Tại sao chính phủ phải can thiệp vào thất bại của thị trường

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. I. MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng quy tắc nào cũng bao hàm một vài trường hợp ngoại lệ quan trọng. Có hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế. Đó là thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vào mục tiêu vừa làm cho chiếc bánh kinh tế lớn lên, vừa làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó. Bàn tay vô hình thường hướng dẫn thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. Song vì nhiều nguyên nhân, đôi khi bàn tay vô hình bị tê liệt. Các nhà kinh t ế sử dụng thuật ngữ “thất bại thị trường” để chỉ tình huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn lực theo cách có hiệu quả do: sức mạnh thị trường, ảnh hưởng bên ngoài, hàng hóa công cộng, thông tin không đầy đủ, phân phối không công bằng... Vì vậy, để làm rõ hơn những vấn đề nêu trên trong pham vi của đề tài ta đi nghiên cứu về “Những thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ”. II. NỘI DUNG 2.1 Những hiểu biết chung về thất bại thị trường Trong điều kiện tất cả các thị trường trong nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng của nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả Pareto [hiệu quả phân bổ nguồn lực]. Tại đó, l ợi ích cận biên mà người tiêu dùng nhận được đúng bằng chi phí cận biên mà người sản xuất bỏ ra đ ể có sản phẩm đó [MU=MC]. Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải là nền kinh tế hoàn hảo tối ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà con người không mong muốn. Đây chính là cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính ưu việt và mặt trái của nó. Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng trong các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố có hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả. Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn. 2.2 Nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường
  2. Các thị trường cạnh tranh tự do thất bại vì bốn lý do: sức mạnh thị trường, thông tin không hoàn hảo, các ngoại ứng và thiếu hụt hàng hóa công cộng. Sức mạnh thị trường: là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng của một cá nhân [hay nhóm người] trong việc gây ảnh hưởng quá mạnh lên giá thị trường. Ví dụ, chúng ta giả định tất cả mọi người trong một thị trấn đều cần nước, nhưng lại chỉ có một cái giếng. Người chủ giếng có sức mạnh thị trường - tức nắm được vai trò độc quy ền trong việc bán nước. Người chủ giếng không phải tuân theo sự cạnh tranh khốc liệt mà nhờ nó bàn tay vô hình kiểm soát được lợi ích cá nhân. Ảnh hưởng bên ngoài - các ngoại ứng: là tác động do hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc. Ví dụ kinh điển về ngoại ứng tiêu cực [hay chi phí ngoại ứng] là ôi nhiễm. Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi phí cho khí thải của nó, thì có thể nó sẽ thải ra rất nhiều khí thải. Trong trường hợp, này chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về môi tr ường. Ví d ụ, kinh điển về ngoại ứng tích cực [hay ích lợi ngoại ứng] là phát kiến khoa học. Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực có giá tr ị mà mọi người có thể sử dụng. Trong trường hợp này, chính phủ có thể tăng phúc l ợi kinh tế bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Thiếu hụt hàng hóa công cộng: hàng hóa công cộng là hàng hóa không loại trừ, không cạnh tranh vừa là hàng hóa mà mọi người đều có quyền hưởng thụ, quyền sử dụng. Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một chi phí cận biên bằng không. Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Đứng trên giác độ kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận các cá nhân không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng [vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận]. Do đó, nền kinh tế luôn thiếu hụt hàng hóa công cộng. Thông tin không hoàn hảo [thông tin không đối xứng]: là tình huống trong đó người sản xuất, người tiêu dùng không có đủ thông tin về sản xuất, tiêu dùng hoặc tham gia vào công việc nào đó làm giảm tính hiệu quả của thị trường. 2.3 Phân tích những thất bại của thị trường 2.3.1. Độc quyền và thị trường [Monopoly] Độc quyền có thể dẫn đến phân bổ không hiệu quả các nguồn lực vì họ có thể khuyến khích các nhà cung cấp để tính phí với giá cao bất thường và sản xuất quá ít, do đó làm giảm phúc lợi xã hội tổng thể. Họ cũng có tác dụng quan trọng phân phối, dẫn
