Tại sao Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới

Hoa Kỳ có tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ở Việt Nam thường gọi tắt là nước Mỹ hoặc Hoa Kỳ. So với nhiều quốc gia trên thế giới, Mỹ có lịch sử thành lập muộn từ năm 1776 nhưng đang là nước có nền kinh tế và vị thế đứng đầu thế giới.

Về vị trí địa lý, quốc gia này nằm giữa khu vực Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Ngoài ra còn có các Tiểu bang ở bên ngoài như Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.

Tại sao Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới

Nhờ chính sách tận dụng những nhân tài và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất kinh doanh nên nước Mỹ đang dẫn đầu thế giới về phát triển kinh tế. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 18 ngàn tỷ đô la chiếm 20% tổng sản phẩm thế giới năm 2016. Mỹ là quốc gia tiên phong trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, công nghệ nguyên tử, hóa học và nhiều lĩnh vực công nghệ cao khác. Đặc biệt, Thung lũng Silicon là nơi đặt trụ sở của hàng ngàn tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, có vị trí tại tiểu bang California. 

Hoa Kỳ được biết đến với nền giáo dục tiên tiến bậc nhất toàn cầu với các trường đại học danh tiếng như Đại học Havard, Đại học Stanford, Học viện công nghệ Massachusetts, Đại học Columbia,… Các học viện và đại học này đã đào tạo ra những người đạt giải Nobel, các danh nhân như John Kennedy, Barrack Obama, Bill Gates, Jill Abramson,…

Nước Mỹ là sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa Latin – Anglo Saxon – Caribe. Đây cũng là nơi khai sinh ra văn hóa Hippie – văn hóa đề cao chủ nghĩa tự do của con người. 

Tại sao Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới

Kiến trúc Mỹ nổi tiếng với trường phái Chicago đã vang danh, sánh ngang với các trường phái cổ điển trên thế giới. Nhiều công trình thuộc trường phái Chicago ra đời từ thế kỷ XX là Nhà hát Chicago, Sullivan Center, tòa nhà Marshall Field,… Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc tráng lệ như cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge), tác phẩm điêu khắc độc đáo là Núi Rushmore - Khu Tưởng niệm Quốc gia với tạo tác nhân diện của bốn vị Tổng thống Mỹ (Lincoln, Washington, Jefferson, Roosevelt).

Điện ảnh Mỹ nổi tiếng với trung tâm Hollywood – nơi tập trung tất cả những hãng phim và trường quay lớn nhất của nước Mỹ. Universal Pictures, Warner Bros, Walt Disney Pictures, Columbia Pictures, 20th Century Fox, Paramount Pictures là 6 hãng phim chủ chốt tại Hollywood.

Xin đừng hiểu nhầm ý tôi — không, tôi không đánh giá thấp hay phủ nhận năng lực của người Mỹ, văn hóa làm việc (đã từng) rất siêng năng chăm chỉ theo đạo đức Tin Lành, hoặc sự hấp dẫn vô cùng tận của Giấc mơ Mỹ. Nhưng trong khi có rất nhiều quốc gia và nền văn hóa khác cũng sở hữu những yếu tố tương tự, tại sao không có nhiều quốc gia đạt được vị thế của Mỹ như bây giờ?


Vậy tại sao Mỹ lại may mắn nhất? Cho phép tôi phân tích mổ xẻ vấn đề ra nhé.Bạn đang xem: Vì sao mỹ trở thành cường quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Sự biệt lập

Như tất cả những người chơi của tựa game Civilization đều biết — khởi đầu càng xa những người chơi khác, ván đấu sẽ càng dễ thở hơn.

Nước Mỹ là siêu cường duy nhất bắt đầu màn chơi của mình ở Tây Bán Cầu, cách xa đối thủ cạnh tranh gần nhất đến hàng ngàn dặm ngoài đại dương. Dĩ nhiên là trong suốt những ngày đầu tiên lập quốc, Mỹ vẫn nhìn nhận Canada như 1 kẻ cạnh tranh đáng gờm.

