Thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đâu

Bởi ebh.vn - 10/06/2020

   Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Đến tại trung tâm dịch vụ việc làm hay cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi mình đang cư trú. Nếu trong thời gian thất nghiệp người lao động chuyển nơi cư trú có thay đổi địa điểm nhận được không là những vấn đề được  rất nhiều bạn đọc quan tâm.

Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

I. Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] là phao cứu sinh của không ít người lao động khi rơi vào tình trạng thất nghiệp. Sau khi đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp rất nhiều người lao động băn khoăn về việc sẽ nhận BHTN ở đâu. 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính Phủ và Khoản 7, Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/2019/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 quy định về việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và tổ chức chi trả trợ cấp BHTN. 

Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các địa điểm, tổ chức đại diện chi trả nơi mà BHXH Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ chi trả chế độ BHXH, BHTN và quản lý người hưởng như:

  • Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN.

  • Các tổ chức bảo hiểm xã hội cấp xã, huyện, thị trấn nơi được BHXH cấp tỉnh ủy nhiệm chi trả.

Người lao động có thể nhận trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi làm hồ sơ hưởng.

Tổng công ty Bưu điện phải tổ chức các Điểm chi trả đến cấp xã phù hợp với điều kiện của từng địa phương và thống nhất với cơ quan BHXH. Điểm chi trả có địa chỉ cụ thể, được cập nhật vào danh mục điểm chi trả trong toàn quốc đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.

Ngoài ra việc chi trả trợ cấp thất nghiệp còn có thể thực hiện bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản cá nhân người lao động được hưởng [căn cứ vào Điểm 2.1.2, Khoản 2, Điều 2 của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH].

Như vậy, tùy theo nhu cầu của người nhận trợ cấp thất nghiệp thì địa điểm nhận trợ cấp thất nghiệp có thể là trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động đã đăng ký nhận trong hồ sơ hưởng BHTN trước đó.

II. Người lao động chuyển nơi cư trú có đổi địa điểm nhận BHTN được không?

Trong trường hợp người lao động chuyển nơi cư trú vẫn có thể thay đổi địa điểm nhận BHTN được tuy nhiên phải làm đề nghị chuyển địa điểm nhận Bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động nhận BHTN tại nơi cư trú mới.

1. Căn cứ Pháp luật chuyển địa điểm nhận BHTN

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 22, Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Trong vòng 03 ngày sau khi nhận được đơn của người lao động Trung tâm tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến. 

2. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

  • Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

  • Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

  • Các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ngoài ra trong hồ sơ có thể gồm:

  • Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp [nếu có].

  • Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng [nếu có].

Trong vòng 10 ngày làm việc tính từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến.

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc nơi người lao động chuyển đến sẽ làm gửi văn bản đề nghị BHXH cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Người lao động nhận BHTN qua tài khoản cá nhân nhanh chóng và thuận tiện.

Hiện nay, việc nhận bảo hiểm thất nghiệp qua tài khoản cá nhân của người lao động rất nhanh và thuận tiện, có thể không cần làm hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động vẫn nhận được tiền hưởng trợ cấp và không phải đến địa điểm chi trả để nhận tiền. 

>>> Tin liên quan:

Qua bài viết này, người lao động có thể nắm rõ địa điểm nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu. Khi chuyển địa điểm cư trú người lao động có thể nhận BHTN tại cơ quan BHXH, trung tâm dịch vụ việc làm nơi mình chuyển đến bằng cách làm hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hoặc đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân nhanh chóng thuận tiện. Để được hỗ trợ tư vấn giải đáp các thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp vui lòng liên hệ hotline: 1900558873 hoặc 1900558872.

Bảo hiểm thất nghiệp là một dạng của chế độ bảo hiểm xã hội. Theo đó Bảo hiểm thất nghiệp tiến hành chi trả, hỗ trợ cho người lao động trong thời gian mất việc làm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt nhiều người mặc dù đã đủ điều kiện nhưng lại không biết làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu. Bài viết dưới đây của Innosight sẽ giúp khách hàng giải đáp mọi vấn đề cũng như thắc mắc trên.

Trước khi đi tìm hiểu các vấn đề thực tiễn, điều kiện cũng như việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chúng ta phải nắm bắt được các vấn đề cốt lõi của bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013 đang hiện hành, thì  bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là chế độ bù đắp một phần nào đó thu nhập của người lao động khi bị mất việc việc làm, trong đó có hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm và tìm kiếm việc làm trên cơ sở NLĐ đó có tham gia vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp là sự hỗ trợ của quỹ bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước, là giải pháp khắc phục tình trạng mất việc làm của NLĐ, trợ giúp giúp đỡ kịp thời cho họ trong thời gian chưa tìm được việc làm trở lại và tạo tối đa điều kiện để họ có thể tìm được việc làm mới.

Theo quy định thì chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ bao gồm tất các các quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp, chi trả khoản trợ cấp nhằm bù đắp thu nhập hỗ trợ người lao động quay lại làm việc.

