Thế nào là người quản lý doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả là chìa khóa thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tối đa được chiếc chìa khoá này. Từ đó, dẫn đến nhiều doanh nghiệp quản lý không hiệu quả, gây mất kiểm soát nội bộ hay suy giảm về doanh thu.

Vậy thế nào là quản trị doanh nghiệp? Các phương pháp quản lý hiệu quả là gì? Tất cả câu hỏi sẽ được trả lời trong bài viết này nhé!

Quản lý doanh nghiệp là gì?

Thế nào là người quản lý doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp là dùng mọi biện pháp để hoạch định, tổ chức – triển khai, kiểm tra – giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động của công ty. Trong đó bao gồm sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định. Đó có thể là mục tiêu tăng trưởng, đó có thể là mục tiêu lợi nhuận, đó có thể là mục tiêu thương hiệu… 

>> Xem thêm: 8 Bước lên kế hoạch quản lý dự án trong mùa khủng hoảng

Quy trình quản lý doanh nghiệp

Trước hết, để quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì đầu tiên cần xác định rõ được mục tiêu của doanh nghiệp. Tiếp theo đó, quản trị doanh nghiệp phải xác định được phương pháp và con đường phù hợp. Vì không có một phương pháp quản lý hiệu quả nào áp dụng được với tất cả các doanh nghiệp. Thứ ba, trong quản trị, cần phải tìm cách tối ưu hóa, sử dụng hết nguồn lực doanh nghiệp. Đặc biệt nhất là đối với việc quản lý những doanh nghiệp nhỏ. Và cuối cùng, để quản lý hiệu quả thì cần phải xác định rõ đối tượng được quản trị và bị quản trị.

Quy trình sau đây sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về cách quản lý hiệu quả.

#1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa

Đây là các yếu tố quan trọng mà mọi doanh nghiệp phải xác định cho mình được những điều này để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này.

#2. Xây dựng hệ thống mục tiêu/chiến lược

Xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được con đường mình phải đi. Chỉ khi xác định được rõ những mục tiêu này doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình.

#3. Thiết lập sơ đồ tổ chức, bảng mô tả công việc và KPIs

Đây là hệ thống giúp doanh nghiệp tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc và giao chỉ tiêu, đánh giá thành tích và khuyến khích, khen thưởng nhân viên của mình.

#4. Xây dựng hệ thống quy trình, quy định và hướng dẫn

Hầu như các doanh nghiệp đều có nhưng chưa đầy đủ, không cập nhật thường xuyên hoặc tệ hơn là không được đưa vào áp dụng. Việc xây dựng một cách khoa học, chi tiết hệ thống quy trình, quy định và hướng dẫn này làm cho việc vận hành doanh nghiệp trở nên trơn tru hơn và nhờ đó việc quản lý doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn nhiều.

#5. Tích hợp các hệ thống phần mềm

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng doanh nghiệp phần mềm vào quản lý. Quy trình được thực tế hóa trên phần mềm giúp các bộ phận hoạt động theo guồng tốt nhất. Trong đó không thể không kể đến phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, đây là một phần mềm vô cùng hữu ích giúp đơn giản hóa quy trình quản trị của doanh nghiệp.

Thế nào là người quản lý doanh nghiệp

>> Xem thêm: 4 Lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp khi tích hợp vào hệ thống

Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Cụ thể, để quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì người quản trị doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp) cần phải nắm vững một số cách quản trị hiệu quả sau để có thể áp dụng, kết hợp chúng một cách khéo léo, khoa học:

Hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết

Đây là một phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả mà mỗi nhà quản trị phải xét đến đầu tiên. Hoạch định chiến lược là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đó.

Nếu nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết như quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm… để làm cho các sự việc có thể xảy ra, phải xảy ra hoặc không xảy ra theo hướng có lợi cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức có tính đến đòi hỏi của các quy luật khách quan chi phối lớn mọi yếu tố, mọi khía cạnh bên trong nội bộ doanh nghiệp cũng như bên ngoài môi trường xã hội, kinh tế thì sẽ giống như có một “kim chỉ nam” thực hiện, như vậy doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Phân chia công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban hợp lý, hiệu quả

Kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn khi người quản trị biết cách phân công, sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban một cách hợp lý nhất. Chính vì vậy, người quản trị cần phải nắm được cụ thể thời gian làm việc, năng lực, trình độ của mỗi nhân viên và khối lượng công việc mà họ đang đảm nhiệm. Có thế, quá trình sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên mới đạt được hiệu quả.

Tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên trong doanh nghiệp

Người quản trị giỏi không phải là người làm hết tất cả mọi việc mà họ phải là người biết phân chia công việc, trao quyền hành cho người khác để điều phối công việc một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên là điều rất cần thiết. 

Kiểm soát được những dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp

Trong hoạt động của doanh nghiệp có nhiều loại dữ liệu, người quản trị cần biết phân chia cụ thể ra từng loại và có cơ chế kiểm soát hợp lý. Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả này đòi hỏi phải kiểm soát những loại dữ liệu sau:

  • Kiểm soát tốt dòng tiền.
  • Kiểm soát lượng hàng hóa bán ra tăng hay giảm.
  • Theo dõi các khoản nợ phải thu.
  • Kiểm soát tốt hàng tồn kho.
  • Kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban.

Thế nào là người quản lý doanh nghiệp

Áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp online

Có thể thấy, trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, việc tích hợp sử dụng phần mềm quản lý là một phương pháp không thể bỏ qua để tối ưu hóa quá trình này. Tuy nhiên, cần một chiến lược sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP phù hợp. Vì phần mềm cũng chỉ là công cụ giúp chúng ta đo lường và hoạt động hiệu quả hơn thôi.

Để xây dựng một chiến lược ERP phù hợp, chúng tôi xin lấy phần mềm ERP – Odoo làm ví dụ. Lí do là bởi đây là một phần mềm quản lý doanh nghiệp phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, Odoo sở hữu nhiều module của từng phòng ban khác nhau và có khả năng bổ sung thêm các tính năng khác nếu doanh nghiệp bạn có đội ngũ lập trình đầy đủ kiến thức. Ví dụ như Marketing, bán hàng, nhân sự, sản xuất,… tất cả các phòng ban đều được liên kết với nhau trên Odoo.

Thế nào là người quản lý doanh nghiệp

Vậy chiến lược khi sử dụng phần mềm này là:

  1. Xác định sơ đồ các phòng ban của doanh nghiệp mình.
  2. Dựa vào phòng ban, mua và sử dụng các module phù hợp với chức năng từng phòng ban của doanh nghiệp.
  3. Xem các tính năng có sẵn trên module và liệt kê các tính năng còn thiếu, phối hợp với với đội lập trình để bổ sung thêm các tính năng phù hợp với doanh nghiệp bạn.
  4. Làm một bản liệt kê các yêu cầu và quy trình cho các phòng ban của doanh nghiệp bạn làm việc trên hệ thống này.

Sau khi làm xong 4 bước trên là doanh nghiệp bạn có thể bắt đầu hoạt động trên nền tảng số. Với tư cách là một nhà quản lý, việc xem thông tin và thống kê hoạt động của các phòng ban giờ đã rõ ràng và chi tiết hơn bao giờ hết. Thậm chí, bạn có thể xem trực tiếp real-time (thời gian thực) và đưa ra các phương án phù hợp để xử lí kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề gì.

Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về Odoo và dịch vụ của Magenest trên nền tảng này bằng cách nhấp vào nút dưới đây.

Người quản lý doanh nghiệp là gì?

Nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp là một chế định cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp hướng tới việc đảm bảo quản trị tốt công ty. Người quản lý doanh nghiệp chính vì vậy mà có vai trò rất quan trọng thực tiễn quản trị và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp. Vậy người quản lý doanh nghiệp là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Người quản lý doanh nghiệp là một khái niệm đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2020 tại khoản 24 Điều 4 quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty”.