Nhưng Canada lại nằm ở 1 cái xó lạnh lẽo trên bản đồ, cùng với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và dân số cực kỳ thấp vì chả có mấy người muốn chui lên đó cả. Canada buộc phải dựa dẫm vào Vương quốc Anh trong vài thế kỷ để tồn tại và phát triển, thế nên họ cũng thiếu luôn sự tự chủ kinh tế và đường lối.

Mẫu quốc Anh chỉ nhớ ra đứa con lưu lạc này khi mà Thế Chiến nổ ra loạn xì ngầu và London cần phải điều động binh lính từ khắp các khu vực nằm dưới sự ảnh hưởng của mình.

Cách biệt đáng kể về mặt địa lý với lục địa Á-Âu cho phép Mỹ tránh được những xung đột tốn kém, những liên minh phức tạp và những trận chiến quét định kỳ khắp châu Âu mỗi vài thập kỷ. Ngược lại họ còn hưởng lợi từ châu Âu nhờ nhận được những thành quả của Thời kỳ Khai Sáng hay Cách mạng Công nghiệp, những thứ đã tạo dựng nên vị thế của châu Âu so với phần còn lại.

Ngay từ khi bắt đầu của cả Thế Chiến I và Thế Chiến II, quân đội Mỹ chỉ là những gã cận vệ nhỏ bé bảo vệ những người giàu nhất thế giới. Nếu như Mỹ nằm gần châu Âu, gần như bất kỳ công cuộc bành trướng nào từ thời Napoleon cho đến Hitler cũng sẽ chọn làm thịt quốc gia này ngay chỉ trong vài tuần bởi họ có nguồn tài nguyên khổng lồ và lực lượng quân đội còn chưa phát triển.

Hay ít nhất những kẻ thù từ châu Âu cũng sẽ khiến cho Mỹ phải bỏ ra 1 lượng của cải to lớn để củng cố và phát triển quân đội — 1 con số phí tổn khổng lồ mỗi năm đủ để hạn chế tối đa sự phát triển kinh tế.

Vì vậy, vị trí địa lý cho phép Mỹ lớn mạnh thần tốc mà không bị chú ý bởi những cường quốc ở châu Âu; và nhờ Chúa họ có 1 vùng lãnh thổ siêu rộng lớn để thực hiện điều đó.

(2) Địa lý

Tại sao Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới

Hoa Kỳ nằm trên 1 vùng đất trải dài từ Bờ Đông cho đến Bờ Tây của lục địa Bắc Mỹ, cùng với 1 hệ thống sông ngòi và bến bãi tự nhiên như là thế mạnh để làm thương mại và phát triển. Chỉ riêng yếu tố này thôi là đã đủ để thấy rằng Mỹ có 1 vùng đất tuyệt vời để xây dựng nhà nước của mình trên đó.

Chỉ cần đặt chân đến dãy Appalachian thôi là họ đã có 1 địa thế vàng để phát triển. Nơi đây ngày nay vẫn là trái tim của nước Mỹ, trải dài từ lưu vực sông Ohio cho đến khắp các nhánh sông Missouri; rõ ràng đây chính là 1 trong những vùng đất tốt nhất thế giới. Nó có mọi thứ cần thiết để dựng nên 1 đế chế:

Địa hình rộng lớn bằng phẳng tốt cho việc xây dựng thành phố và nông trại.Đất đai phong phú màu mỡ phục vụ phát triển nông nghiệp.Khí hậu ôn hòa hoàn hảo cho con người có thể sinh sống.Hệ thống sông ngòi hiền hòa đáp ứng tuyệt vời cho giao thông vận tải đường thủy.

Trong số những lưu vực sông tuyệt hảo nhất của thế giới, lưu vực sông Tigris – Euphrates thì quá khô cằn và thiếu ổn định, lưu vực sông Dương Tử – Hoàng Hà lại phải gánh chịu lũ lụt hằng năm (đặc biệt là mỗi khi sông Hoàng Hà thay đổi dòng chảy cứ sau vài thế kỷ).

Chỉ có lưu vực sông Ấn – Hằng và lưu vực sông Nile là có những lợi thế ưu việt giống như hệ thống sông ngòi Mississippi. Nhưng sông Nile lại đi kèm với 1 khu vực có quá nhiều hạn chế để phát triển còn sông Ấn – sông Hằng thì lại luôn nằm dưới các vương triều Ấn Độ.

