Chứng khoán dòng p là gì

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, có một số chỉ số thường xuyên được sử dụng như P/S, P/E, P/B,… Các chỉ số này được dùng trong việc phân tích và định giá cổ phiếu. Trong bài viết này, ngân hàng số Timo sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến chỉ số P/S. Xem ngay nhé!

Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S [Price/Sales per Share – hay Price to Ratio] dùng để đo lường, định giá thị trường trả cho doanh thu trên mỗi cổ phần. Hoặc hiểu đơn giản là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Hệ số P/S còn được sử dụng để phân tích, xác định các giá trị tương đối của cổ phiếu với quá khứ và với các công ty khác cùng ngành.

Chỉ số P/S là hệ số giá cổ phiếu trên doanh thu [Nguồn: Internet]

Cách tính chỉ số P/S trong chứng khoán

Bạn có thể tính chỉ số P/S đơn giản của một doanh nghiệp dựa trên 3 dữ liệu cơ bản sau: 

  • P [Market Price] là thị giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. 
  • S [Sales per Share] là doanh thu thuần trên từng cổ phiếu.
  • Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Cụ thể công thức tính như sau: 

P/S = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu thuần x Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Có thể rút gọn thành công thức sau:

P/S = Vốn hóa thị trường / Tổng doanh thu thuần

Ví dụ cụ thể, ta có:

Thị giá cổ phiếu P = 126,2 ngàn đồng.

Khối lượng cổ phiếu lưu hành = 1,741 tỷ cổ phiếu.

Vốn hóa thị trường = 219.763 tỷ đồng.

Tổng doanh thu thuần = 13.230 + 13.738 + 13.015 + 13.743 = 53.726 tỷ đồng.

Khi đó, ta tính được:

Doanh thu thuần = Doanh thu 4 quý/KLCP lưu hành =  53.736/1,741= 30,86 [ngàn đồng].

Vậy: 

P/S = Thị giá cổ phiếu/Doanh thu thuần = 126,2/30.86 = 4.09.

P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu thuần = 219.763/53.726= 4.09.

Vậy chỉ số P/S là 4.09.

Xem thêm: Chỉ số P/E là gì?

Ưu, nhược điểm của chỉ số P/S

Chỉ số P/S cũng có ưu, nhược điểm riêng trong việc phân tích và đo lường, định giá cổ phiếu. Cụ thể về ưu điểm: 

  • Doanh thu ít bị thay đổi hơn so với lợi nhuận, vì vậy chỉ số P/S có tính chính xác hơn. 

Vì hiện nay, lợi nhuận dễ bị bóp méo bởi các chiêu trò thao túng. Với hệ số P/S, doanh thu sẽ được kiểm tra chéo với các chuyên gia, đối tác nên độ tin cậy sẽ cao hơn. 

  • Có thể dùng để định giá các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ.

Thực tế, các doanh nghiệp vừa thành lập chỉ tạo được doanh thu chứ chưa mang lợi nhuận về. Các doanh nghiệp có sẵn thị phần nhưng lại bị thua lỗ ở giai đoạn đầu của dự án. Khi đó nhà đầu tư có thể so sánh P/S trong quá khứ và các công ty cùng ngành khác để kết quả đánh giá được tốt hơn. 

  • Doanh thu biến động thấp hơn so với lợi nhuận nên chỉ số P/S sẽ ổn định.

Các lĩnh vực có yếu tố chu kỳ thường trải qua các giai đoạn lên xuống, vì vậy lợi nhuận cũng sẽ biến động hơn. Vì vậy P/S là một sự lựa chọn phù hợp để đo lường và phân tích. 

