Sự thật là những gì chúng ta tin không phải năm 2024

Khi Friedrich Nietzsche tuyên bố “Thiên Chúa đã chết”, ông có kèm thêm một câu hỏi: “Cần thứ gì đủ để xóa sạch toàn bộ nhìn nhận này?”

Tôi thường tự hỏi mình câu đó, bởi chính bản thân tôi đã chứng kiến một sự suy giảm chưa từng có về con số những người đi nhà thờ thường xuyên, và gần hơn nữa, là một sự tăng vọt cũng chưa từng có những người tuyên bố mình đã hoàn toàn mất đức tin và tự nhận mình là “Không” tôn giáo. Nhóm này, những người tự nhận là không tôn giáo, đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, và hiện nay đang chiếm 30% dân số Canada và Hoa Kỳ. Ở Tây Âu và các nước thế tục hóa trên thế giới, con số này cũng tương tự như vậy.

Nhưng những người này thật sự đã mất đức tin của mình? Khi họ tuyên bố mình “không tôn giáo” là họ giải thích thế này: Chỉ là tôi không còn tin nữa! Tôi thấy nó không còn có ý nghĩa gì nữa! Tôi mất đức tin vào tôn giáo và giáo hội! Tôi không thể giả vờ tin thêm nữa! Tôi đã mất đức tin vào những niềm tin đó! Tôi không chắc mình còn tin vào Chúa không nữa!

Một điểm chung trong những câu này, là khái niệm về “tin.” Chỉ là tôi không tin nữa! Nhưng không còn tin vào điều gì đó có phải là đánh mất đức tin không? Không hẳn. Không còn tin vào điều gì đó là một chuyện, nhưng đánh mất đức tin có thể lại khác đấy. Không còn tin vào một tập hợp các tuyên bố đức tin không nhất thiết phải đồng nghĩa với đánh mất đức tin. Sự thật là, mất đi hệ thống niềm tin thường là điều kiện để có được một đức tin nguyên tuyền.

Niềm tin và đức tin khác nhau thế nào? Thường thì, nói rằng chúng ta tin điều gì đó là sự thật, nghĩa là chúng ta có thể làm cho sự thật đó tương khớp với trí tưởng hình dung của mình. Thế nghĩa là chúng ta có thể xác định nó theo trí hình dung sao cho nó có ý nghĩa với chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta không thể hình dung điều gì đó cho có ý nghĩa thì không hẳn có thể nói được rằng điều đó không đúng sự thật. Những niềm tin của chúng ta dựa vào những gì chúng ta có thể tương khớp với trí tưởng hình dung và suy nghĩ của mình.

Nhưng nhiều đối tượng của đức tin, về bản chất và theo định nghĩa, lại là những sự không thể hình dung, không thể hiểu thấy, và vượt ngoài tầm khái niệm hóa. Do đó, trong lĩnh vực đức tin, nói rằng tôi không thể tin điều này hay điều kia, thường là biểu hiện cho sự hạn chế của chúng ta trong trí hình dung và năng lực lý luận, hơn là biểu hiện cho sự mất đức tin. Tôi tin rằng chúng ta thấy bất khả tri về các niềm tin, hơn là thấy bất khả tri về Thiên Chúa, và như thế, đây không phải là mất đức tin.

Đức tin thì thâm sâu hơn niềm tin, và không phải lúc nào đức tin cũng là một sự mà chúng ta có thể hình dung trong đầu. Vi dụ như, một số đoạn trong Kinh Tin kính của các Tông đồ: Thật không thể nào hình dung những đoạn đó là thật theo kiểu một hình tượng hữu hình. Những xác quyết đó có thật, nhưng hình ảnh về chúng chỉ là những biểu tượng mà thôi. Và nhiều đoạn khác trong kinh tin kính Kitô giáo và các bản văn giáo lý đức tin cũng thế. Như đã nói, chúng đơn thuần là những hình ảnh và từ ngữ hướng chúng ta đến một sự mà chúng ta không thể hình dung nổi, bởi nó vượt quá tầm hình dung.

Chẳng hạn như: Điều tiên quyết phải nói về Thiên Chúa, là Thiên Chúa là Đấng khôn tả, không thể mô tả nổi, Thiên Chúa vượt ngoài tầm khái niệm hóa, vượt ngoài mọi hình dung, mọi hình ảnh, và mọi từ ngữ. Về Chúa Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa, cũng thế. Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, nhưng làm sao có thể hình dung hay tạo lại hình ảnh đó? Không thể. Làm sao một Thiên Chúa mà lại là ba ngôi? Đây không phải chuyện toán học, mà là mầu nhiệm, một sự không thể định nghĩa theo kiểu hình dung. Nhưng chúng ta tin mầu nhiệm đó, và hàng triệu triệu người trong hai ngàn năm đã mạo hiểm cả mạng sống và linh hồn mình vì sự thật đó dù cho không thể hình dung được nó. Đức tin là nhận biết một sự gì đó quá lớn lao và vô hạn, nên không thể được minh họa tương xướng theo cơ chế hình dung. Từ ngữ của chúng ta diễn tả những niềm tin, và hướng chúng ta về hiện thực đức tin, nhưng lại không phải là hiện thực đó.

