Sản phẩm của cơ quan thông tin khoa học công nghệ

Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

Nghị định này quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, bao gồm: Nội dung hoạt động, hạ tầng thông tin và Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các biện pháp phát triển, tổ chức và quản lý nhà nước về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thông tin khoa học và công nghệ tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan. Theo Nghị định, “Thông tin khoa học và công nghệ” là dữ liệu, dữ kiện, số liệu, tin tức được tạo ra trong các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; “Nguồn tin khoa học và công nghệ” là các thông tin khoa học và công nghệ được thể hiện dưới dạng sách, báo, tạp chí khoa học; kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học; thuyết minh nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện, ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tài liệu sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; catalô công nghiệp; luận án khoa học; tài liệu thiết kế, kỹ thuật; cơ sở dữ liệu; trang thông tin điện tử; tài liệu thống kê khoa học và công nghệ; tài liệu đa phương tiện và tài liệu trên các vật mang tin khác. Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời và đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ. - Hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng và quản lý thông tin khoa học và công nghệ phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế của đất nước. - Bảo đảm quyền của tổ chức, cá nhân được tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật thông tin khoa học và công nghệ. - Kết hợp chặt chẽ hoạt động thông tin khoa học và công nghệ với hoạt động nghiệp vụ thư viện, lưu trữ, thống kê, truyền thông khoa học và công nghệ. Nghị định quy định các loại hình hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, bao gồm: - Thu thập, cập nhật và xử lý các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, thông tin nhằm tạo lập và phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ. - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ cho dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. - Phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, các trang thông tin và cổng thông tin điện tử về khoa học và công nghệ; thiết lập, triển khai các mạng thông tin khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; xây dựng thư viện điện tử, thư viện số. - Tìm kiếm, tra cứu, chỉ dẫn, khai thác, sử dụng thông tin khoa học và công nghệ. - Cung cấp, trao đổi, chia sẻ các nguồn tin khoa học và công nghệ. - Phổ biến thông tin, tri thức khoa học và công nghệ. - Các hoạt động khác có liên quan. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho hoạt động thông tin và khoa học công nghệ, bao gồm: - Chi đầu tư phát triển hoạt động thông tin khoa học và công nghệ theo các nội dung sau: Xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ; Cơ sở vật chất – kỹ thuật của các tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và công nghệ. - Chi sự nghiệp cho hoạt động thông tin khoa học và công nghệ theo các nội dung sau: Chi thường xuyên và các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và công nghệ công lập; tạo lập, phát triển, cập nhật và mua nguồn tin khoa học và công nghệ; chi phí tham gia liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin khoa học và công nghệ; mua các phần mềm ứng dụng trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; … Nghị định quy định các tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và công nghệ bao gồm: Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ quốc gia; Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ; tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh; Các tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và công nghệ công lập khác; Các tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và công nghệ do các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước và các tổ chức khác thành lập. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2014.

Nghị định số 159/2004/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Ngày 7/4, Đại học quốc gia Hà Nội [ĐHQGHN] đã tổ chức Hội nghị Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2022. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng một số bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và Hà Nội.

  • Phần mềm công nghệ cao hỗ trợ cảnh sát giao thông

Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo ĐHQGHN cho biết: Tiềm lực khoa học và công nghệ [KH&CN] ở ĐHQG Hà Nội đã được quan tâm đầu tư phát triển với hơn 100 nhóm nghiên cứu, trong đó có 28 nhóm nghiên cứu mạnh, 6 nhóm nghiên cứu tiềm năng. Tỉ lệ cán bộ khoa học trình độ cao tiếp cận tiêu chí của đại học nghiên cứu, trong đó có nhiều chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học đạt trình độ quốc tế có khả năng triển khai các nghiên cứu đột phá, các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu lớn.