  3. đến sự phân phối lại lợi ích từ việc trao đổi từ người tiêu dùng để doanh nghiệp độc quyền. Nếu độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại trong dài hạn, sau đó nó có thể đẩy lùi bất kỳ ưu đãi cho nhà cung cấp để đổi mới và giảm chi phí Nguyên nhân quan trọng khác của thất bại thị trường bao gồm sự vắng mặt của thông tin cần thiết để làm cho sự lựa chọn hợp lý hoặc phối hợp các hoạt động của các tác nhân kinh tế khác nhau, sự tồn tại của sự không chắc chắn, tình trạng bất động của các yếu tố sản xuất, và sở thích của người tiêu dùng không thích hợp. Chúng tôi đã nhìn thấy rằng lạm dụng quyền lực thị trường độc quyền hoặc oligopolies có thể dẫn đến giá cao hơn và sản xuất thấp hơn mức mong muốn xã hội. Sự khác biệt trong sức mạnh thị trường thực hiện bởi các tác nhân kinh tế khác nhau cũng có thể dẫn đ ến một mức độ không mong muốn của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và của cải. Sen là mô hình thu hút sự chú ý đến tính chất conflictive của thị trường chứ không phải là khía cạnh hài hòa của họ. Theo Sen, phân phối lợi nhuận tích luỹ từ một cuộc trao đổi giữa các bên tham gia giao dịch phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế tương đối của các bên giao dịch. Kể từ khi tình hình thị trường được kèm theo sự mất cân bằng trong sức mạnh kinh tế, phân phối lợi ích thu được từ trao đổi kết quả cũng không đồng đều, thường dẫn đến sự bất bình đẳng thu nhập cao tại các nền kinh tế thị trường. Bất bình đẳng này có thể được làm giảm phần nào bởi những hành động tái phân phối của nhà nước phúc lợi. Tất nhiên khác nhau đối với extensiveness của nhà nước phúc lợi, và hầu hết các nước đang phát triển có quy định phúc lợi nhà nước rất hạn chế. Nếu bạn so sánh mô hình của Sen và mô hình của Schumpeter. Schumpeter nhấn mạnh tính chất năng động của cạnh tranh, và cảm thấy rằng sự cạnh tranh trên s ự đ ổi mới trong các sản phẩm và quy trình là quan trọng hơn cạnh tranh về giá thuần túy trong ngắn hạn, Đối với ông, chi phí được giảm tiến bộ trong công nghệ và thông qua các nền kinh tế của quy mô đạt được của các công ty thành công. Các công ty không thể theo kịp trong cuộc đua này đổi mới đi phá sản: ông gọi là quá trình này “hủy diệt sáng tạo”. Trên thị trường hiện nay có ba hình thức trong mối quan hệ hệ giữa các công ty với nhau thể hiện hành vi độc quyền, hành động của một công ty hoặc sự kết hợp về cấu trúc giữa các công ty độc lập. Ba hình thức này là:các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, độc quyền, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh và sáp nhập. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho phép các nhóm công ty hoạt động cùng nhau nhằm đạt được lợi ích trong vị trí độc quyến, tăng giá ,hạn chế sản phẩm và ngăn c ản sự xâm nhập mới vào thị trường hoặc các hoạt động phát triển [thường công nghệ hoặc kỹ thuật]. Những thỏa thuận nguy hiểm nhất là các thỏa thuận ngăn cản sự ganh đua về