Bác bỏ một tác phẩm nghệ thuật không đồng nghĩa với chúng ta bác bỏ nghệ thuật. Nên khi ai đó nói “Tôi không còn tin điều này,” là người ấy đang bác bỏ một tập hợp các tuyên bố, các biểu tượng nhất định hơn là thật sự bác bỏ niềm tin vào Thiên Chúa. Và người đó có bác bỏ cũng là bởi không họa hình theo hình dung một sự gì đó không thể họa hình.

Chúng ta từng nghe rằng, vô thần chỉ là một cái tên để gọi những người không hiểu được ẩn dụ. Có lẽ nói thế là quá tối giản, nhưng nó cũng cho chúng ta thấy rằng bác bỏ một tập hợp các tuyên bố thần học không đồng nghĩa với đánh mất đức tin của mình.

Khi ai đó nói rằng sự thật là tương đối, điều anh ta thường chủ ý đó là không có sự thật tuyệt đối. Một số điều có thể đúng với bạn nhưng không đúng với tôi. Nếu bạn tin điều đó, thì nó đúng với bạn. Nếu tôi không tin thì điều đó không đúng với tôi. Khi mọi người nói những điều như "Điều đó ổn nếu Chúa tồn tại với bạn, nhưng không tồn tại đối với tôi", họ đang bày tỏ niềm tin phổ biến rằng sự thật là tương đối.

Toàn bộ khái niệm về "sự thật tương đối" nghe có vẻ chấp nhận được và khá cởi mở. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn, nó hoàn toàn không rộng mở, phóng khoáng chút nào. Về bản chất, để nói rằng "Chúa tồn tại với bạn nhưng không tồn tại đối với tôi" chính là nói rằng quan niệm của người khác về Chúa là sai. Nó vượt qua sự phán xét. Nhưng chẳng có ai thực sự tin rằng tất cả sự thật là tương đối. Không có người tỉnh táo nào có thể nói, "Trọng lực tác dụng trên bạn, nhưng không tác dụng trên tôi," và tiến hành nhảy khỏi các tòa nhà cao tầng với niềm tin không có gì tai hại sẽ xảy ra.

Tuyên bố rằng "sự thật là tương đối" trên thực tế chính là một tuyên bố tự bác bỏ chính nó. Khi một người nói "Sự thật là tương đối", người đó đang nêu nên một sự thật giả định. Nhưng, nếu tất cả sự thật chỉ là tương đối, thì bản thân câu nói đó cũng tương đối, cũng có nghĩa là chúng ta không thể tin tưởng rằng nó là sự thật mọi lúc.

Chắc chắn rằng có một số tuyên bố là tương đối. Ví dụ như "Ford Mustang là chiếc xe tuyệt vời nhất từng được tạo ra" là một tuyên bố tương đối. Một người đam mê xe hơi có thể nghĩ điều này là đúng, nhưng thực chất không có tiêu chuẩn tuyệt đối nào để đo lường độ "tuyệt vời". Đó chỉ đơn giản là niềm tin hay ý kiến của một người nào đó. Tuy nhiên, khẳng định "có một chiếc Ford Mustang màu đỏ đậu bên ngoài đường và nó thuộc về tôi" thì không phải là tương đối. Nó là đúng hoặc sai, dựa trên thực tế khách quan. Nếu chiếc Mustang trên đường là màu xanh (không phải màu đỏ), thì tuyên bố là sai. Nếu chiếc Mustang màu đỏ trên đường thuộc về người khác, thì tuyên bố đó là giả mạo, nó không phù hợp với thực tế.

Nói chung, ý kiến là tương đối. Nhiều người đưa bất kỳ câu hỏi nào về Chúa hoặc về tôn giáo vào lĩnh vực của quan điểm. "Bạn thích Jesus, tốt thôi, nếu điều đó hợp lý với bạn." Những gì Cơ đốc nhân nói (và Kinh thánh dạy) không phải là sự thật tương đối, bất kể vấn đề là gì. Có một sự thực tinh thần khách quan, cũng như việc có một thực tại vật lý khách quan. Chúa không thay đổi (Malachi 3: 6); Chúa Giê-su ví những lời dạy của Ngài như một tảng đá vững chắc, không thể di dời (Ma-thi-ơ 7:24). Chúa Giêsu là con đường cứu rỗi duy nhất và điều này hoàn toàn đúng với tất cả mọi người tại mọi thời điểm (Giăng 14: 6). Giống như việc mọi người cần thở để sống, họ cần được tái sinh nhờ đức tin vào Chúa Giêsu để có thể trải nghiệm đời sống tâm linh (Giăng 3: 3).