Kim vàng ai nỡ uốn câu người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời nghĩa là gì

Câu 1 (Trang 23 – SGK) Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như:
a.         Lời chào cao hơn mâm cỗ
b.        Lời nói chẳng mất tiền mua
      Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
c.      Kim vàng ai nỡ uốn câu
    Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Qua những câu ca dao, tục ngữ đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì? Hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.


  • Các câu tục ngữ trên đều khẳng định vài trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên mọi người khi giao tiếp cần lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng người khác; cần suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ cẩn thận trước khi nói.
  • Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu có nội dung tương tự :

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.


Người thanh tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Đất tốt trồng cây rườm rà,
Những người thanh lịch nói ra dịu dùng.

Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kê thử tiếng, người ngoan thử lời.


Chẳng được miếng thịt, miếng xôi
Cũng được lời nói cho vừa lòng nhau.


Một điều nhịn chín điều lành….

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2011 tại TPHCM

Môn thi : VĂN

Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (1 điểm)

Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?

Câu 2: (1 điểm)

                                                Kim vàng ai nỡ uốn câu,

                                    Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

            Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Câu 3: (3 điểm)

            Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”

                                                                        (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)

            Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.

Câu 4: (5 điểm)

Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

[…]

Tà tà bóng ngà về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1:

            Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai: Trong lúc đang sống ở vùng tự do, ông Hai được biết tin làng của ông đã trở thành một làng Việt gian. Tin đó đã mang lại rất nhiều xúc động cho ông. Nó khiến ông có nhiều tâm trạng, suy nghĩ và hành động. Qua đó, nó thể hiện lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.

Câu 2:

            Câu ca dao trên với một số hình ảnh ẩn dụ, kết cấu so sánh đặc sắc: Kim vàng - uốn câu // Người khôn - nặng lời  đã đưa ra lời khuyên: chúng ta cần phải có thái độ tế nhị, lịch sự khi nói năng, hội thoại với nhau trong giao tiếp. Điều này liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự: khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.

Câu 3:

Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:

·        Mở bài: Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập

Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà, cha mẹ nhưng không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập.

·        Thân bài:

+ Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).

                   Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.

+ Phân tích:

_ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.

_ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.

_ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.

_ Dẫn chứng.

+ Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.

+ Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.

+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.

·        Kết bài:

Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.

Câu 4:

Đây là câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một nội dung trong một đoạn thơ. Bài viết cần đáp ứng yêu cầu của việc viết một bài văn nghị luận văn học với đầy đủ bố cục có 3 phần. Bài viết cũng cần thể hiện kỹ năng cảm thụ và phân tích một đoạn thơ để nói lên cảm nhận của mình về đoạn thơ ấy. Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều).

- Giới thiệu đoạn thơ được dẫn trong đề bài.

- Giới thiệu vị trí của đoạn thơ: 10 câu không liên tiếp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần đầu của tác phẩm truyện Kiều. Đoạn thơ miêu tả cảnh mùa xuân trong ngày hội Đạp Thanh.

- Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: đó là quang cảnh tháng thứ ba của mùa xuân với nét đẹp xanh tươi, thanh khiết và phóng khoáng của: cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Chú ý các chi tiết: hình ảnh con én  gợi đến mùa xuân; hình ảnh cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng, từ “điểm” mang lại sức sống cho bức tranh cảnh mùa xuân. Thí sinh có thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ miêu tả về mùa xuân (sóng cỏ tươi xanh gợn đến trời – Hàn Mặc Tử; Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc – Thanh Hải) để làm nổi bật nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.

- Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 6 câu thơ cuối của đoạn thơ: đó là cảnh buổi chiều lúc chị em Thúy Kiều trở về. Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng, xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà. Cảnh được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thí sinh cần khai thác những từ láy được sử dụng một cách khéo léo trong đoạn thơ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ. Những từ láy nói trên vừa có tác dụng miêu tả cảnh vật, vừa gợi tới tâm trạng của con người trong cảnh vật. Thí sinh cũng có thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ khác (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng / Bóng chiều man mác có dường không / Theo hồi còi mục trâu về hết / Cỏ trắng từng đôi liệng xuống đồng – Trần Nhân Tông) để làm nổi bật nét riêng của buổi chiều mùa xuân trong 6 câu thơ này.

- Nhận xét đánh giá chung về đoạn thơ ở nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa: nghệ thuật miêu tả đặc sắc, hệ thống từ giàu chất tạo hình; bức tranh mùa xuân đẹp, thanh khiết, dịu nhẹ và đầy tâm trạng; thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.

Nguyễn Hữu Dương

(Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM)

Bài làm của 1 học sinh lớp 93 - năm học 2010 -2011

ĐIỂM  8

Đề 1: Qua câu chuyện bếp lửa của Bằng Việt em hãy hóa thân vào nhân vật trong một lần về thăm bà và nói về tình cảm bà cháu có sử dụng yếu tố độc thoại nội tâm.

Bài làm

           Suốt thời gian học tập ở Liên Xô trong lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến bà, nghĩ đến cái bếp lửa, nghĩ đến tình yêu thương của bà dnàh cho tôi. Trong lòng tôi buồn lắm không biết khi nào mới có diệp về thăm bà nhưng dường như ông trời đã hiểu được tình cảm của tôi dành cho bà nên đột nhiên nhà trường cho tất cả các học sinh được nghỉ một tuần. Nhân cơ hội đó tôi đã quyết định về thăm bà.  

           Khi ngồi trên máy bay trong lòng tôi có cảm giác nôn nao, bồn chồn cứ nghĩ trong đầu rằng:

   Không biết trong suốt thời gian mình đi học có ai đỡ đần chăm sóc bà không? Bà có còn nhóm bếp lửa mỗi sớm mai như trước nữa hay không?

   Tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi cho bản thân nhưng lại không biết trả lời như thế nào. Tôi mong cho mau chóng đến nơi để có thể thấy người bà mình yêu thương, kính trọng giờ đã ra sao, liệu bà có nhân ra mình không. Vừa đặt chân xuống máy bay tôi lập tức thuê xe về làng ngay mà không biết mệt mỏi. Cứ nghĩ sắp được gặp bà thì trong lòng tôi vui như mở hội. Tôi chăm chú nhìn cảnh vật xung quanh và tự nói với bản thân:

   Mình chỉ đi có một thời gian mà bây giờ làng quê , phố xá thay đổi hết liệu bà có thay đổi không.

   Chiếc xe dần dần lăn bánh chậm hơn và đậu trước một cái đình làng, chính là giây phút này, cái giây phút mà tôi đã mong từ bấy lâu nay. Nhưng chân tôi dường như cứng lại không thể nhúc nhích rõ ràng đây là giây phút mà tôi đã mong chờ từ rất lâu. Rồi từ từ tôi bước xuống xe xách theo chiếc vali cũ mà trước đây khi sang học ở Liên Xô tôi mang theo nó, đứng trước đình làng bao nhiêu là kỉ niệm thuở ấu thơ hiện lên trong tâm trí tôi. Từng bước, từng bước vào trong làng không gian xung quanh yên ắng đến rợn người làm tôi có cảm giác sợ nơi này, nhưng trong đầu tôi lại nghĩ:

   Bản thân mình thật đáng xấu hổ nơi này là nơi mà mình sinh ra, nơi mình lớn lên mà tại sao mình lại sợ nó.

   Nhưng chắc là do tgrời còn tối, chưa sáng hẳn nên tôi mới có cảm giác đó. Từ phía xa tôi thấy có luồng khói trắng bóc ra nghi ngút, thì lúc này tôi nghĩ ngay đến bà. Tôi đi thật nhanh đến đó, vẫn là túp lều tranh, vẫn là bà đnag nhóm lửa. Chân tôi bước chậm dần rồi nói lên được một câu mà bẩn thân lâu nay muốn nói: “ bà ơi, cháu đã về rồi đây.” Bứơc vào cửa nhà tôi nói:

  - Cháu chào bà, cháu đã về rồi đây.

   Bà lay hoay xoay qua nhìn tôi vẫn khuôn mặt đó, vẫn những nếp nhăn nhưng tôi thấy bà trông già đi nhiều rồi bà nói:

  - Mày đi đâu mà bây giờ mới về thăm bà, mày có biết bà nhớ mày nhiều lắm không?

   Rồi nước mắt bà giàn ra, tôi chạy đến ôm bà thật chặt cả hai bà cháu im lặng không nói gì. Không gian lúc ấy yên ắng hẳng đi như nhường lại khoảng thời gian riêng cho bà cháu chúng tôi. Tôi và bà bước vào nhà ngồi hỏi han lẫn nhau:

  -Cháu học bên ấy thế nào rồi, phải siêng năng học tập, không được làm biếng bíêt chưa.

  - Dạ, bên ấy cháu học hành siêng năng lắm, không giây phút nào cháu dám làm biếng đâu ạ.

  - Vậy việc ăn uống bên ấy thế nào, không có bà ai nấu cho cháu ăn, nếu có người nấu thì hợp khẩu vị không?

  - Bên ấy cháu ăn ở trường, lúc đầu ăn thì không thích cho lắm nhưng một thời gian rồi cũng quen. Còn dạo này bà sống thế nào, bà còn thói quen nhóm bếp lửa mỗi sớm nữa không ạ!