Như vậy, bên cạnh các chức danh được liệt kê cụ thể thì những chủ thể khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty cũng được xác định là người quản lý doanh nghiệp. Những người này có thể là trưởng, phó các phòng, giám đốc tài chính, giám đốc các chi nhánh được điều lệ công ty quy định quyền được ký kết các giao dịch nhân danh công ty. Họ là cánh tay đắc lực và có lợi ích sát sườn với ban giám đốc hay Hội đồng quản trị. Trên thực tế, các chức danh này cũng có ảnh hưởng và thẩm quyền nhất định xác lập những quyền lợi và nghĩa vụ cho doanh nghiệp nhưng thường không được quy định trong điều lệ vì họ với tư cách là người lao động chứ không phải người sở hữu doanh nghiệp, họ dễ dàng bị thay đổi bởi quyết định của những người đứng đầu doanh nghiệp.

Theo quy định nêu trên thì người quản lý doanh nghiệp chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt khái niệm người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là hai khái niệm không đồng nhất với nhau, mặc dù người quản lý doanh nghiệp cũng có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật (khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020).

CT TNHH và CTCP có thể có nhiều người đại diện. Số lượng cụ thể, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật do điều lệ công ty quy định. Như vậy, có thể nhận thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp, những không phải tất cả những người quản lý doanh nghiệp đều là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chỉ những chức danh quản lý được điều lệ quy định mới là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định những chức danh quản lý khác nhau, theo đó chức danh người quản lý doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp cụ thể sẽ là:

  • Trong doanh nghiệp tư nhân: Người quản lý doanh nghiệp tư nhân là Chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc quản lý doanh nghiệp và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong công ty hợp danh: Người quản lý công ty hợp danh bao gồm: Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CT TNHH một thành viên: Người quản lý công ty TNHH một thành viên bao gồm các chức danh sau: Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CT TNHH hai thành viên trở lên: Người quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm các chức danh quản lý sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CTCP: Người quản lý CTCP bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Người quản lý trong doanh nghiệp thường là những người chỉ đạo, điều hành, quyết định các vấn đề đối ội (quan hệ với các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức, quản lý nhân sự…) và các vấn đề đối ngoại (tổ chức hoạt động kinh doanh, ký kết các hợp đồng , đại diện công ty trước bên thứ ba…).

Người quản lý trong doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ được giao theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, pháp luật có liên quan, Điều lệ doanh nghiệp và các quyết định của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ “hợp đồng ủy quyền” giữa người quản lý doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp đó. Phạm vi ủy quyền là thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ mà Điều lệ công ty và pháp luật quy định. Đối với giám đốc, khi điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp phải tuân theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty (nếu có) và quyết định của doanh nghiệp. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Ngoài việc phải thực hiện theo quy định trên, người quản lý doanh nghiệp còn phải có nghĩa vụ trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của doanh nghiệp để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thực tế ở Việt Nam, không thiếu những trường hợp vi phạm nghĩa vụ trung thực của người quản lý doanh nghiệp chẳng hạn: Trách nhiệm tối cao của hội đồng quản trị trong một công ty cố phần là đại diện cho quyền lợi của các cổ đông. Từ câu chuyện l1 thành viên hội đồng quản trị Công ty FPT tự cho mình “đặc quyền” được góp vốn vào các công ty “con” của FPT, cho thấy cơ chế bảo vệ lợi ích và đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi cổ đông trong FPT đã bị xâm phạm nặng nề. Các cổ đông thiểu số của FPT không thể kiện vì hội đồng quàn trị đã làm đúng theo quyền hạn mà họ đã được đại hội cổ đông trao, tức được lập công ty con và quyết định những ai được quyền góp vốn trong những công ty này. Thế giới cũng đã thống kê rằng, các xung đột quyền lợi “kiểu” FPT không phải là hiếm. Việc FPT “ký hợp đồng” bán cổ phần trong các công ty “con” cho các thành viên hội đồng quản trị được nhìn nhận là một kiểu lạm dụng quyền hạn của hội đồng quản trị và có thể đem lại rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư nhỏ, bởi giao dịch này diễn ra theo những điều khoản có lợi cho hội đồng quản trị và do đó đem đến bất lợi cho công ty như một tổng thể.

Như vậy, việc xác định đúng ai là người quản lý trong doanh nghiệp và quy định hợp lý các nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho họ sẽ góp phần không nhỏ cho việc quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường.

Trên đây là bài viết về Người quản lý trong doanh nghiệp là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm;