Đánh nhau với cối xay gió ngữ văn 8 năm 2024

Trong tất cả những tác phẩm văn học, những văn bản mà các em học sinh được tiếp cận trong chương trình Ngữ văn lớp 8, thì văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” được đánh giá là một trong những tác phẩm của tác giả nước ngoài hay nhất. Bài viết dưới đây là bài Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió để giúp các em học sinh khối 8 có thể hiểu văn bản này hơn trước buổi học ở trên trường. Bài viết được HOCMAI soạn thảo sát sườn với chương trình và trả lời đầy đủ câu hỏi có trong sách giáo khoa của các em.

Show

– Xéc-van-tét sinh năm 1547 và mất năm 1616 là một nhà văn người Tây Ba Nha.

Đánh nhau với cối xay gió ngữ văn 8 năm 2024

– Ông Xéc-van-tét vốn là một binh sĩ,chiến sĩ bị chấn thương năm 1557 trong một cuộc thủy chiến trên biển và bị bắt giam ở An-giê từ năm 1575 cho đến năm 1580.

– Khi được trở về nước Tây Ba Nha, ông đã phải sống một cuộc đời vô cùng cực nhọc và âm thầm mãi cho đến khi công bố với đại chúng tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.

– Tác phẩm tiêu biểu của ông là: Truyện làm gương, Hành trình đến Parnassus, Đôn Ki-hô-tê.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” được trích từ tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”.

– Tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê” kể về nhân vật tên là Đôn Ki-hô-tê, mặc dù là một lão quý tộc nhưng nghèo và say mê đọc tiểu thuyết hiệp sĩ và muốn trở thành một hiệp sĩ giang hồ. Một ngày, lão lục tìm những binh giáp của tổ tiên quá cố để lại để tự trang bị vũ khí cho mình, tự phong cho con ngựa gầy gò ốm yếu của mình là một chiến mã – đặt tên nó là Rô-xi-na-tê, còn phong mình là hiệp sĩ xứ Man-tra. Cùng đồng hành với lão là bác giám mã Xan-chô Pan-xa. Sau nhiều phen thất bại ê chề, đến cuối cùng lão bị ốm nặng và qua đời.

– Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được trích từ chương VIII và chương XIX của tiểu thuyết.

2. Bố cục đánh nhau với cối xay gió

Gồm 3 phần:

  • Phần một: Từ đầu đền “chứ không phải là bọn khổng lồ”: Nhận định về những chiếc cối xay gió của hai thầy trò.
  • Phần hai: Từ tiếp theo đến “con Rô-xi-a-nết cũng bị toác nửa vai”: Hành động đối với những chiếc cối xay của mỗi người.
  • Phần ba: Phần còn lại: Cuộc bàn tán của hai thầy trò sau chuyến phưu lưu.

3. Tóm tắt văn bản đánh nhau với cối xay gió

Đoạn trích kể lại việc hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-cho Pan-xa đang trong chuyến phiêu lưu thì bắt bỗng gặp hàng chục chiếc cối xay gió. Đôn Ki-hô-tê một mực cho rằng đó là những tên quái vật khổng lồ và quyết tâm đánh bại chúng bất chấp lời can ngăn của Xan-cho Pan-xa. Để rồi tới cuối cùng cả người và ngựa đều bị thương rất nặng.

Nhưng mặc dù lão bị thương nặng, Đôn Ki-hô-tê vẫn quyết không kêu than. Không chỉ vậy, chàng còn quyết không ăn không uống gì mà chỉ cần nghĩ về tình nương là đã cảm thấy no rồi. Xan-cho Pan-xa thấy như vậy, bèn bỏ rượu thịt ra chén no say một mình. Đôn Ki-hô-tô suốt đêm thao thức không ngủ và chỉ nghĩ tới tình nương.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê

– Xuất thân: tuy thuộc tầng lớp quý tộc nhưng nghèo.

– Ngoại hình: gầy gò, cao lồng ngồng.

– Phương tiện di chuyển: một con ngựa ốm yếu và gầy gò.

– Lý tưởng: đánh bại kẻ gian, diệt trừ cái ác, cứu giúp những con người vô tội để phụng sự cho Chúa trời.

– Hành động: Cho rằng những chiếc cối xay gió là những quái vật khổng lồ gian ác, quyết tâm tiêu diệt bọn chúng để bảo vệ chính nghĩa.