Lưu vực sông Mississippi lớn nhất trong số những cái tên kể trên, và ai đã làm chủ khu vực này trước khi người Mỹ kéo đến và tận dụng nó?

(3) Người bản địa

Lưu vực sông tuyệt vời nhất thế giới cùng với đất đai màu mỡ thẳng cánh cò bay. Đáng lẽ ra phải có 1 nền văn minh vĩ đại nào đó của nhân loại được xây dựng trên mảnh đất này chứ?

Câu trả lời là không, nó chỉ là nơi ở của 1 vài bộ lạc Anh-điêng phiền phức mà đối với họ khái niệm “xây dựng nhà nước” chỉ bị giới hạn trong ràng buộc của Liên minh Iroquois. Dân số của họ thậm chí còn bị suy giảm nghiêm trọng bởi những bệnh dịch được đem đến từ Lục địa Á-Âu, còn trình độ khoa học kỹ thuật của họ thì đi sau hàng thế kỷ.

Chúa ơi, mọi kẻ chinh phạt trong lịch sử loài người đều sẽ thèm nhỏ dãi nếu biết đến vùng đất này. Thật là may mắn! Chiếm nó! Chiếm lấy nó ngay!

Vậy nên câu chuyện đã trở nên rất rõ ràng. Quá nhiều đất, quá ít người. Không ai khai thác được tiềm năng địa lý của nó cả. Vậy nên người Mỹ đến đây và tận dụng nó thôi!

(4) Vườn Địa đàng

Bạn có nhớ những cuộc chiến tranh cứ mỗi vài thập kỷ lại quét qua châu Âu 1 lần không? Thế còn tất cả những tranh chấp tôn giáo và bất đồng quan điểm liên tục xuất hiện trên khắp thế giới Kitô giáo? Hay là cuộc Cách mạng Công nghiệp của nước Anh đã đẩy vô số nông dân ra khỏi vùng đất của họ do những thay đổi về kinh tế xã hội?

Những thứ đó tạo ra di dân và dân tị nạn — những người bị tước đoạt mọi thứ, chán nản với quê hương là rất nhiều. Bởi vì bị mất đi nhà cửa, công việc, môi trường sống, tự do thực hành tín ngưỡng… nên họ buộc lòng phải hành trình tìm đến 1 vùng đất lành để bắt đầu làm lại cuộc đời.

Xem thêm: Vì Sao Phe Liên Minh Thất Bại, Bài 13 : Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914

Hoàn hảo! Nước Mỹ cần nhân lực!

Đã đến lúc để thiết lập những chính sách cởi mở để chào đón những người đến khai phá vùng đất này, kêu gọi tôn trọng tín ngưỡng và nêu cao vai trò của đa dạng văn hóa (nhưng người da trắng và Ki-tô hữu thì vẫn được bình đẳng hơn “1 chút”); trao đất miễn phí cho những nông dân chăm chỉ để họ có thể an cư lạc nghiệp, xây dựng đời sống và bắt đầu trả thuế cho chính phủ vài năm sau đó.

Một lần nữa cảm ơn cách biệt địa lý hàng ngàn dặm đến các đế quốc khác, sự biệt lập này đảm bảo cho những di dân bên kia đại dương 1 miền đất hứa, cũng như chính quyền không cần thiết phải thiết lập 1 đội quân có tổ chức tốt để bảo vệ quốc phòng — thoải mái đến mức ngay khi những người di dân đặt chân đến đây thì họ chỉ gặp phải những dân binh địa phương chào đón mình mà thôi.

Bây giờ nước Mỹ đã có mọi thứ rồi. Đất đai, tài nguyên, nhân lực. Đã đến lúc nằm yên 1 góc mà phát triển thoyyyyyyyyy.

(5) Ông vua của Bán Cầu Tây

Đoán xem, không hề có bất cứ 1 thế lực đáng gờm nào ở Bán Cầu Tây dám đứng ra đe dọa sự phát triển của Mỹ cả.

