Tết đoan ngọ là gì

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, đây là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được người dân gọi theo một cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ", đây là một cái Tết quan trọng thứ hai, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người xưa, trong ngày này mọi người cùng nhau phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt những loại côn trùng gây hại cho cây trồng ở quanh nơi mình sinh sống.

Tết Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa [Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa] còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

1. Về nguồn gốc xuất hiện Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dài ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Người chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

2. Về ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Cũng như những ngày lễ khác trong năm ở Việt Nam, mỗi ngày lễ lại có một ý nghĩa riêng, cũng như một tên gọi dân dã. Đối với Tết Đoan Ngọ cũng không ngoại lệ. Ngày này được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ được diễn ra vào 5/5 âm lịch, lúc này thời tiết bắt đầu chuyển mùa, chuyển tiết đây là điều kiện thuận lợi cho những loại sâu bệnh dễ phát sinh gây hại cho mùa màng cũng như sức khỏe con người. Chính vì vậy trong ngày này, mọi người đã nghĩ ra những cách để phòng bệnh, tiêu diệt những loại sâu bọ phá hoại này.

Theo quan niệm của người xưa cho rằng, sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là Tết mà tất cả mọi thành viên trong gia đình có dịp sum họp đầm ấm bên nhau. Chính vì vậy những người con có đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng luôn thu xếp công việc để trở về nhà quây quần bên gia đình mình.

Ngoài ra, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ "sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

3. Những món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Trong "Tết giết sâu bọ" mọi người cùng nhau chuẩn bị những món ăn quen thuộc, đặc trưng trong mùa này để dâng lên ông bà tổ tiên với mong muốn được mùa màng bội thu. Bên cạnh đó mọi người còn quan niệm rằng vào ngày 5/5 âm lịch này, các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

  • Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
  • Bài cúng Tết Đoan Ngọ

Cơm rượu nếp

Vào những ngày sát Tết Đoan Ngọ chúng ta lại thấy ngoài chợ hoặc ông bà lại chuẩn bị nấu cơm nếp để làm cơm rượu ăn trong ngày này. Đây là một món ăn khá phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ ở hầu hết các địa phương. Theo quan niệm dân gian cho rằng, để diệt sâu bọ hiệu nghiệm thì chúng ta nên ăn cơm rượu vào sáng sớm ngày 5/5 khi chúng ta vừa ngủ dậy. Bởi cơm rượu có vị cay nồng của rượu nếp sẽ khiến cho các loại sâu bọ sẽ được tiêu diệt.

Bánh tro

Bên cạnh cơm rượu, thì bánh tro cũng là một món ăn không thể thiếu của người dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác [tùy nơi gói], bánh có cả 3 loại nhân ngọt hoặc mặn hoặc không nhân. Nhiều người cũng cho rằng ăn bánh tro, hoa quả cũng như cơm rượu vào ngày này sẽ giúp bệnh tật trong người tiêu tan hết. Và đây cũng là một món ăn rất phù hợp vào thời tiết nóng bức.

Trái cây

Mỗi mùa có một loại trái cây đặc trưng, và vào tháng 5 này thì chúng ta sẽ có một số loại hoa quả như mận, vải, đào,... Những loại này có vị tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức sẽ rất phù hợp cho Tết Đoan Ngọ.

Thịt vịt

Người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào... mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Theo quan niệm của người xưa thì ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người.

Chúc các bạn có một ngày Tết Đoan Ngọ vui vẻ bên gia đinh!

Hải Minh   -   Chủ nhật, 13/06/2021 12:27 [GMT+7]

Hằng năm, cứ đến mồng 5.5 âm lịch, người Việt lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Đây là một ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó là ngày “giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên, có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: LĐO

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5.5. Cách trừ sâu bọ trong người như sau: Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc, sau đó mới bước chân ra khỏi giường, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Sách Đồng Khánh địa dư chí chép: "Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ. Hôm ấy, người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó…".

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết truyền thống tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gianphương Đông. Vào ngày này, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau thực hiện những tập tục đã có từ lâu đời với mong muốn sung túc, bình an. Hãy cùng tìm hiểu 7 phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ ở các gia đình Việt Nam sau đây nhé!

1Khảo cây vào giờ Ngọ

Đúng 12 giờ trưa vào ngày Tết Đoan Ngọ, ở nhiều địa phương sẽ thực hiện tập tục khảo cây hay còn gọi là đánh cây. Những cây bị khảo thường là những loại cây ăn quả ít ra quả hoặc bị sâu bệnh.

