện 10 lần/ngày cùng với đó bé sẽ ít đi tiểu đêm hơn Giai đoạn này, bé bắt đầu hình thành các mốc giờ cố đinh đi đại tiện mỗi ngày. Cấu trúc và màu sắc của phân bắt đầu giống với người lớn.
Bé 2 – 3 tuổi Bé sẽ đi tiểu tiện 7 lần mỗi ngày. Giai đoạn này bé đã dần ý thức được tình trạng tã bị ướt 1 – 2 lần mỗi ngày. Khi bé đại tiên, có thường trốn sau một vật gì đó hoặc ngồi đực một chỗ.

Giai đoạn này, cả khi bé đi tiểu hay đại tiện, bé sẽ báo cho mẹ trước hoặc sau khi đi.

Bé 4 – 5 tuổi Bé sẽ đi tiểu tiện 5 – 6 lần/ngày. Giai đoạn này bé đã có khả năng tự kiểm soát được hành vi đi tiểu hay đại tiện rồi. Bé sẽ đi đại tiện 1 – 2 lần mỗi ngày

Theo bảng theo dõi trên, có thể thấy số lần đi tiểu tiện hay đại tiện của bé sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Bé 4-5 tuổi sẽ có khả năng tự kiểm soát được hành vi đi tiểu tiện hay đại tiện của mình rồi.

Gợi ý cho các mẹ về cách sử dụng bỉm hay tã dán cho bé. Đối với các bé sơ sinh, do số lần đi tiểu và đại tiện mỗi ngày nhiều, lượng nước tiểu và phân lại rất ít. Giai đoạn này bé cũng không vận động nhiều do đó sử dụng tã dán là phù hợp và tiết kiệm chi phí bởi tã dán luôn rẻ hơn bỉm quần.

Sau này, khi bé lớn hơn, bé vận động nhiều hơn và số lần đi tiểu tiện và đại tiện giảm dần tuy nhiên lượng nước tiểu và phân mỗi lần đi sẽ nhiều hơn. Do đó, sử dụng bỉm quần sẽ giúp giữ được một lượng lớn chất thải trong bỉm, chất thải sẽ không bị tràn.

Với từng loại đoạn phát triển của bé, mẹ cần nắm được đặc điểm của từng giai đoạn. So sánh đặc các loại bỉm tốt để lựa chọn loại bỉm phù hợp với làn da của từng bé, phù hợp với từng giai đoạn. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp mẹ tiết kiệm được khoản nào đó chi phí sử dụng tã bỉm cho bé.

Nước tiểu của trẻ có thể nói lên hiện trạng sức khỏe. Lượng nước tiểu trong ngày phụ thuộc nhiều vào lượng nước bé uống và lượng mồ hôi bé tiết ra.

Trung bình mỗi ngày bé đi tiểu khoảng 5 - 6 lần là bình thường. Chúng ta thường thấy nước tiểu của bé có sự thay đổi về màu sắc và đó chính là những dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chế độ ăn hoặc về sức khỏe.

Thông thường nước tiểu trong hoặc sậm màu tùy thuộc lượng nước ăn uống mỗi ngày của bé. Nếu ăn uống không đủ lượng nước thì nước tiểu sậm màu hơn.

Lượng nước trung bình bao gồm nước trong thức ăn, nước uống thêm, kể cả trong sữa.

Trẻ dưới 1 tuổi mỗi kg cân nặng trung bình 100ml/ kg/ 24 giờ, nếu sốt sẽ uống thêm nước.

Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu nước tiểu vàng không kèm vàng da, có thể do bé bú chưa đủ sữa, làm nước tiểu cô đặc hơn.

Vì nếu trẻ bú mẹ đủ sữa sẽ bú trong vòng từ 10 đến 15 phút, sau đó trẻ ngủ yên và 3 giờ sau thức dậy đòi bú tiếp. Đối với trẻ bú sữa bình cần đảm bảo cho trẻ bú khoảng 150ml sữa/kg/ ngày.

Trẻ 2 tháng tuổi đi tiểu bao nhiều lần

Nếu nước tiểu vàng không kèm vàng da, có thể do bé bú chưa đủ sữa

Một số nguyên nhân do chế độ ăn của mẹ, mẹ uống thuốc có thể khiến nước tiểu của bé chuyển màu.

Do mẹ ăn các thực phẩm có chất phụ gia màu vàng, trẻ bú mẹ nước tiểu cũng có thể có màu vàng. Nếu mẹ uống các loại thuốc có màu vàng, trẻ bú sữa mẹ nước tiểu có thể sẽ có màu vàng.

Trẻ 2 tháng tuổi đi tiểu bao nhiều lần

Bệnh lý tán huyết bẩm sinh cũng có thể khiến nước tiểu của trẻ bất thường.

Một số bệnh lý ở trẻ khiến nước tiểu bất thường

Nếu bé có bất thường ở nước tiểu, trong đó nước tiểu màu vàng có kèm vàng da, thì các nguyên nhân thường gặp là do tắc đường mật, hậu quả của huyết tán cấp làm tắc mật trong gan hoặc do tắc đường mật bẩm sinh.

Khi đó trong 1 tháng đầu sau sinh, triệu chứng vàng da có thể chưa nặng. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 vàng da sậm, nước tiểu sậm màu. Cần điều trị sớm vì để lâu sẽ nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, bệnh lý tán huyết bẩm sinh cũng có thể khiến nước tiểu của trẻ bất thường. Tán huyết có thể do bệnh về hồng cầu di truyền, do thiếu men G6PD, do có Hb bất thường (Thalassemia)… Một số loại thuốc có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở 1 số bệnh lý chuyển hóa.