  - Dạo này bà cũng khỏe, nhưng từ hồi cháu đi học ở Liên Xô bà buồn lắm nhưng bà tự nhủ rằng rồi sẽ có ngày cháu trở về thăm bà nay điều ước đã thành hiện thực rồi đấy. Cháu cũng bíêt thói quen của bà mà sáng nào mà không nhóm bếp thì bà cảm thấy như thiếu đi cái gì đó.

   Rồi cứ thế hai bà cháu tôi cứ nói mãi đến gần trưa thì bà chuẩn bị một món ăn đậm chất quê hương mà bấy lâu nay tôi luôn ao ước được ăn. Suốt một tuần ở quê cảm thấy tâm trạng rất vui, ngày nào cũng trò chuyện cùng bà. Ngày cuối cùng ở quê tôi bỗng dưng nghe thấy tiếng tu hú kêu thì tôi lại nhớ đến trước đây, bao nhiêu cảm xúc dâng trào tròng lòng tôi, tôi lại chợt nghĩ:

  - Tại sao suốt một tuần nay tiếng tu hú không kêu nhưng mãi đến hôm nay mới kêu.

   Nhưng mặc kệ tôi mong sao khi tôi đi thì tu hú sẽ đến giúp bà quên đi những buồn phiền. nỗi nhớ của bà về tôi.

   Rồi giây phút tôi phải đi cũng đến bà tiễn tôi ra đầu làng mà không một giọt nước mắt nào rơi vì bà bíêt nếu bà khóc thì tôi sẽ không nỡ lòng mà bỏ bà đi. Bà chỉ nói với tôi rằng:

  - Cháu đi lần này ráng mà học hành thành tài để sau này trở về giúp ít cho đất nước, cháu nhớ chưa?

   Tôi nói mà như mếu với bà:

  - Dạ, cháu biết cháu sẽ cố gắng học để không phụ lòng bà.

           Mãi cho đến bây giờ lúc nào tôi cũng nhớ đến câu nói của bà, vì bà tôi sẽ cố gắng học tập sẽ không làm bà thất vọng. Và cuộc gặp đó đã đọng lại trong lòng tôi một kỉ niệm không bao giờ phai về tình cảm của bà đã dành cho cháu.

Bài làm của 1 học sinh lớp 93 - năm học 2010 -2011

ĐIỂM  8

Đề 2: Em hãy kể một lần phạm lỗi của mình để bây giờ em vẫn còn hối hận về lỗi lầm đó. Bài làm kết hợp yếu tố miêu tả.

Bài làm

          Thử hỏi trong mỗi con người chúng ta đã có ai chưa từng mắc lỗi, chưa từng sai phạm bao giờ. Nhưng theo tôi thì không những người sống trên thế giới này ai cũng phải mắc lỗi và ít nhất là một lần, ngay cả tôi cũng vậy tôi đã làm một việc thật đáng xấu hổ để bây giờ vẫn cảm thấy mình có lỗi và rất ân hận.

           Hôm đó là một ngày chủ nhật đẹp trời, những làn gió nhẹ thay phiên nhau thổi

những chiếc lá rơi trên mặt đường và tiếng xe qua lại làm không khí trở nên nhộn nhịp

hơn, những tia nắng ban mai bắt đầu xuyên qua những tán lá làm cho đường sá nhà cửa

nhuộm một màu vàng óng của ánh nắng mặt trời. Sau khi ăn xong phần điểm tâm ngon

lành của mẹ làm ngay lập tức tôi liền xin mẹ cho qua nhà nhỏ Hoa, nhỏ bạn mà tôi đã

chơi thân từ nhỏ. Vừa qua đến nhà Hoa thì tôi thấy cô ấy đang dọn dẹp phòng ốc của

mình cho ngăn nắp nên tôi cũng không muốn làm phiền và đợi cô ấy dọn dẹp. Trong lúc

đơi Hoa dọn dẹp tôi vô tình thấy cô ấy làm rơi quyển nhật kí mà trước đây tôi đã từng

mượn cô ấy đọc nhưng không được. Sau khi thấy quyển nhật kí ấy tính tò mò trong

người tôi liền trỗi dậy, tôi rất muốn rất muốn đọc được quyển nhật kí đó nhưng không

biết phải nên làm như thế nào rồi trong đầu tôi chợt lóe lên một ý nghĩ hay là mình kêu

Hoa xuống lấy nước cho mình uống rồi mình sẽ xem trộm quyển nhật kí đó vì phòng

của Hoa ở tận lầu hai nên sẽ đủ thời gian để xem trộm quyển nhật kí. Nghĩ là làm tôi

liền giả bộ khát nứơc, đúng như kế hoạch Hoa liền xuống dưới nhà lấy nưcớ cho tôi

uống. Trong lòng tôi vui lắm vì cứ nghĩ là đọc quyển nhật kí thì có gì đâu là to tát nên