Trước khi đi trả lời cho câu hỏi làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, chúng ta phải tìm hiểu vậy vai trò cũng như các nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành là gì.

  • Thứ nhất: Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò to lớn đối với người lao động. Trong trường hợp người lao động bị mất việc vì một số nguyên nhân yếu tố khách quan, trong thời gian chưa tìm kiếm được việc làm thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ là số tài chính giúp họ chi trả cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt nhiều cá nhân còn là người tạo ra thu nhập chính của gia đình, điều này sẽ bù đắp hỗ trợ được phần nào để giúp cho cuộc sống của người lao động đỡ vất vả hơn, tạo điều kiện cho họ học nghề tìm kiếm các công việc mới.
  • Thứ hai: Đối với người sử dụng lao động thì gánh nặng kinh tế, tài chính của họ cũng sẽ được chia sẻ  hơn khi những người lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc làm, thất nghiệp thì  họ không cần phải mất khoản chi để giải quyết chế độ cho những người lao động nghỉ việc nữa. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn như dịch bệnh, thiên tài buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp.
  • Thứ ba: Ngoài ra đối với nhà nước thì việc đóng góp và chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ bớt gánh nặng kinh tế, tạo ra khủng hưởng kinh tế dẫn đến việc khó quản lý và kiểm soát.

Bài viết liên quan  Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất 2021

Theo quy định pháp luật hiện hành thì bên cạnh các nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thất nghiệp còn có các nguyên tắc đặc thù riêng như bảo hiểm thất nghiệp kết hợp cả chi trả bù đắp một phần hỗ trợ với tạo điều kiện tìm kiếm việc làm cho người lao động. Điều này vô cùng phù hợp thể hiện tính nhân văn của xã hội cũng vừa thể hiện nhu cầu tất yếu nhằm phát triển kinh tế của đất nước.

Ngoài ra quỹ bảo hiểm thất nghiệp được đóng góp từ ba bên đó là người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, các bên đều phải có trách nhiệm nghĩa vụ đóng góp. 

Trước khi tìm hiểu vấn đề làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, cá nhân cần chú ý xem xét bản thân mình đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay chưa. Theo luật hiện hành thì để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, các cá nhân cần đáp ứng đúng và đủ các điều kiện sau:

  • Thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc trường hợp chấm dứt lao động nhưng đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Điều kiện thứ hai là cá nhân đã đóng BHTN từ đủ: 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn và đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Đã tiến hành Đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp t tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian quy định của pháp luật.
  • Ngoài ra các cá nhân đó phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: Trường hợp cá nhân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an; đi học tập có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên; các cá nhân phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; các cá nhân bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù; cá nhân ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc cá nhân đã chết.

Bài viết liên quan  Chuyển nhượng dự án đầu tư

Vậy để trả lời cho việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chúng ta cùng tìm hiểu các thủ tục, quy định cần thiết, xem các cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ là cơ quan nào.

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được ban hành theo mẫu của nhà nước.
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn, trường hợp bị sa thải thì là quyết định sa thải của công ty.
  • Sổ bảo hiểm xã hội đã được công ty chốt,
  • Hai ảnh 3×4 của bản thân để dán vào hồ sơ.
  • Các giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND/CCCD, trường hợp nộp tại địa phương thì cần mang thêm sổ hộ khẩu để chứng minh.
  • Bước 1. Trong thời hạn ba tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải nộp một bộ hồ sơ đầy đủ đến trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương hoặc tại nơi mình tạm trú.
  • Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu như người lao động không tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm sẽ xem xét và bắt đầu giải quyết hồ sơ. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, trung tâm giới thiệu việc làm sẽ ra quyết định chi trả bảo hiểm thất nghiệp và tiến hành trả các giấy tờ cần thiết cho người lao động. 

Bài viết liên quan  Các thuật ngữ kế toán cơ bản dành cho chủ doanh nghiệp

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

  • Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp của trung tâm giải quyết việc làm, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Như vậy theo những phân tích ở trên thì đáp án cho câu hỏi làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chính là các trung tâm giới thiệu việc làm của các tỉnh, Theo luật hiện hành thì bạn có thể đến bất cứ trung tâm giới thiệu việc làm nào để làm chỉ cần có đủ điều kiện.

Sau khi tìm được câu trả lời cho vấn đề làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, thì nhiều khách hàng vẫn còn thắc mắc về mức hưởng cũng như thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo như luật hiện hành thì mức hưởng và thời gian hưởng được quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp   x 60%

Chú ý mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính theo công thức trên nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Hoặc không được quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.

Được tính theo số tháng thời gian đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng  03 tháng trợ cấp  và sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. 

Được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ để hưởng trợ cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, nếu như khách hàng vẫn còn thắc mắc hoặc quan tâm và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bên công ty của chúng tôi, quý khách có thể liên hệ qua các thông tin sau:

  • Hotline: 0961.319.210
  • Gmail:

Bạn đang xem bài viết “Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp” tại chuyên mục “Tin tức tổng hợp”

Video liên quan

Chủ Đề