– Diễn biến cuộc chiến:

  • Thúc con ngựa Rô-xi-na-tê gầy còm xông lên, không để ý tới lời can ngăn khuyên nhủ của Xan-cho Pan-xa.
  • Thét lên rất lớn: “Chớ có chạy trốn bè lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”; “Dù cho bọn ngươi… đền tội”.
  • Cầu mong cho nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp mình trong lúc nguy nan này.
  • Rồi lấy khiên che kín bảo vệ thân thể, tay lăm lăm cầm ngọn giáo, thúc ngựa thật mạnh phi thẳng về phía chiếc cối xay gió gần nhất, đâm mũi giáo vào chiếc cánh quạt đang quay khiến nó bị gãy tan tành.

– Kết quả: Cả người lẫn ngựa đều bị kéo theo văng ra phía xa. Tuy bị thương nặng nhưng vẫn không rên rỉ, kêu la, than vãn.

⇒ Một con người mê mờ quá ham mê tiểu thuyết hiệp sĩ và có những lời nói cũng như hành động không hề thực tế.

2. Giám mã Xan-cho Pan-xa

– Xuất thân: một bác nông dân cày.

– Ngoại hình: vừa lùn vừa béo.

– Phương tiện di chuyển: một con lừa ục ịch, béo và thấp.

– Lí tưởng: Chấp nhận làm giám mã cho lão Đôn Ki-hô-tê chỉ vì muốn được giàu có và quyền lực và được cai trị một hòn đảo.

– Hành động:

  • Tỏ ra ngạc nhiên khi thấy Đôn Ki-hô-tê nói về những con quái vật khổng lồ (Những tên khổng lồ nào cơ?).
  • Tỉnh táo nói với Đôn Ki-hô-tê rằng không hề có tên khổng lồ nào cả mà đó chỉ là những chiếc cối xay gió thôi.
  • Hét lên khuyên bảo, can ngăn Đôn Ki-hô-tê khi hắn phi ngựa lao vào những chiếc cối xay gió để đánh nhau.
  • Chạy đến đỡ Đôn Ki-hô-tê dậy và nhắc lại với lão rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió bình thường thôi.
  • Để mặc chủ không ăn không uống và một mình đánh chén no say hết chỗ rượu thịt và sau đó ngủ say như chết.

⇒ Một con người tỉnh táo, sống thực tế, coi trọng cuộc sống vật chất, sợ đau đớn và sống hèn nhát.

TỔNG KẾT:

Nội dung: Nhà văn đã tạo ra sự đối lập giữa hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-cho Pan-xa để tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Từ đó, tác giả Xéc-van-tét cũng muốn lên án, phê phán những tiểu thuyết hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền đang tồn tại trong xã hội đương thời.

Nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng nhân vật (cặp nhân vật tương phản) và giọng điệu kể chuyện hài hước, phê phán.

IV. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 79)

Xác định ba phần chính của đoạn truyện này theo trình tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với chiếc cối xay gió. Liệt kê năm sự việc chủ yếu qua đó thể hiện được tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã?

Hướng dẫn giải bài:

* Ba phần là:

  • Phần một: Từ đầu đền “chứ không phải là bọn khổng lồ”: Nhận định về những chiếc cối xay gió của hai thầy trò.
  • Phần hai: Từ tiếp theo đến “con Rô-xi-a-nết cũng bị toác nửa vai”: Hành động đối với những chiếc cối xay của mỗi người.
  • Phần ba: Phần còn lại: Cuộc bàn tán của hai thầy trò sau chuyến phưu lưu.

– Năm sự việc là:

  • Cho rằng những chiếc cối xay gió là những tên quái vật khổng lồ gian ác, quyết tâm đánh bại chúng để bảo vệ chính nghĩa.
  • Xan-cho Pan-xa tỉnh táo nói với Đôn Ki-hô-tê rằng không tồn tại một tên khổng lồ nào cả mà chỉ là những chiếc cối xay gió thôi.
  • Một mực thúc con ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên, không để ý tới lời khuyên bảo can ngăn của Xan-cho Pan-xa.
  • Xan-cho Pan-xa hét lớn lên để khuyên can Đôn Ki-hô-tê khi hắn lao vào những chiếc cối xay gió để đánh nhau.
  • Đôn Ki-hô-tê không thèm ăn uống gì mà chỉ nhớ tới tình nương. Còn Xan-cho Pan-xa thì ăn uống rượu chè no say rồi ngủ say như chết.