Trẻ 2 tháng tuổi đi tiểu bao nhiều lần

Phải xét nghiệm nước tiểu và máu mới thấy rõ được tình trạng bệnh lý.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây hiện tượng bất thường về nước tiểu. Nước tiểu vàng và vàng da lúc đầu khó nhận ra bằng mắt thường, phải xét nghiệm nước tiểu và máu mới thấy rõ được tình trạng bệnh lý.

Vì vậy, khi nghi ngờ tình trạng trẻ có nước tiểu bất thường hoặc có các biểu hiện kèm theo như quấy khóc, bú kém, ăn kém, sốt… cần đưa bé đến khoa nhi các bệnh viện hoặc trung tâm y tế để các bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:


  1. Cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất nhiều sữa từ 2-4 ngày sau sinh. Nếu sau sinh 4 ngày mà sữa của mẹ không đủ, em bé sẽ bị đói sau mỗi cử bú, mẹ nên tư vấn bác sĩ.Trong vài giờ đầu sau sinh, lượng sữa non của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa này.

    Trẻ 2 tháng tuổi đi tiểu bao nhiều lần

    Khác biệt khi nhìn bên ngoài giữa sữa non và sữa chuyển tiếp để tạo sữa trưởng thành của bà mẹ

  2. Em bé biết tìm đúng vú mẹ và mút nhịp nhàng trong ít nhất 10-15 phút mỗi cử bú. Mẹ sẽ nghe tiếng em bé nuốt đều đặn trong khi bú. Trong lần bú đầu tiên, nên giữ tư thế bú của bé cho đến khi trẻ hút hết sữa. Khi bé bắt đầu mút yếu hơn, nuốt ít hơn, hoặc bắt đầu chợp ngủ, mẹ có thể vỗ ợ cho bé hoặc thay tả để đánh thức bé, và chuyển bé sang vú bên kia.

    Thông thường, trẻ sẽ bú được nhiều sữa hơn nếu bú cả hai bên vú. Ngay khi vú thứ nhất được rút hết sữa, bắt đầu cho bé bú sang vú bên kia. Bằng cách này, cả hai vú sẽ cùng được kích thích tiết sữa và cùng được làm trống.

    Trẻ 2 tháng tuổi đi tiểu bao nhiều lần

    Hình (nguồn: internet)

  3. Em bé của mẹ sẽ bú nhiều hơn 8 lần/ngày. Cho trẻ bú những lúc trẻ có dấu hiệu đói như: thức giấc khi đang ngủ (bị đánh thức bởi đói), đưa tay vào miệng mút, quay đầu tìm vú, mút miệng và lưỡi. Khóc là dấu hiệu muộn của đói, và em bé của mẹ sẽ không bú tốt sau khi khóc quá lâu. Trong vài tuần đầu, mẹ thường mong em bé của mình sẽ đòi bú mỗi 3 giờ với một khoảng nghỉ dài khoảng 5 giờ giữa cử bú đêm. Thực tế là trẻ sơ sinh bú ít hơn 8 lần/ngày hoặc ngủ nguyên đêm rất có thể không bú đủ sữa, vì vậy mẹ nên đánh thức bé để cho bú.

    Nếu trẻ không tuân theo cữ bú tiêu chuẩn, bạn có thể dựa vào nhu cầu của trẻ để cho bú. Không ép bé liên tục làm nảy sinh tâm lý sợ hãi khiến trẻ bỏ bú.

  4. Em bé của mẹ có vẻ hài lòng sau khi bú và sẽ ngủ ngay sau đó. Trẻ sau khi bú mẹ mà vẫn còn thấy đói (sẽ khóc, mút ngón tay hoặc muốn ngậm núm vú giả) nghĩa là chưa đủ sữa. Mẹ nên tư vấn bác sĩ để có phương pháp kích thích sữa hoặc cho sữa bổ sung.

  5. Vú mẹ sẽ cảm giác căng đầy trước mỗi cử bú và xẹp sau khi bú.

  6. Trẻ sẽ đi tiểu 6 lần/ngày hoặc hơn ngay khi sữa mẹ về đủ. Nước tiểu thường không màu. Khi trẻ hơn 3 ngày tuổi, nước tiểu của bé có thể có màu gạch bẩn dính tả nếu bé bú không đủ sữa.

    Trẻ 2 tháng tuổi đi tiểu bao nhiều lần

    Hình: Vệt bẩn màu cam dính tả

  7. Phân của em bé màu xanh, dẻo (gọi là phân su) cho đến 4-5 ngày tuổi. Sau 5 ngày, nếu phân bé vẫn còn màu xanh sẫm hoặc màu nâu, nên đi khám bác sĩ.
  8. Trẻ có thể đi tiêu 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Nhiều trẻ bú mẹ són phân mỗi lần cho bú trong suốt 3-4 tuần đầu sau sinh.
  9. Ngay sau khi sữa mẹ về đủ, trẻ bú mẹ sẽ tăng cân nhanh, ít nhất 30g/ngày trong 2 tháng đầu.Tăng cân là dấu hiệu tốt nhất cho biết bé bú đủ sữa. Nếu trẻ không tăng cân có thể mẹ không đủ sữa hoặc mẹ cho bé bú không đúng cách.