Bên cạnh các ưu điểm, P/S cũng có một vài hạn chế như: 

  • Chỉ số P/S chỉ cung cấp cho chúng ta về mặt bán hàng nhưng không nắm bắt được các sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các doanh nghiệp.
  • Bản chất của kinh doanh là dòng tiền và lợi nhuận. Vì vậy, dù doanh thu nhiều nhưng không bù chi trong thời gian dài thì lợi nhuận sẽ âm. 
  • Các doanh nghiệp có chỉ số P/S giảm thất thường vì doanh thu tăng trưởng, cần chú ý đến chất lượng số tiền thu trên bảng cân đối kế toán. Nếu số cần thu tăng nhanh so với doanh thu thì doanh nghiệp có thể ghi nhận sớm nhưng chưa mang lại dòng tiền thật.

Ưu, nhược điểm của chỉ số P/S [Nguồn: Internet]

Ý nghĩa của chỉ số P/S

Doanh nghiệp nếu đang trong kỳ ổn định và tăng trưởng doanh thu đều đặn nhưng hệ số P/S lại quá thấp, có thể doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp. Đây được xem là một cơ hội đầu tư tốt. Ngược lại, nếu chỉ số P/S quá cao có thể thể hiện rằng công ty đang được định giá cao hơn giá trị thật của nó.

Vậy một chỉ số P/S như thế nào để được đánh giá là cao hoặc thấp? Chúng ta cần thực hiện so sánh chỉ số này với 2 yếu tố sau:

  • P/S trung bình trong ngành hoặc với doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp.

So sánh hệ số P/S của doanh nghiệp cạnh tranh có cùng quy mô trong điều kiện thị trường đang ổn định. Đây là một trong các cách để đánh giá hiệu quả chỉ số P/S của công ty đang rủi ro hay hấp dẫn.

  • P/S trong quá khứ của chính doanh nghiệp đó.

Đối với những công ty có hoạt động kinh doanh ổn định và vững mạnh, thì so sánh với quá khứ của nó là một ý tưởng tốt. Khi chỉ số P/S thấp hơn so với trung bình trong quá khứ thì bạn có thể lựa chọn mua và chờ thành quả.  

Như vậy, qua bài viết này, Timo đã cung cấp một số thông tin về chỉ số P/S. Đây là một loại chỉ số thích hợp để định giá các loại cổ phiếu. Đặc biệt có ý nghĩa nhất định khi đo lường, định giá các doanh nghiệp non trẻ. Bạn cũng nên kết hợp với các chỉ số khác để đưa ra một kết quả đầy đủ, giá trị hơn trước khi bắt đầu đầu tư. 

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, thì với Quỹ đầu tư VinaCapital, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 loại quỹ tùy nhu cầu và mục đích khác nhau để đầu tư. Gồm có:

Xem thêm: Danh mục đầu tư của Quỹ mở VinaCapital.

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ mở do VinaCapital quản lý sau đây:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm [2021] [%]Lợi nhuận 1 năm [%]Lợi nhuận trung bình 3 năm [%]Lợi nhuận trung bình 5 năm [%]Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF [Thành lập ngày 01-04-2013]6,87,17,07,37,6
VIBF [Thành lập ngày 02-07-2019]37,042,419,6
VEOF [Thành lập 01-07-2014]57,069,224,217,214,1
VESAF [Thành lập ngày 18-04-2017]68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu đầu tư sẽ giúp bạn vạch ra chiến lược cụ thể, tránh các rủi ro cũng như bạn có thể thường xuyên theo dõi lợi nhuận của mình tại app Timo. Hãy tải app và mở tài khoản Timo ngay hôm nay để tham gia đầu tư quỹ mở VinaCapital, góp phần mở rộng thu nhập cho số tiền nhàn rỗi của mình!

Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.

Soi lợi nhuận quý 3 của nhóm cổ phiếu dòng P

Cổ phiếu ngành dầu khí đã trở thành tâm điểm của thị trường thời gian qua bởi nhiều kỳ vọng. Và kết quả lợi nhuận quý 3/2014 được công bố có được như mong đợi?

