Lĩnh vực nghiên cứu của tài chính

Chương trình Thạc sĩ Tài Chính hướng nghiên cứu được thiết kế dựa trên nền tảng kiến thức và nội dung cốt lõi của các chương trình đào tạo thạc sĩ về tài chính của các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Chương trình của Khoa Tài Chính, trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM có nội dung hoàn toàn tương thích và chất lượng tiệm cận với xu hướng đào tạo nâng cao về tài chính của các trường đại học thuộc top 100 trên bảng xếp hạng các trường đại học của tổ chức Times Higher Education.

Chương trình học tập và nghiên cứu nhằm trang bị các kiến thức có tính học thuật chuyên sâu về tài chính, giúp người học có khả năng nghiên cứu độc lập hoặc phát triển trình độ bản thân bằng cách tiếp tục quá trình học tập và nghiên cứu lên các bậc học cao hơn như Tiến sĩ và Sau tiến sĩ.

Với nền tảng kiến thức vững chắc về tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, phân tích tài chính, đầu tư tài chính, tài chính hành vi, quản trị rủi ro tài chính,… cùng với các môn học giúp tăng khả năng nghiên cứu và công bố của học viên [thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và thảo luận các chủ đề nghiên cứu chuyên sâu về tài chính – ngân hàng], người học sau khi tốt nghiệp sẽ phát triển khả năng quản lý tài chính, quản lý rủi ro, quản lý đầu tư, đặc biệt là khả năng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Chương trình đào tạo phù hợp với những người đã tốt nghiệp đại học, có mục tiêu nâng cao các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, và khả năng nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh việc sử dụng các giáo trình hiện đại và kinh điển về tài chính trên thế giới, nội dung chương trình đào tạo còn thường xuyên được cập nhật các tình huống [case study] có tính thực tiễn cao, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính trong nước và quốc tế, nhằm giúp học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc một cách thuận lợi và phát triển trong môi trường làm việc năng động, hội nhập dễ dàng với thị trường lao động toàn cầu, hoặc thực hiện các nghiên cứu, phân tích chính sách trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Mô tả tóm tắt chương trình

Chương trình Thạc sĩ Tài chính hướng nghiên cứu được thiết kế nhằm trang bị các kiến thức vừa có tính học thuật chuyên sâu vừa có tính thực tiễn cao, tiệm cận với xu hướng đào tạo nâng cao về tài chính của các trường đại học uy tín trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng làm việc một cách hiệu quả trong môi trường tài chính trong nước và quốc tế, và đặc biệt chú trọng nâng cao khả năng nghiên cứu chuyên sâu về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực Tài chính – ngân hàng. Học viên sau khi hoàn thành khóa học có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu để trở thành các chuyên gia nghiên cứu, phân tích, hay tham gia giảng dạy trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng. Ngoài ra, học viên tốt nghiệp cũng có thể đảm nhiệm những vị trí quản lý tại các công ty [đặc biệt là các bộ phận tài chính], ngân hàng, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, các công ty đầu tư, công ty kiểm toán, công ty tư vấn, hoặc có thể tiếp tục nghiên cứu để trở thành các chuyên gia nghiên cứu, phân tích trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng.

  1. Đối tượng người học: Người học đã tốt nghiệp Đại học đúng ngành/chuyên ngành hoặc ngành/chuyên ngành gần.
  2. Điều kiện xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  3. Cấu trúc chương trình:

Kiến thức chung: 10 tín chỉ

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 18 tín chỉ

Học phần tự chọn: 10 tín chỉ

Kiến thức cho học viên hướng nghiên cứu: 08 tín chỉ

Luận văn: 14 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

Về kiến thức

  • Am hiểu và có khả năng vận dụng thông thạo kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau của tài chính như tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro tài chính, tài chính hành vi, định giá doanh nghiệp, quản lý danh mục đầu tư, M&A;
  • Nắm vững những nguyên tắc, công cụ và phương pháp thực hành trong phân tích, đầu tư, định giá, quản trị rủi ro, và dự báo nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định trong kinh doanh và đầu tư;
  • Có khả năng phát hiện, có kiến thức chuyên sâu và có khả năng thực hiện các chủ đề nghiên cứu gắn với chuyên ngành.
  • Có khả năng vận dụng kiến thức về các phương pháp nghiên cứu, kinh tế lượng tài chính, tài chính định lượng, khả năng xây dựng mô hình nghiên cứu, xử lý dữ liệu và phân tích các kết quả.
  • Có hiểu biết đầy đủ về các nguyên tắc đạo đức, các chuẩn mực và quy tắc nghề nghiệp trong hoạt động tài chính và lĩnh vực đầu tư;

Về kỹ năng

  • Có kỹ năng nhận diện, phân tích, và vận dụng kiến thức tài chính nhằm giải quyết các vấn đề trong tài chính, quản trị rủi ro và đầu tư dưới các bối cảnh khác nhau của kinh tế, xã hội, đạo đức, thể chế và phương diện toàn cầu;
  • Có kỹ năng hệ thống hóa, mô hình hóa, tương tác, nghiên cứu, phát triển và thực tế hóa những phát kiến ứng dụng cho thực tiễn ngành tài chính;
  • Có khả năng tìm tòi, phát hiện chủ đề nghiên cứu; có khả năng thực hiện các nghiên cứu khoa học độc lập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong nước hoặc quốc tế;
  • Có khả năng giao tiếp, nhanh nhạy trong công việc, nhận diện và xử lý các tình huống chuyên môn, các cơ hội đầu tư. Có khả năng làm việc nhóm, khả năng trình bày và báo cáo kết quả phân tích.
  • Có kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện và đánh giá sâu sắc; có trách nhiệm với bản thân, công việc, nghề nghiệp và xã hội.