  4. các động lực cơ bản của cạnh tranh trên thị trường là giá cả sản phẩm.Tùy theo từng hoàn cảnh, các thỏa thuận về sản phẩm kết hợp chẳng hạn như yêu cầu các nhà phân phối đảm nhận tất cả các khâu hoặc trói buộc các sản phẩm khác nhau lại [chẳng hạn như yêu cầu bán kèm hoặc mua kèm một sản phậm với một sản phẩm được thị trường ưa chuộng], có thể hoặc tạo điều kiện hoặc hạn chế giới thiệu sản phẩm mới. Quyền kinh doanh thường bao gồm một tập hợp các thỏa thuận với các yếu tố cạnh tranh quan trọng. Một thỏa thuận về sử dụng quyền kinh doanh có thể bao gồm các điều khoản về cạnh tranh trong cùng môi trường địa lý, về việc liên hệ với nguồn cung và về các quyền đối với sở hữu trí tuệ chẳng hạn thương hiệu [ví dụ như kinh doanh dưới thương hiệu nào đó phải đảm bảo thống nhất về cách thức trang trí c ửa hàng hay s ử dụng cùng một nhà cung cấp dịch vụ]. Lạm dụng vị trí độc quyền đích thực do không phải đối mặt với cạnh tranh hay đe dọa canh tranh sẽ đưa mức giá cao hơn và sản xuất ít hơn hoặc sản phẩm kém chất lượng hơn. Công ty này cũng có thể ít gi ới thi ệu các sản phẩm phát triển hay các phương pháp cải tiến chất lượng. Thứ ba là “sáp nhập” hay “tập trung kinh tế” bao gồm các loại hợp nhất về cấu trúc chẳng hạn như cổ phần hoặc tài sản, công ty liên doanh, cùng nắm giữ cổ phần hoặc ban quản trị phối hợp [cùng tham gia trong vấn đề điều hành công ty] Việc sáp nhập tại các thị tr ường có đ ộ tập trung bất thường hoặc việc sáp nhập tạo ra các công ty có thị phần cao bất th ường được coi là có nhiều khả năng ảnh hưởng tới cạnh tranh. 2.3.2. Các yếu tố ngoại ứng [Externalities] Các thị trường sẽ không dẫn đến hiệu quả xã hội nếu các hành động của các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng ảnh hưởng đến người khác hơn bản thân họ. Những ảnh hưởng trên người khác được biết như là yếu tố ngoại ứng: là các tác dụng phụ, tác dụng của bên thứ ba, sản xuất, tiêu thụ. Yếu tố bên ngoài có thể được mong muốn hoặc không mong muốn. - Ngoại ứng tiêu cực Xảy ra khi hoạt động của một bên áp đặt chi phí hoặc tổn thất cho bên khác mà không được tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng. Ví dụ, khi một công ty mỳ chính thải hóa chất ra một dòng sông mà không phải chịu một chi phí nào mặc dù gây tổn thất cho cộng đồng nuôi cá trên sông. Điều này gây ra tính phi hiệu quả trong sản xuất mỳ chính. Giá bán mỳ chính [=chi phí biên của việc sản xuất mỳ chính] thấp hơn khi chi phí sản xuất bao hàm cả chi phi ôi nhiễm. Vậy là ngoại ứng tiêu c ực gây ra chi phí ngoài, trong khi giá cả thị trường không phản ánh đ ược tất cả các chi phí sản xuất ra nó dẫn đến thất bại thị trường.
  5. Lợi ích dòng xã hội đạt tối đa tại mức hoạt động tối ưu xã hội Q*. Tuy nhiên, ở thị trường, các cá nhân sẽ tối đa hóa lợi nhuận của họ ở mức hoạt động tối ưu cá nhân là Q1. Do chi phí cận biên của cá nhân [MPC] nhỏ hơn chi phí cận biên xã hội [MSC] nên Q1>Q* do việc định giá sản phẩm không chính xác, giá thị trường phản ánh MPC nhưng không phản ánh MSC tức giá thị trường là thấp. Như vậy, ngoại ứng tiêu cực đã làm cho chi phí xã hội của ngành cao hơn chi phí cá nhân dẫn đến sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu. Sự thất bại của thị trường thể hiện ở chỗ giá cả thị trường chỉ phản ánh chi phí biên cá nhân, nhưng không phản ánh được chi phí biên xã hội và sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu xã hội. - Ngoại ứng tích cực Khi hoạt động của một bên mang lại lợi ích cho bên khác mà không được tính đến trong chi phí sản xuất của bên gây ra ngoại ứng. Ví dụ, Tr ồng r ừng tạo ra ngo ại ứng tích cực là bảo vệ đất, làm sạch môi trường không khí, tạo cảnh quan. Như vậy, ngoại ứng tích cực là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong một hệ mang lại phúc lợi cho các yếu tố bên ngoài hệ đó. Bên cạnh chi phí ngoài gây nên cho hệ môi trường không được cá nhân tính toán để xác định sản lượng tối ưu là nguyên nhân gây nên sự thất bại của thị trường ở ví dụ trên những ngoại ứng tích cực đã tạo nên những lợi ích ngoài cũng không được phản ánh vào lợi ích xã hội. Ngoại ứng tích cực cũng đã tạo nên sự thất bại trên thị trường. Nó làm cho sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội [Q1
