Nguyên nhân tạo ra tia sét

Sấm sét thường đi kèm với mưa giông và những đám mây đen mịt. Có khi nào bạn thắc mắc “tại sao có sấm sét" hay chúng bắt nguồn từ đâu không?". Cùng Dự báo thời tiết đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây ra sấm sét là do hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau. Khi đó, hiệu điện thế giữa chúng sẽ lên tới đến hàng triệu vôn. 

Lúc này, hai đám mây xuất hiện hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau tiếng nổ phát ra, đó là sấm. Khi đám mây dông tích điện tiếp xúc gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất xảy ra. Hiện tượng đó gọi là sấm sét.

Nguyên nhân tạo ra tia sét
Tại sao có sấm sét?

Hiện tượng sấm sét là gì?

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất. Hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Tốc độ di chuyển của tia sét có thể lên tới  36.000km/h khi phóng điện trong khí quyển.

Sấm sét hay tiếng sấm là âm thanh tạo ra do hiện tượng sét và là một hiện tượng thiên nhiên. Tùy thuộc vào bản chất và khoảng cách của các tia chớp mà âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc dạng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Âm thanh tiếng sấm thường xuất hiện sau ánh sáng của tia chớp lóe lên.

Nguyên nhân tạo ra tia sét
Hiện tượng sấm sét là gì?

>>>Xem thêm: Vòi rồng là gì? Đặc điểm của hiện tượng vòi rồng

Khi tia chớp lóe lên, tiếng sấm xuất hiện sau một khoảng thời gian, chứng minh rằng tốc độ âm thanh thường chậm hơn tốc độ ánh sáng. Nhờ sự khác biệt này, con người có thể tính được tia chớp cách bao xa bằng cách đo thời gian khi nhìn thấy tia chớp lóe lên và âm thanh sấm nghe được.

Tia sét là sự di chuyển của các ion, nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo nên. Vì thế, nên thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động di chuyển với tốc độ 1.230km/h. Còn ánh sáng thì  299.792.458 m/s trong điều kiện thường.

Bên cạnh đó, sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp khoảng 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh.

Biết được nguyên nhân tại sao có sấm sét giúp con người có những biện pháp để phòng tránh sét đánh. Tùy nhiên sấm sét là hiện tượng thời tiết cực đoan ngẫu nhiên do đó không có biện pháp tránh sét nào an toàn tuyệt đối. Các chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động tìm nơi an toàn phòng tránh sét khi trời mưa dông để tránh tổn thương sức khỏe.

Dưới đây là một số biện pháp phòng chống sét đánh mà chúng tôi đã tổng hợp từ các chuyên gia, bạn có thể tham khảo:

Khi ở trong nhà

  • Không đứng gần cửa sổ, cửa ra vào, ổ điện, các đồ dùng điện. Tránh các nơi ẩm ướt như buồng tắm, vòi nước, chỉ dùng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp.
  • Ngắt kết nối các thiết bị điện khi giông gần xảy ra để tránh sét đánh lan truyền. 
  • Nếu bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (giống như cảm giác khi sờ tay trước mặt ti-vi) thì điều đó có thể bạn sẽ bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức ngồi xuống và lấy tay che tai, không đặt tay lên đất hay nằm xuống đất.

Nguyên nhân tạo ra tia sét
Vì sao có sấm sét? - Biện pháp phòng tránh

Khi đứng ngoài trời

  • Tuyệt đối không trú mưa dưới cây cối, tránh các khu vực cao hơn xung quanh và các vật dụng kim loại như xe đạp, hàng rào sắt…
  • Hãy tìm chỗ khô ráo, nếu có cây cao xung quanh quanh thì nên tìm chỗ thấp, vị trí cây thấp. 
  • Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, không được nằm xuống đất phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất nhón chân. Đặc biệt, không đứng gần nhau nếu đi chung nhóm.

Hy vọng những chia sẻ trên của Trang dự báo thời tiết sẽ giúp bạn hiểu được “Tại sao có sấm sét?” Cũng như các biện pháp phòng chống sét đánh trên, bạn có thể chủ động bảo vệ an toàn cho bản thân và người thân trong mùa mưa, giông sắp tới nhé.

Giải thích hiện tượng sấm sét Vật lý 7: Sét là một hiện tượng thiên nhiên, thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét là khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn.

Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước).

Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h.

Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s.

Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh.

Quá trình tạo ra sấm sét có thể tóm gọn lại như sau:

– Khởi đầu bằng chu trình nước. Nước sẽ bốc hơi khi nhận được nhiệt từ ánh

sáng Mặt trời, bay lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ lại thành hàng triệu giọt nước nhỏ, lúc đó ta sẽ nhìn thấy mây trên bầu trời.

– Quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên tục, hơi nước và những giọt nước nhỏ ở các đám mây sẽ tương tác với nhau, cộng thêm hiện tượng đông lạnh, sẽ làm hình thành sự chênh lệch điện tích: điện tích dương ở phần trên đám mây, còn điện tích âm ở phần dưới.

– Sự hình thành hai khu vực điện tích trái dấu cũng đồng thời sinh ra điện trường. Sự chênh lệch điện tích càng lớn, điện trường càng mạnh. Điện trường mạnh, đến một mức nào đó, sẽ làm không khí xung quanh bị ion hoá, cho phép dòng điện có thể truyền qua khu vực không khí bị ion hoá này tạo thành sấm.

– Đồng thời trong lúc đó, bề mặt Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của điện trường âm phía dưới các đám mây, và các vật thể trên Trái đất (bao gồm cả con người) sẽ mất electron và tích điện dương mạnh. Không khí xung quanh tia sét sẽ bị đốt nóng mạnh, giãn ra đột ngột và kéo theo đó là tiếng sét nổ ngay sau đó.

– Khi gần có sét, cường độ điện trường lớn ở gần mặt đất, quanh khu vực này bị ion hóa. Các ion cùng đấu với điện tích với mũi nhọn thí bị đẩy ra xa nó, các ion trái dấu thì đi về mũi nhọn, bị mụi nhọn “hút” vào. Do đó, điện tích trên mũi nhọn mất dần. Dựa vào đây người ta chế tạo cột thu lôi chống sét.

Hiện tượng sấm sét là gì nguyên nhân hình thành?

Nguyên nhân gây ra sấm sét Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có cường độ lớn, có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện tạo thành tia chớp. Trong Vài giây sau đó tai chúng ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó chính là sấm.

Sấm sét là hiện tượng gì?

Sấm hay sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét một hiện tượng thiên nhiên. Tùy thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc tràng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn.

Sấm sét được tạo ra từ đâu?

Sét hình thành do sự phóng điện bên trong một đám mây, hoặc giữa đám mây và bề mặt Trái Đất. Tia sét khiến không khí xung quanh nóng lên, giãn nở nhanh chóng và đột ngột, tạo thành nhiều sóng chấn động liên tiếp gọi là "sấm".