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng tiếp tục theo đuổi quá trình học tập và nghiên cứu ở bậc học Tiến sĩ và Sau tiến sĩ. Ngoài ra học viên cũng có cơ hội việc làm đa dạng tại tất cả các loại hình doanh nghiệp, định chế tài chính, và các cơ quan ở khu vực công lẫn tư nhân, trong nước và quốc tế, như:

–           Quản lý tài chính/ Giám đốc tài chính tại các công ty

–           Các ngân hàng, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư

–           Công ty tài chính, công ty kiểm toán, công ty tư vấn

–           Các công ty đa quốc gia.

Các lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn

- Cấu trúc vốn; Giá trị doanh nghiệp; Chính sách tài trợ; Kiểm soát công ty; và Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;

- Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; Tương tác giữa thị trường tài chính và thị trường hàng hóa;

- Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế; Hệ thống tài chính quốc gia; Tài chính chuỗi giá trị;

- Bảo hiểm nông nghiệp và thị trường tín dụng nông thôn; Tương tác giữa thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức; tín dụng vi mô và thu nhập;

- Nghiên cứu về công nghệ tài chính [Fintech];

- Chính sách thuế, tiết kiệm và tiêu dùng của người dân;

- Rủi ro tín dụng; Khả năng đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II; Chính sách đổi mới hệ thống NHTM; Mô hình đánh giá năng lực tài chính của NHTM;

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, quyết định đầu tư, tài chính cá nhân, thuế; và

- Đào tạo ngắn hạn: nghiệp vụ ngân hàng thương mại, đầu tư chứng khoán, quản lý dòng tiền, quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai báo thuế.

Công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu

//docs.google.com/spreadsheets/d/1FNz72_1X-6mkonQR_A1aXtupK6-9_JLWhw-GupIdehM/edit?usp=sharing]

Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức của nhà nước với các nhà nước khác, các công dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định.

Tài chính quốc tế là một bộ phận của kinh tế quốc tế. Tài chính quốc tế chuyên nghiên cứu về tỷ giá hối đoái, đầu tư quốc tế, các thể chế tài chính quốc tế

Sự xuất hiện và tồn tại các quan hệ tài chính quốc tế là một tất yếu của phạm trù tài chính, xuất phát từ các cơ sở khách quan sau:

  • Về kinh tế: giữ vai trò quyết định cho sự phát sinh và phát triển của các quan hệ tài chính quốc tế;
  • Về chính trị: tác động trực tiếp đến hình thức và mức độ của mối quan hệ tài chính quốc tế;
  • Về góc độ kinh tế vĩ mô:
    • Tỷ giá hối đoái:
    • Cán cân thanh toán quốc tế;
    • Hệ thống tiền tệ, tài chính quốc tế;
    • Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài;
  • Về góc độ thị trường [kinh tế vi mô]:
    • Đánh giá và quản trị rủi ro quốc tế;
    • Các thị trường tài chính quốc tế;
    • Đầu tư quốc tế trực tiếp và gián tiếp.

Đặc điểm của tài chính quốc tế

  • Rủi ro hối đoái và rủi ro chính trị;
  • Hoạt động phân phối của tài chính quốc tế gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị của nhà nước;
  • Tài chính quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố chính trị của mỗi quốc gia;
  • Sự thiếu hoàn hảo của thị trường;
  • Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội.

Vai trò của tài chính quốc tế

  • Tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới;
  • Mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội;
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính.

Tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các nhà nước, các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với các tổ chức tài chính quốc tế, cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước khác nhau khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc tín dụng. Tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước.

Tín dụng thương mại

Khái niệm tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là các khoản vay mượn do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước cung cấp cho nhau do mua bán hàng của nhau. Hình thức tín dụng này, sự vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa, tức là quá trình vay mượn xảy ra song song với quá trình mua bán.

Các hình thức của tín dụng thương mại
  • Tín dụng cấp cho người nhập khẩu;
  • Tín dụng cấp cho người xuất khẩu.

Tín dụng ngân hàng

Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là những khoản vay mượn do các ngân hàng thương mại cung cấp để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư cơ bản nước ngoài.

Các hình thức của tín dụng ngân hàng
  • Tín dụng ứng trước;
  • Tín dụng chấp nhận;
  • Tín dụng tài chính.