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2018, Việt Nam dự kiến nâng công suất lọc hóa dầu lên gấp 3 lần. Như vậy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] sẽ đẩy mạnh các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí nhằm củng cố nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc hóa dầu và tăng sản lượng dầu thô xuất khẩu. Với sản lượng sản xuất dầu thô hiện nay, Việt Nam cần 35 năm để khai thác hết trữ lượng dầu thô đã được kiểm chứng, mức cao nhất trong khu vực, điều này cho thấy ngành dầu khí đang có tiềm năng tăng trưởng lớn. Phải chăng với triển vọng đó, từ đầu quý 3/2014 đến nay, nhóm cổ phiếu họ dầu khí đã tạo nên một con sóng mạnh và ấn tượng đóng góp lớn vào thanh khoản cho toàn thị trường khi hầu hết đều có mức tăng trên 20%. Nổi bật nhất là PVE và PVB đã vọt tới gần 121% và 112%.

Lãi ròng lạc quan

Một trong những yếu tố khiến cổ phiếu nhóm dầu khí tạo sóng thời gian qua chính là kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khả quan. Về kết quả kinh doanh trong kỳ, PVN cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2014, Tập đoàn đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kế hoạch, gia tăng trữ lượng dầu khí 9 tháng đầu năm đạt 28.53 triệu tấn dầu quy đổi, bằng 82% kế hoạch năm. Có 5 phát hiện dầu khí mới và PVN đã ký 3 hợp đồng dầu khí mới.

Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn 9 tháng đạt 560 nghìn tỷ đồng, bằng 84% kế hoạch năm. Hầu hết các đơn vị trong Tập đoàn đều giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh tốt và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch 9 tháng đã đề ra.

Dù chỉ mới 2/3 doanh nghiệp niêm yết họ dầu khí công bố báo cáo tài chính nhưng chỉ 4 doanh nghiệp báo lỗ 9 tháng là PVG, PVR, PPE và PXT. Còn tính riêng quý 3/2014, có 3 doanh nghiệp báo lỗ và 15/22 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng trưởng so với cùng kỳ.

Trong đó PVT lãi đột biến gấp 3.8 lần nhờ bán tàu kho nổi FSO mang về gần 78 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Đối với PXL, với mức lãi chỉ 134 triệu đồng nhưng đã tăng gần 200% so cùng kỳ và cũng là con số khả quan của doanh nghiệp này khi các quý trước chỉ ở mức hàng chục triệu đồng. PXL cho biết, những dự án đã và đang triển khai vẫn ở giai đoạn đầu tư, giá trị đầu tư tương đối lớn nên chưa mang về doanh thu và lợi nhuận. Đây đều là các dự án đầu tư trung và dài hạn, doanh thu và lợi nhuận dự kiến sẽ thu được sau từ 2 đến 5 năm.

Đáng ghi nhận là PXI, đã hoàn toàn lấy lại được “phong độ” khi chuyển từ lỗ của cùng kỳ sang có lãi gần 9 tỷ đồng dù doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp.

Kết quả kinh doanh của 22 doanh nghiệp đã công bố

Đvt: Triệu đồng


Tuy nhiên, những con số lợi nhuận sau thuế tăng trưởng này chưa hẳn là một bức tranh hoàn hảo bởi xét về tỷ suất lãi gộp biên thì hầu hết các doanh nghiệp giảm cho thấy khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp đang đi xuống.

Giảm mạnh nhất phải kể đến PVE và PVB, đều chỉ bằng ½ của cùng kỳ. Hay thậm chí những cái tên quen thuộc như GAS, PVS, PCG cũng không tránh khỏi xu hướng này khiến lợi nhuận sau thuế sụt giảm so với cùng kỳ.