Canada lạnh teo chim, dân số thấp, và chỉ có đất đai xài được ở bờ Đông phía trên Ngũ Đại Hồ mà thôi. Mexico thì khô như ngói, địa hình không bằng phẳng và không có hệ thống sông ngòi đủ tốt cho giao thông vận tải và kết nối khu vực.

Brazil thì bao phủ bởi rừng nhiệt đới chết người với đầm lầy, sốt rét, hổ báo ở phía Bắc, còn phía Nam là đường bị biển bị biệt lập bởi những dãy núi khiến cho việc phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Argentina thì quá xa về phía Nam đến nỗi phần còn lại của thế giới hay quên mất sự tồn tại của nó.

Vậy nên, nước Mỹ tự mình thống trị hoàn toàn Bán Cầu Tây và thu lợi cho chỉ riêng mình.

Đề xuất Học thuyết Monroe và sau đó là Hệ quả Roosevelt, người Mỹ đã xây dựng nên Đế chế Hoa Kỳ Vĩ đại bằng cách biến những quốc gia Latin vô dụng thành những nền Cộng hòa Chuối và bắt đầu vắt kiệt bọn họ đến từng đồng xu một!

Vậy nếu có ai đó dám đứng lên chống lại lợi ích của Hoa Kỳ thì sao? Kiểu như Colombia từng cả gan từ chối cho Mỹ xây dựng 1 kênh đào để phục vụ lợi ích của mình ấy? OK dễ thôi, nếu chúng mày muốn chơi thì Mỹ sẽ khởi động chiến tranh và sau đó dựng lên 1 chính quyền mới phục vụ cho lợi ích của mình — dưới danh nghĩa của ngọn cờ tự do dân chủ, đương nhiên rồi hê hê.

Nghe lời bố dạy, không thì ăn gậy!

Tại sao Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới

Để chỉ ra rằng nước Mỹ đã tận dụng lợi thế địa lý như thế nào để bòn rút của cải từ những người láng giềng tốt Mỹ Latin, tôi xin trích dẫn ra 1 câu nói đến từ quân nhân Mỹ được trang trí nhiều huân chương lên binh phục nhất mọi thời đại, quý ngài Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Smedley Butler:

“Tôi đã dành ra 33 năm và 4 tháng của cuộc đời mình để phục vụ cho quân đội, và trong suốt thời gian đó thì tôi dành phần lớn để làm 1 tay võ biền cấp cao cho các Ông Lớn, cho Phố Wall và cho các tay tài phiệt ngân hàng. Nói ngắn gọn thì tôi là 1 kẻ gác cổng, 1 tên bảo kê cho chủ nghĩa tư bản.

Tôi giữ yên Mexico và đặc biệt là Tampico để bảo vệ lợi ích dầu mỏ cho nước Mỹ vào năm 1914. Tôi dọn dẹp Haiti và Cuba thành 1 nơi thoải mái để những gã đến từ Ngân hàng National City hái ra tiền. Tôi tổ chức hiếp dâm nửa tá các nước Cộng hòa Trung Mỹ để phục vụ cho lợi ích của Phố Wall.

Tôi giúp thanh lọc Nicaragua để mở đường cho Ngân hàng quốc tế Brown Brothers đặt chân vào năm 1902–1912. Tôi đã đem ánh sáng chân lý đến cho nước Cộng hòa Dominica để họ giác ngộ và đáp ứng nhu cầu mía đường cho Mỹ năm 1916. Tôi biến Honduras thành khu vườn khổng lồ cho các công ty trái cây của Mỹ vào năm 1903.

Hoặc như ở Trung Quốc năm 1927, tôi đã giúp Standard Oil đặt chân vào mảnh đất này mà không gặp phải bất cứ 1 kháng cự nào. Nhìn lại tất cả những gì đã làm, tôi có thể cho Al Capone 1 vài gợi ý. Thứ tốt nhất mà hắn ta có thể làm được chỉ là hoạt động ở 3 quận. Còn hoạt động của tôi trải khắp ở cả 3 châu lục.”

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, còn bạn, bạn nghĩ thế nào về sự giàu mạnh của nước Mỹ, hãy cùng thảo luận với chúng tôi ở phần bình luận bên dưới.