Hoa biết được cũng chẳng sao. Hoa vừa bước ra khỏi phòng thì ngay lập tức tôi chạy

ngay đến kệ sách lấy quyển nhật kí ra đọc, khi đọc tôi rất cảm động vì trong quyển nhật

kí đó Hoa tòan viết về mẹ của cô, người mẹ đã hy sinh cho cô rất nhiều hết lòng chăm

sóc, dạy bảo chỉ mong một ngày cô học hành thành tài mà không mong muốn gì về cho

mình cả vì vậy Hoa rất thương, yêu mẹ của mình. Đang mãi mê hăng say đọc những

dòng nhật kí đầy cảm động đó thì cánh cửa phòng chợt hé mở Hoa bước vào thấy vậy

tôi liền đặt quyển nhật kí vào kệ sách nhưng do quá gấp tôi đã đặt sai vị trí, sau khi đưa

nước cho tôi Hoa liếc mắt nhìn vào kệ sách và hỏi tôi rằng: “có phải bạn đã đọc nhật kí

của mình không”. Tôi giật nảy mình nhưng vẫn bình tĩnh trả lời: “quyển nhật kí của bạn

mình làm gì dám đọc đó là chuyện riêng tư của bạn mà”. Hoa liền nói: “nhưng lúc nãy

quyển nhật kí của mình không phải đặt ở chỗ này”. Trong lòng tôi lo lắm nhưng vẫn cố

gắng chống chế mà nói:  “mình nhớ lúc nãy quyển nhật kí đặt ở đó là đúng chỗ rồi, sao

bạn lại nói mình đọc trộm nhật kí của bạn, thật quá đáng mà”. Tôi giãy nãy bỏ về nhà

mặc cho Hoa đứng nhìn tôi bằng ánh mắt buồn buồn. Về tới nhà tôi nghĩ chuyện này

đến đây sẽ kết thúc nên an tâm ăn bữa trưa ngon lành và đánh một giấc thẳng tới chiều

mà không hề nghĩ rằng trong chuyện đó mình là người có lỗi mà làm như vậy sẽ khiến

Hoa rất buồn mà còn giận mình nữa. Vài hôm sau tôi cảm thấy rất khó chịu trong người

vì mấy ngày nay Hoa không qua nhà để rủ tôi cũng đi học chung. Tôi bắt đầu suy nghĩ,

tôi nghĩ rất nhiều về chuyện hôm trước, những ngày trước thì tôi cứ nghĩ là mình làm

vậy thì: có gì đâu chỉ là một quyển nhật kí thôi mà nên tôi nhất định mình không sai chỉ

tại Hoa khó khăn quá. Nhưng hôm nay tôi đã biết tôi đã sai, sai rất nhiều là đằng khác

chỉ vì cái tính tò mò mà bây giờ tôi gần như mất đi một người bạn thân, người bạn thân

đã từng giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn từ trước đến nay. Cho nên tôi quyết định đến nhà

Hoa để xin lỗi, vừa bước đến trước cửa nhà Hoa tôi tính bấm chuông nhưng gần như cơ

thể tôi đông cứng lại, cổ họng nghẹn ứ vì tôi quá xấu hổ không dám đối mặt với Hoa vi

tôi thấy mình gần như trơ trẽn.  Tôi đã viết một tờ giấy để vào kế cửa nhà của Hoa vì

chúng tôi thường xuyên viết giấy trao đổi những chuyện khó nói để vào trong đó. Nếu

như Hoa còn giận tôi thì cô ấy sẽ không thèm đếm xỉa đến tờ giấy. Hôm sau tôi lại qua

nhà Hoa lần nữa trước mắt tôi là Hoa cô ấy đã không còn giận tôi nữa mà còn tính qua

nhà tôi mời tôi ăn món mà cô ấy mới làm, trong lòng tôi vui lắm nhưng vẫn còn cảm

thấy hơi xấu hổ khi của tôi vì nếu không thì tôi đã mất đi người bạn thân và tốt với tôi

bấy lâu nay.

          Mãi cho đến bây giờ sự việc đã trôi qua hai năm nhưng tôi vẫn còn cảm thấy có

lỗi với Hoa. Nhưng kể từ sự việc đó tôi đã rút ra được rất nhiều bài học đó là: “con

người nếu mà có tính tò mò thì có thể người đó sẽ mất đi một thứ mà mình yêu quý”, và

“khi bạn biết xin lỗi ai bạn sẽ có nhiều hơn một thứ mà bạn vẫn đang có, đó là tình

thương và tình bạn”.