  6. Hàng hóa công cộng không có chủ sở hữu riêng, mọi người đều có quyền tiêu dùng hàng hóa đó. Loại hàng hóa này mang hai đặc tính chủ yếu là không có tính loại trừ và không có tính cạnh tranh. - Hàng hóa không mang tính loại trừ: không thể loại trừ khỏi việc tiêu dùng nó. Do đó rất khó hoặc không thể thu tiền mọi người về việc sử dụng hay hưởng thụ hàng hóa này nói cách khác không thể đòi người ta trả giá trực tiếp cho việc sử dụng. Hàng hóa không mang tính cạnh tranh: một mức sản lượng đã cho có chi phí cận biên bằng không [MC=0] khi cung cấp thêm hàng hóa đó cho một người tiêu dùng bổ sung. Hàng hóa không mang tính cạnh tranh có thể được cung cấp cho mọi người mà không ảnh hưởng đến cơ hội tiêu dùng chúng của bất cứ ai. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng. Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh...Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng không, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng. Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau. Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn. Một s ố hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công c ộng có th ể loại trừ bằng giá. Ví dụ đường cao tốc, cầu...có thể đặt các trạm thu phí đ ể hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn Như vậy, với hàng hóa công cộng mọi người được tự do hưởng thụ mà không phải trả bất kỳ một khoản phí nào. Ở đây xuất hiện “kẻ ăn không” - là người tiêu dùng hàng hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng rất tốn kém nhưng không trả tiền. Vì mục tiêu lợi nhuận các nhà kinh tế không muốn đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa công cộng dẫn đến tình trạng luôn có sự thiếu hụt hàng hóa công cộng. Đây đ ược xem như một dạng thất bại của nền kinh tế thị trường. 2.3.4. Thông tin không hoàn hảo [incomplete information] Nếu người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá thị trường hoặc chất lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không có hiệu quả. Việc thiếu thông tin có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài loại s ản ph ẩm và quá ít các sản phẩm khác. Hoặc cũng do thiếu thông tin, một số người tiêu dùng có th ể
  7. không mua sản phẩm mặc dù họ sẽ được lợi nếu mua hàng hóa đó, khi đó một số người tiêu dùng khác lại mua sản phẩm khiến họ bị thiệt. Ví dụ, trong thị trường y tế, bác sỹ [người bán] thường có nhiều thông tin về bệnh tật, thuốc men hơn người bệnh [ngươi mua]. Chính vì điều này, một số bác sỹ thường lợi dụng sự am hiểu thông tin không đầy đủ của bệnh nhân để mưu lợi cá nhân. Đây chính là loại thất bại thị tr ường do thi ếu thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhận xét tình hình buôn l ậu và gian lận thương mại trong năm đầu tiên khi VN gia nhập WTO rất phức tạp. Các hình thức gian lận khi tạm nhập tái xuất với mặt hàng ô tô, gian lận xuất xứ hàng hóa đ ể được hưởng ưu đãi từ các nước ASEAN diễn ra phổ biến. Cùng đó, đã xuất hiện các phương thức hoàn thiện hàng giả tại Hà Nội, TPHCM đưa đi các tỉnh tiêu thụ như: kính mắt, giày, quần áo, rượu ngoại, sữa bột, mỹ phẩm. Đáng nói là phát hiện ngày càng nhiều mặt hàng nhập lậu có giá trị cao qua đường hàng không như: vàng, ngoại tệ, kim loại quý, tân dược, ma túy, mỹ phẩm, linh kiện điện tử cao cấp, máy tính xách tay... Tinh vi hơn là một số doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm khai báo giá nhập khẩu v ới giá trị rất lớn, có dấu hiệu để chuyển tiền ra nước ngoài. Chẳng hạn như các trường hợp, 4,6 tấn gà nhập lậu nguồn gốc không rõ ràng, có nguy cơ lây nhiễm cúm gia c ầm cao đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ và tiêu hủy tại huyện Văn Lãng [Lạng Sơn]. Tháng 8-2008, giá cả thị trường có chiều hướng ổn định hơn. Cụ thể giá xăng dầu giảm nhẹ, xăng không chì và dầu hỏa giảm 1.000 đồng/lít, vàng SJC giảm 211.000 đ ồng/chỉ, đô la Mỹ giảm 150VNĐ/USD, giá gas các loại giảm từ 4.000 đồng/bình. Tuy nhiên thực tế thị trường vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một số doanh nghiệp, cá nhân đã lợi d ụng chính sách tạo thuận lợi khi tiến hành thủ tục hải quan để xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng giả, lợi dụng chính sách quà tặng để nhập khẩu tân dược trái quy định. Không chỉ gian lận trong kinh doanh xăng dầu, giả mạo các nhãn hiệu phân bón mà tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng đã xảy ra trên diện rộng như: rượu, sữa, thuốc tây, thuốc lá, điện thoại di động, gas, xi măng... Nguy hại hơn khi tình trạng sử dụng hàn the - một chất hóa học độc hại để pha chế trong thực phẩm vẫn còn tiếp diễn, bánh Trung thu được sản xuất ở nhiều nơi bất chấp vệ sinh an toàn thực phẩm. Biến động nổi bật nhất là tình trạng bán trái giá xăng và ngừng bán sau khi giá xăng đã giảm. 2.3 Các biện pháp của chính phủ Việt Nam nhằm khắc phục những thất bại thị trường 2.3.1 Đối với thất bại độc quyền và sức mạnh thị trường