– Tính cách:

  • Đôn Ki-hô-tê: phi thực tế, ảo tưởng và điên rồ.
  • Xan-cho Pan-xa: tỉnh táo, thực tế nhưng cũng thực dụng.

Câu 2: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 79)

Qua năm sự việc ấy, các em hãy phân tích những nét hay và nét dở trong tính cách của nhân vật hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.

Hướng dẫn giải bài:

– Nét hay: Có lí tưởng cao đẹp và lòng tốt, thích hành hiệp trượng nghĩa và cứu đời giúp người.

– Nét dở: Đầu óc bị mê muội, phi thực tế, không tỉnh táo bởi vì đọc quá nhiều tiểu thuyết hiệp sĩ. Hành động điên rồ, phi thực tế.

  • Thúc con ngựa Rô-xi-na-tê gầy còm xông lên, không để ý tới lời can ngăn khuyên nhủ của Xan-cho Pan-xa.
  • Thét lên rất lớn: “Chớ có chạy trốn bè lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”; “Dù cho bọn ngươi… đền tội”.
  • Cầu mong cho nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp mình trong lúc nguy nan này.
  • Rồi lấy khiên che kín bảo vệ thân thể, tay lăm lăm cầm ngọn giáo, thúc ngựa thật mạnh phi thẳng về phía chiếc cối xay gió gần nhất, đâm mũi giáo vào chiếc cánh quạt đang quay khiến nó bị gãy tan tành.
  • Cả người lẫn ngựa đều bị kéo theo văng ra phía xa. Tuy bị thương nặng nhưng vẫn không rên rỉ, kêu la, than vãn.

Câu 3: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 79)

Hướng dẫn giải bài:

Vẫn qua các sự việc ấy, các em hãy chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ hai mặt, cả mặt tốt lẫn mặt xấu.

– Mặt tốt: một con người tỉnh táo, thực tế, có khát vọng chính đáng (khát khao trở nên giàu có) và ra sức khuyên bảo, ngăn cản Đôn Ki-hô-tê khi lão có ý định đánh nhau với cối xay gió.

– Mặt xấu: nhát gan, vụ lợi, thực dụng và ích kỉ.

  • Tỏ ra ngạc nhiên khi thấy Đôn Ki-hô-tê nói về những con quái vật khổng lồ (Những tên khổng lồ nào cơ?).
  • Tỉnh táo nói với Đôn Ki-hô-tê rằng không hề có tên khổng lồ nào cả mà đó chỉ là những chiếc cối xay gió thôi.
  • Hét lên khuyên bảo, can ngăn Đôn Ki-hô-tê khi hắn phi ngựa lao vào những chiếc cối xay gió để đánh nhau.
  • Chạy đến đỡ Đôn Ki-hô-tê dậy và nhắc lại với lão rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió bình thường thôi.
  • Để mặc chủ không ăn không uống và một mình đánh chén no say hết chỗ rượu thịt và sau đó ngủ say như chết.

Câu 4: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 79)

Hướng dẫn giải bài:

Đối chiếu hai nhân vật chính Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt: dáng vẻ, nguồn gốc xuất thân, lối suy nghĩ, hành động… để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản rất tài tình.

  • Đôn Ki-hô-tê:

– Xuất thân: tuy thuộc tầng lớp quý tộc nhưng nghèo.

– Ngoại hình: gầy gò, cao lồng ngồng.

– Phương tiện di chuyển: một con ngựa ốm yếu và gầy gò.

– Lý tưởng: đánh bại kẻ gian, diệt trừ cái ác, cứu giúp những con người vô tội để phụng sự cho Chúa trời.

– Hành động: Cho rằng những chiếc cối xay gió là những quái vật khổng lồ gian ác, quyết tâm tiêu diệt bọn chúng để bảo vệ chính nghĩa.

– Tính cách:

  • Mê muội, phi thực tế, hão huyền.
  • Dũng cảm, lý tưởng cao đẹp.
  • Xan-chô Pan-xa

– Xuất thân: một bác nông dân cày.

– Ngoại hình: vừa lùn vừa béo.

– Phương tiện di chuyển: một con lừa ục ịch, béo và thấp.

– Lí tưởng: Chấp nhận làm giám mã cho lão Đôn Ki-hô-tê chỉ vì muốn được giàu có và quyền lực và được cai trị một hòn đảo.

– Tính cách:

  • Tỉnh táo, thực tế, thiết thực.
  • Hèn nhát, thực dụng.

⇒ Hai nhân vật đối lập hoàn toàn.