Nghi thức khảo cây sẽ có 2 người: Một người tuổi sẽ trèo lên cây đóng vai cây, người còn lại ở dưới, cầm dao, gõ vào gốc cây và bắt đầu đưa ra các câu vấn đáp để người ở trên trả lời, các câu hỏi như: Tại sao năm nay cây cối không đơm hoa, kết trái?, Mùa cây sau quả có ra nhiều không?,...

Tùy theo từ vùng miền mà cách hỏi sẽ khác nhau tuy nhiên đa số tập trung vào việc "đe dọa" cây nêu không ra trái sẽ bị đốn. Người trên cây sẽ trả lời với giọng cuống quýt và van xin, hứa rằng sắp tới sẽ cho ra quả.

2Ăn trái cây giết sâu bọ

Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là lúc thời tiết giao mùa, các côn trùng sâu bọ phát triển. Theo quan niệm xưa,việc ăn trái cây đầu mùa và đặc biệt là các loại cây chua, chát như mận, vải, dưa hấu, dứa… để diệt các"sâu bọ"có trong người.

Đấy cũng là các loại trái cây không thể thiếu trên mâm cúng ông bà tổ tiên vào ngày này. Việc ăn trái cây không chỉ giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể mà còn thể hiện mong muốn hoa thơm trái ngọt và cuộc sống sung túc của ông bà xưa.

3Ăn cơm rượu nếp

Vào ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm, nhiều gia đình sẽ quây quần sum họp với nhau và cùng ăn cơm rượu nếp cẩm. Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm được nấu lên men cùng với rượu.

Đây là món ăn có vị ngọt và chữa được nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, làm giảm cơn khát, trị chứng ra mồ hôi trộm. Phong tục này đã có từ lâu đời nhằm thể hiện mong muốn đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể, mang lại sức khỏe dồi dào và tươi trẻ.

4Hái lá thuốc

Vào trưa 12 giờ, ở nhiều địa phương thường thấy là những vùng thôn quê, người dân sẽ rủ nhau đi hái lá thuốc. Theo quan niệm của người xưa truyền rằng, 12 giờ trưa là thời khắc dương khí tốt nhất vì mặt trời sẽ tỏa ra ánh nắng tốt nhất trong năm, do đó các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

Các loại cây thường hái thường sẽ là các loại cây cỏ có tác dụng chữa bệnh như các bệnh ngoài da hay các bệnh đường ruột. Sau khi hái về, người dân sẽ đun nước tắm hoặc xông hơi để phòng hoặc trị bệnh.

5Tắm nước lá mùi

Cây mùi là một loại cây lá nhỏ và có mùi thơm. Theo tục truyền, lấy cây mùi đun nước tắm trong ngày này sẽ giúp thoát nhiều mô hôi, cơ thể sẽ được thư giãn cùng với hương thơm dễ chịu.

Ngoài ra, lá mùi còn là một vị thuốc nam giúptránh được gió máy, cảm mạo, trừ độc, mang lại sức khỏe tốt.

6Ăn bánh ú tro

Cùng với cơm rượu thì ănbánh ú trolà món không thể thiếu. Bánh được làmtừ hai nguyên liệu chính là gạo nếp và nước tro, có nhân đậu xanh hoặc không. Cả nhà cùng quây quần bên nhau trò chuyện và thưởng thức món bánh ú tro và ngày Tết Đoan Ngọ là một phong tục lâu đời.

Bánh ú trocó tính mát và dễ tiêu, dùng để trung hòa các loại thức ăn nhiệt, khó tiêu. Không những thế, bánh còn giúp cơ thể thải độc, lợi tiểu và phòng các bệnh sỏi thận, gút,...

7Ăn thịt vịt

Thịt vịtlà món ăn không thể thiếu vào ngày mùng 5 tháng 5 trong mâm cỗ của nhiều gia đình. Thịt vịt có thể luộc hoặc quay hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau tùy vào khẩu vị của các thành viên.

Quan niệm ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ vì mọi người cho rằng vịt đã vào mùa nên thịt sẽ béo hơn và ngon hơn. Ngoài ra, thịt vịt còn có tính mát, giúp cân bằng nhiệt và bồi bổ cơ thể trong những ngày nắng nóng này.

Nguồn tham khảo và tổng hợp: Báo Lao Động, Khoa học TV

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ ở các gia đình Việt Nam. Bạn có chia sẻ hay thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

Video liên quan

Chủ Đề