  8. Chính phủ có thể sử dụng luật chống độc quyền hoặc luật cạnh tranh để loại bỏ sức mạnh thị trường của các hãng độc quyền. Tuy nhiên với trường hợp đ ộc quyền tự nhiên-độc quyền đạt được do giảm phí theo quy mô, Chính phủ phải dùng đến biện pháp điều tiết để giảm giá bán và tăng sản lượng. - Điều tiết giá cả: Mục tiêu của nó là giảm giá bán sản phẩm của hãng độc quy ền, Chính phủ phải lựa chọn một trong ba mục tiêu sau: + Hiệu quả giá cả đạt được khi giá cả phản ánh chi phí biên, tức là đặt giá trần P B=MC. Nhưng mức sản lượng thu được nhà độc quyền thua lỗ, Chính phủ phải bù lỗ. + Hiệu quả sản xuất đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân tối thiểu [ATCmin]. Điều này là phi thực tế + Sự công bằng đạt được khi giá cả phản ánh tổng chi phí bình quân [P c=ATC]. Khi đó hãng độc quyền chỉ thu được một khoản lợi nhuận bình thường nên không có động lực thúc đẩy kinh doanh. - Điều tiết sản lượng: Chính phủ quy định mức sản lượng tối thiểu mà hãng độc quyền phải sản xuất Các hình thức hợp tác giữa các công ty hoặc của một công ty đơn l ẻ nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường đang diễn ra ngày càng nhiều. Đó cũng là lý do luật c ạnh tranh đang được thông qua ngày càng nhiều trên thế giới với xu hướng ngày càng tr ừng phạt nặng hơn đối với các hành vi có hại cho cạnh tranh, làm giảm sự năng động của thị trường và làm méo mó quan hệ cung cầu.Và 1/7/2005 theo tờ trình của Chính phủ, sự cần thiết tạo công cụ pháp lý hạn chế cạnh tranh không lành mạnh đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh, Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực. Luật cạnh tranh quy định các hành vi gây hạn chế cạnh tranh bị cấm như: Thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường lạm dụng vị thế độc quyền, vị trí thống lãnh thị trường [chiếm trên 30% thị phần]…để áp đạt giá mua, bán bất hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất mức chi phí bảo hiểm len 3.95%/năm cho tất cả các đối tượng khách hàng…Theo luật cạnh tranh, những doanh nghiệp tham gia “liên minh làm giá” này sẽ bị phạt tối đa 10% tổng doanh thu trong năm tài chính tr ước năm thực hiện hành vi. Luật gia Vũ Xuân Tiền đã chỉ ra rằng, Luật cạnh tranh đã bao quát hàng loạt nội dung mới không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế theo mô hình “con anh, con tôi, con chúng ta” như đã xảy ra trong không ít Luật và Pháp lệnh ở nước ta; Luật cạnh tranh cũng bao quát một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến cạnh tranh thương trường…Và bên cạnh đó việc Bộ Công thương trình Chính phủ đề
  9. án xóa bỏ độc quyền, xây dựng thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh đi ện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và mong muốn của người tiêu dùng là một nỗ lực rất đáng hoan nghênh. Vấn đề lớn và phức tạp nên có ý kiến khác nhau là điều không lạ và có thể giúp cho việc hoàn thiện đề án. Điều quan trọng là vấn đề này không nên đóng khung việc thảo luận trong các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp mà cần phát huy được trí tuệ của nhiều người, đặc biệt là các trí thức ở trong và ngoài nước.Việc này làm tốt sẽ thúc đẩy những nổ lực xóa bỏ độc quyền, tạo lập môi trường kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác, đồng thời tạo tiền đề cho việc xây dựng luật bảo đảm quyền của dân được tiếp cận thông tin và đóng góp ý kiến hoàn thiện thể chế, đặc biệt là những chủ trương, chính sách có quan hệ mật thiết tới sản xuất và