Câu 5: Đánh nhau với cối xay gió thuộc thể loại?

Hướng dẫn giải bài:

Thể loại: Tiểu thuyết – được trích từ tiểu thuyết “Don Quijote” của Cervantes

Câu 6: Văn bản Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?

Hướng dẫn giải bài:

Văn bản được kể bằng lời của tác giả.

Câu 7: Trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” có mấy sự việc? Đó là những sự việc nào?

Hướng dẫn giải bài:

5 sự việc chính chủ yếu:

  • Cho rằng những chiếc cối xay gió là những tên quái vật khổng lồ gian ác, quyết tâm đánh bại chúng để bảo vệ chính nghĩa.
  • Xan-cho Pan-xa tỉnh táo nói với Đôn Ki-hô-tê rằng không tồn tại một tên khổng lồ nào cả mà chỉ là những chiếc cối xay gió thôi.
  • Một mực thúc con ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên, không để ý tới lời khuyên bảo can ngăn của Xan-cho Pan-xa.
  • Xan-cho Pan-xa hét lớn lên để khuyên can Đôn Ki-hô-tê khi hắn lao vào những chiếc cối xay gió để đánh nhau.
  • Đôn Ki-hô-tê không thèm ăn uống gì mà chỉ nhớ tới tình nương. Còn Xan-cho Pan-xa thì ăn uống rượu chè no say rồi ngủ say như chết.

⇒ Qua những sự việc này tính cách đối lập của hai nhân vật được khắc họa rõ nét.

Câu 8: Giá trị nội dung nào mà đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” đã mang lại?

Hướng dẫn giải bài:

Nội dung: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại Phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

Câu 9: Tại sao nói Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa là cặp nhân vật tương phản trong truyện “Đánh nhau với cối xay gió”? Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật đó có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải bài:

– Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học, Đôn Ki-hô-tê mặc dù tính cách khá nực cười nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý, Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.

– Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lại bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đi theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiến diện (lệch lạc), cực đoan (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại- nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

Câu 10: Ý nghĩa văn bản đánh nhau với cối xay gió?

Hướng dẫn giải bài:

Đề cao tấm lòng yêu tự do, công bằng, chính nghĩa và nhân đạo.

Ca ngợi tinh thần sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho công bằng, lẽ phải.

V. Sơ đồ tư duy Đánh nhau với cối xay gió

1. Sơ đồ tư duy về tác giả Xéc-van-tét

Đánh nhau với cối xay gió ngữ văn 8 năm 2024

2. Sơ đồ tư duy Đánh nhau với cối xay gió chi tiết

Đánh nhau với cối xay gió ngữ văn 8 năm 2024

3. Sơ đồ tư duy Đánh nhau với cối xay gió đầy đủ

Đánh nhau với cối xay gió ngữ văn 8 năm 2024

Bài viết tham khảo thêm:

  • Soạn bài Cô bé bán diêm
  • Soạn bài Trợ từ, thán từ
  • Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Trên đây là bài Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió mà HOCMAI đã soạn để gửi tới các em học sinh khối 8. Bài phân tích tuy có phần hơi dài nhưng rất thú vị và dễ hiểu phải không các em? Văn bản “đánh nhau với cối xay gió” rất nổi tiếng bởi hàm chứa trong nó rất nhiều giá trị và triết lý sống. Để tìm thêm nhiều bài viết soạn bài của nhiều văn bản khác, các em hãy truy cập website

Ai đánh nhau với cối xay gió?

Trả lời: - Đôn Ki-hô-tê xông vào đánh cối xay gió, trong trận giao chiến: lấy khiên che kín thân, cầm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất, đâm giáo vào cánh quạt.

Tại sao Đôn Ki hô tê đánh nhau với cối xay gió?

- Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió vì dũng cảm, theo gương các hiệp sĩ giang hồ kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu dù chúng dùng pháp thuật xấu xa. - Xan-chô nhận định đó chỉ là những chiếc cối xay gió còn Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những gã khổng lồ.

Tác phẩm cối xay gió của ai?

Don Quijote (tiếng Tây Ban Nha: Don Quixote de la Mancha / Don Quijote xứ Mancha) hay đôi khi được phiên âm thành Đôn Ki-hô-tê hoặc Đông Ki-xốt, là tiểu thuyết của văn sĩ Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616).

Thể loại của văn bản đánh nhau với cối xay gió là gì?

Đánh nhau với cối xay gió thuộc thể loại tiểu thuyết.