Tín dụng chính phủ

Khái niệm tín dụng chính phủ

Tín dụng chính phủ là quan hệ vay mượn giữa hai chính phủ của hai quốc gia.

Các hình thức tín dụng chính phủ
  • Tín dụng ngắn hạn;
  • Tín dụng trung hạn;
  • Tín dụng dài hạn.

Tín dụng tư nhân và tổ chức phi chính phủ

Loại hình tín dụng này được thực hiện do một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức phi chính phủ cấp tín dụng cho một chính phủ của một quốc gia khác. Nguồn vốn vay này có quy mô nhỏ, thường được sử dụng vào các chương trình phúc lợi và an ninh xã hội [vệ sinh môi trường, đào tạo nghề, cấp thoát nước, chăm lo sức khỏe,...].

Tín dụng của tổ chức tài chính quốc tế

Đây là loại tín dụng nhà nước đa phương do các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng khu vực thực hiện đối với các nước thành viên dựa trên nguồn vốn do các nước thành viên góp và huy động từ thị trường.

Các hình thức của tín dụng bao gồm:

  • Tín dụng hỗ trợ điều chỉnh cán cân thanh toán;
  • Tín dụng điều chỉnh cơ cấu ngành;
  • Tín dụng phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý nợ nước ngoài

Quản lý nợ nước ngoài nhằm mục đích hạn chế và ngăn ngừa rủi ro. Quản lý nợ nước ngoài cần chú ý:

  • Thực hiện tốt chu trình vay nợ nước ngoài;
  • Xác lập các chỉ tiêu cơ bản về khả năng hấp thụ vốn vay và khả năng trả nợ.

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA

Bài chi tiết: Hỗ trợ phát triển chính thức

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA - Official Development Asistant - là việc các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và chính phủ các nước phát triển viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi đối với các nước đang phát triển.

Đầu tư quốc tế trực tiếp

Bài chi tiết: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư quốc tế trực tiếp hay còn gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI - Forein Direct Investment - là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

Bài chi tiết: Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc

Bài chi tiết: Quỹ tiền tệ quốc tế

Tổng số nước hội viên của IMF cho tới nay là 184 nước, Cộng hòa Đông Timor là nước mới được chấp nhận là thành viên của IMF. Tôn chỉ hoạt động: Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối; tăng cường ổn định tỷ giá; hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương; cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồn vốn chung của Quỹ với những đảm bảo thích hợp; và rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên.

Ngân hàng Thế giới World Bank

Bài chi tiết: Ngân hàng Thế giới

Nhóm Ngân hàng Thế giới [WB] là tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc được thành lập với cơ cấu gồm 5 cơ quan:

  1. Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế [IBRD]
  2. Hiệp hội Phát triển Quốc tế [IDA]
  3. Công ty Tài chính Quốc tế [IFC]
  4. Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên [MIGA]
  5. Trung tâm Quốc tế Giải quyết Tranh chấp Đầu tư [ICSID]

Mục tiêu tôn chỉ hoạt động của Nhóm WB là hỗ trợ sự phát triển và nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên.

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB

Bài chi tiết: Ngân hàng Phát triển châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB - Asian Development Bank.

+ Tập đoàn ING của Hà Lan trở thành doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trong nhóm tài chính - ngân hàng với trên 201 tỷ USD.

+ Chỉ có Citigroup là một định chế tài chính thực sự còn GE là tập đoàn đa ngành hoạt động trên nhiều lĩnh vực [điện tử, tài chính, chế tạo máy, giải trí…].

+ Trong số các ngân hàng, lợi nhuận của HSBC dẫn đầu với 19,1 tỷ USD.

Mô hình tài chính quốc tế [1] tập trung vào các nội dung chính của các quan hệ tài chính quốc tế. Khảo sát các cách tiếp cận mô hình hóa đã thực hiện trên thế giới với một số nền kinh tế cũng như các khu vực kinh tế. Các mô hình tài chính quốc tế sẽ được hệ thống hóa, vận dụng phân tích quan hệ ngoại hối, cán cân thanh toán, đòn bẩy thị trường và các chính sách của chính phủ và các công cụ tài chính. Khi xem xét mô hình tài chính quốc tế, thì cần phải có kiến thức về:

  • Thị trường ngoại hối;
  • Cán cân thanh toán;
  • Tiếp cận co giãn và cách tiếp cận hấp thụ đối với cán cân thanh toán;
  • Sự phối hợp chính sách kinh tế trong nền kinh tế mở;
  • Cách tiếp cận tiền tệ đối với cán cân thanh toán;
  • Sức mua tương đương và kinh nghiệm về tỷ giá hối đoái thả nổi;
  • Tiếp cận tiền tệ đối với việc xác định tỷ giá;
  • Mô hình cân bằng danh mục đầu tư;
  • Minh chứng thực nghiệm tỷ giá hối đoái.
  • Tài chính
  • Kinh tế học quốc tế
  • Thương mại quốc tế

  1. ^ “Mô hình tài chính quốc tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2010.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tài_chính_quốc_tế&oldid=65384722”

Video liên quan

Chủ Đề