Từ nay đến năm 2030, ĐH Quốc gia Hà Nội đặt mục tiêu phát triển 50 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Ảnh minh họa

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công bố quốc tế, ĐHQGHN đang chuyển dịch sang mô hình đại học trách nhiệm xã hội cao, phục vụ trực tiếp sự phát triển của xã hội bằng việc thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo, chuyển giao tri thức. Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của ĐHQGHN gia tăng liên tục theo các năm. Các nhóm sản phẩm KH&CN của ĐHQGHN được định hướng và quy hoạch theo 4 nhóm lĩnh vực chính: Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học tự nhiên và y dược, Khoa học công nghệ và kỹ thuật, Khoa học liên ngành, liên lĩnh vực.

Đặc biệt, chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN giai đoạn 2021-2030 cũng gắn chặt và “cộng hưởng” với chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia. Mục tiêu đến năm 2030, ĐHQGHN phát triển 50 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với hạt nhân là các nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trọng điểm, doanh nghiệp spin-off, doanh nghiệp khởi nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang đánh giá cao Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở ĐHQGHN giai đoạn 2021-2030.

Thứ trưởng nhấn mạnh, ĐHQGHN đã tham gia chủ trì, thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu có tầm vóc, mang giá trị thời đại, giá trị dân tộc và nhân văn lớn, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao đối với sự phát triển của xã hội và đất nước.

Huyền Thanh

Hiện nay, cuộc sống con người phụ thuộc khá nhiều vào khoa học công nghệ không những trong hoạt động chuyên ngành mà còn trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, bạn có hiểu rõ khoa học công nghệ là gì?, vai trò của khoa học công nghệ trong đời sống hiện nay được thể hiện như thế nào? không,……Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin thú vị về lĩnh vực này thông qua bài viết dưới đây.

Khoa học công nghệ là cách gọi tắt của cụm từ “khoa học và công nghệ”, trong đó Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy, Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Luật Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2013 cũng đưa ra định nghĩa về hoạt động khoa học và công nghệ như sau: “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.”

Khoa học công nghệ bao gồm những hoạt động nào?

Để giúp Quý vị nhận diện hoạt động khoa học công nghệ trên thực tế, ngoài việc giải đáp khoa học công nghệ là gì? Chúng tôi sẽ làm liệt kê một số hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ.

Những hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ được quy định tại Điều 3 Luật Khoa học công nghệ 2013 gồm:

– Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

+ Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

VD: Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đánh giá độ bền và độ bền mỏi kết cấu bộ phận chạy đầu máy, toa xe sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam”- Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2012-04-07.

– Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.

VD: Phát triển công nghệ sản xuất tàu, thuyền dựa trên định luật Ác-si-mét. Theo đó, Các nhà thiết kế đã áp dụng lực đẩy acsimet như sau: Họ sẽ tạo ra các khoảng trống lớn để giúp tăng thể tích cho tàu, qua đó sẽ khiến tàu thuyền di chuyển dễ dàng trên bề mặt nước

– Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.

VD: Sau khi nghiên cứu thành công vắc xin chống Covid 19,các nhà khoa học Nga đã tiến hành thử nghiệm vắc xin trên chuột bạch và người.

– Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

VD: Khi có kết quả thử nghiệm trên chuột và người, nhận thấy tỉ lệ thành công cao, nước Nga đã tiến hành sản xuất vắc xin chống Covid 19 trên thực tiễn.

– Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Khoa học công nghệ có vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Không thể phủ nhận, khoa học công nghệ đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người hiện nay.

– KHCN giúp tạo ra các công cụ sản xuất, phương pháp sản xuất mới, từ đó nâng cao năng suất lao động của con người, mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

– KHCN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

– KHCN làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường.

– KHCN là công cụ mạnh trong việc phát triển con người.

VD:

+ Trong lĩnh vực y tế, các loại thuốc, vắc xin, thiết bị y tế,… ngày càng được cải tiến với chất lượng tốt hơn giúp nâng cao sức khỏe của con người.

+Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ đã trang bị cho con người những tri thức, kinh nghiệm quan trọng, giúp con người nhanh chóng thích nghi, tìm tòi và khám phá những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả các thông tin cần thiết về khoa học công nghệ là gì? Và vai trò của nó trong đời sống hiện nay. Khi có nội dung thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557.

Video liên quan

Chủ Đề