Đặc biệt, đối với PXT, quý vừa qua công ty này phải kinh doanh dưới giá vốn, lãi gộp âm hơn 9 tỷ đồng khiến con số lỗ ròng tăng lên 20 tỷ đồng sau khi trừ các loại chi phí. Theo PXT, trong quý vừa qua, dù các dự án nâng công suất kho chứa LPG Đình Vũ Hải Phòng, nhà máy Điện Thái Bình II đã ký hợp đồng nhưng chưa được triển khai, thêm vào đó có một số dự án dự kiến quyết toán lỗ nên công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Bí ẩn “đầu tàu”

Bức tranh báo cáo tài chính ngành dầu khí vẫn còn những ông lớn khác chưa hé lộ như DPM, PVD, PVX, PTL…

Tuy nhiên, theo cuộc gặp gỡ của Chứng khoán Rồng Việt [VDS] với DPM vừa qua thì trong quý 3/2014, doanh thu của doanh nghiệp này ước đạt 2,445 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 296 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 7,450 tỷ đồng và 968 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch năm 2014 [đã được điều chỉnh lại vào cuối tháng 8/2014], DPM đã hoàn thành được 86% kế hoạch doanh thu và vượt 6% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Trong quý 3/2014, tình hình kinh doanh của DPM có sự tích cực nhất định so với quý 2/2014 do [1] giá URE tăng nhẹ trong tháng 9/2014; [2] Giá FO thế giới giảm nên giá khí đầu vào bình quân quý 3/2014 giảm 2.4%. Cũng trong quý này, DPM đã hoàn tất thoái vốn khỏi PVC và ghi nhận một khoản lớn lợi nhuận [trên 80 tỷ đồng] từ hoạt động tài chính.

Về triển vọng kinh doanh quý cuối năm, VDS cho biết sản lượng kinh doanh Đạm Phú Mỹ dự kiến là 172,000 tấn, doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước đạt 1,530 tỷ đồng và 161 tỷ đồng.

Đối với PVD, công ty này được hưởng lợi từ sự sôi động của ngành. Thứ nhất, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đang rất tích cực tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Giá cho thuê giàn và các dịch vụ liên quan ít nhất sẽ chưa chịu ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu trong ngắn hạn.

Thứ hai, PVD có thêm 1 giàn khoan thuê [Naga 6] đi vào hoạt động từ tháng 10/2014 với thời hạn 250 ngày, giá cho thuê 186,000 USD/ngày. Đồng thời, giàn Naga 3 cũng đã được gia hạn đến quý 1/2015, PVD cũng cho biết khả năng cao giàn này sẽ được gia hạn đến hết năm 2015. Việc tăng số lượng giàn khoan thuê không những đóng góp tích cực vào doanh thu và lợi nhuận của dịch vụ khoan mà còn giúp PVD mở rộng cung ứng các dịch vụ đi kèm.

Theo ước tính, lợi nhuận sau thuế quý 3/2014 của PVD ước đạt 611 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, PVD đã vượt kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Nhờ tăng số lượng giàn khoan đi thuê, doanh thu và lợi nhuận của PVD trong năm nay nhiều khả năng sẽ đạt 19,338 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ 2,372 tỷ đồng.

Còn đối với GAS, dù mới công bố báo cáo tài chính quý 3 công ty mẹ nhưng Chứng khoán Bản Việt [VCSC] dự báo giá đầu ra của GAS sẽ tăng 20% so với đầu năm 2014 cho sản lượng trên cam kết bán cho các nhà máy điện 2015 và ghi nhận 150 triệu USD doanh thu trong 6 tháng cuối năm.

Cụ thể, VCSC ước tính doanh thu và lãi ròng của GAS 6 tháng cuối năm sẽ đạt lần lượt 41,100 tỷ đồng và 10,900 tỷ đồng, tăng 18% và 70.5% so với 6 tháng đầu năm. Lợi nhuận tăng mạnh là nhờ giá khí tăng và việc ghi nhận 150 triệu USD lợi nhuận trước thuế do tăng giá khí bán cho EVN năm 2011 nhưng chưa ghi nhận.

Thanh Nụ

Video liên quan

Chủ Đề