đời sống của dân. 2.3.2 Đối với thất bại yếu tố ngoại ứng Trong trường hợp ngoại ứng tích cực, Chính phủ có thể tài trợ hoàn toàn như chương trình tiêm chủng mở rộng, hoặc trợ cấp cho các cá nhân để thực hiện hoạt động đó. Trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực, Chính phủ có thể đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để tạo ra mức sản lượng hiệu quả. VD Ô nhiễm, Chính phủ có thể đ ặt ra chuẩn ô nhiễm, nếu như công nghệ không thể thay đổi được thì các hãng gây ô nhiễm phải thu hẹp sản lượng sản xuất gần mức sản lượng hiệu quả. Chính phủ có thể thu phí gây ô nhiễm, khoản phí này được hãng tính đến khi đưa ra quyết định sản xuất làm cho chi phí biên cá nhân tăng lên [MPC] và sản lượng giảm xuống gần mức sản l ượng hiệu quả. Ngoài ra Chính phủ cấp giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng được, những giấy phép này có thể mua bán được vì thế nó tạo động cơ cho các hãng giảm ô nhiễm để bán giấy phép. Với các vấn đề ô nhiễm thực tế, trước hết Chính phủ cần phải có một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong thời đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới[WTO]. Thí dụ, các hàng xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất lượng, tác hại vào môi trường và an toàn sức khỏe. Khuynh hướng hiện nay là để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và thương hiệu của mình trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi sinh, bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau cùng, thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời có thể đ ược tái chế
  10. hay dễ được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi trường. Ngoài luật trong nước liên quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo, vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi trường cạnh tranh với các cơ chế khuy ến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù hợp, các dịch vụ môi tr ường và s ự x ử d ụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước. Hiện nay trong khu vực ASEAN, một số nước như Thái Lan, Mã lai, Singapore, bắt đầu áp dụng hệ thống chuẩn nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, ít tác hại vào môi trường và an toàn cho lao động trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến nông phẩm. Dự định trong tương lai gần, ASEAN sẽ đề ra tiêu chuẩn chung gọi là ASEANGAP dựa vào các chuẩn đang được thực hiện ở các nước trên. Chính phủ Việt Nam vì thế nên đề ra một chuẩn tương tự và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng để sửa soạn cho sản phẩm của mình có chất lượng cao về độ an toàn, không tác hại vào môi sinh và sức khỏe con người. Áp dụng được chuẩn này sẽ giúp cho nông dân và doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh tốt vào thị trường thế giới, nhất là ở các thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật, Mỹ và Âu Châu. Không những sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng mà giá thành và rủi ro sẽ được giảm nhiều và tạo được tiếng tốt cho thương hiệu của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn GAP. Đây không phải vì luật pháp bắt buộc mà là sự sống còn của thương hiệu và của chính doanh nghiệp. 2.3.3 Đối với vấn đề hàng hóa công cộng Chính phủ có thể sử dụng giải pháp dùng sự lựa chọn công cộng. Tính không hiệu quả khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng
  11. Cây cầu - một ví dụ về hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá nhưng đi ều đó là không được mong muốn. Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại. Tuy nhiên nếu mức phí quá cao [chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn] thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội. Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa c ộng cộng thì mức phí họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra. Hình bên là đồ thị minh họa trường hợp một cây cầu có công suất thiết kế là Qc, trong khi nhu cầu đi lại tối đa qua đó chỉ là Qm. Nếu việc qua cầu miễn phí thì sẽ có Qm lượt người đi qua nhưng nếu thu phí ở mức p thì chỉ còn Qe l ượt và xã hội b ị t ổn thất một lượng bằng diện tích hình tam giác bôi đậm. Do vậy, đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng không hoặc không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể được loại trừ bằng giá. Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít. Một người có vườn bên đ ường đ ược tr ồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng đ ược th ưởng thức vẻ đẹp của hoa. Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người đó nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi. Hàng hóa công cộng có thể loại trừ nhưng với phí tổn rất lớn Hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch lớn
  12. Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nh ằm lo ại tr ừ bằng giá [gọi là chi phí giao dịch] rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí trên đường cao tốc,...thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Tuy vậy, để cân nhắc việc này cần so sánh tổn thất phúc lợi xã hội trong hai trường hợp. Đồ thị bên phải mô tả việc lựa chọn này. Giả sử hàng hóa công cộng có chi phí biên để sản xuất là c và do phát sinh thêm chi phí giao dịch nên giá của nó bị đẩy lên tới p. Mức cung cấp hàng hóa cộng cộng hiệu quả nhất là khi chi phí biên b ằng l ợi ích biên nghĩa là Qo. Tuy nhiên do giá bị đẩy lên p bởi chi phí giao dịch nên ch ỉ còn Qe người sử dụng hàng hóa, xã hội bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác ABE. Thế nhưng nếu hàng hóa được cung cấp miễn phí thì sẽ có Qm người sử dụng chứ không phải Qo. Trong trường hợp này lợi ích biên [chính là đường cầu] nhỏ hơn chi phí biên c nên xã hội cũng bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích hình tam giác EFQm do tiêu dùng quá mức. Trong trường hợp này chính phủ muốn quyết định xem nên cung cấp hàng hóa công cộng miễn phí hay thu phí cần phải so sánh tổn thất phúc lợi xã hội, nếu tổn thất do tiêu dùng quá mức nhỏ hơn tổn thất trong trường hợp tiêu dùng dưới mức hiệu quả thì cung cấp miễn phí và ngược lại. Tuy nhiên việc cung c ấp hàng hóa cộng cộng miễn phí hay thu phí hoàn toàn không liên quan đến khu vực công cộng hay khu vực tư nhân sẽ sản xuất nó. Nếu chính phủ thấy rằng một hàng hóa công cộng nào đó cần được cung cấp miễn phí thì chính phủ hoàn toàn có thể đặt hàng khu vực tư nhân sản xuất rồi cung cấp nó. 2.3.4 Thông tin không hoàn hảo Bộ Công Thương, ngày 20-9-2008, có công văn số 8698/BCT-QLTT gửi UBND, Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về phòng chống gian lận trong kinh doanh xăng, dầu, phân bón và vật tư nông nghiệp. Công văn nêu rõ, Bộ Công Thương yêu cầu UBND, Ban 127 tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện khẩn trương công tác quy hoạch hệ thống phân phối, đại lý, cơ sở bán lẻ và các cơ sở dịch vụ kinh doanh xăng, dầu trên toàn tỉnh, t ạo lập cơ chế hoạt động để hệ thống này có khả năng tự kiểm soát được chất lượng và số lượng sản phẩm từ khâu nhập khẩu, chế biến, phân phối, đại lý đến khâu bán lẻ cho người tiêu dùng. Ban chỉ đạo 127 địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục triển khai thực hiện phương án 14/PA-BCÐ ngày 8-7-2008 của Ban chỉ đạo 127 Trung ương, xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể đối với tất cả các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trong phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt chú ý gian lận thương mại về đo l ường - ch ất l ượng trong kinh doanh xăng, dầu. Chỉ đạo sở công thương rút giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các trạm, cửa hàng bán lẻ xăng, dầu có hành vi gian lận thương mại, trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải lập hồ sơ chuyển cơ quan pháp luật xử lý. Khẩn
  13. trương thực hiện công tác quy hoạch hệ thống phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ phân bón và vật tư nông nghiệp, tạo lập cơ chế hoạt động để bảo đảm hệ thống có khả năng tự kiểm soát chống hàng giả, hàng kém chất lượng thâm nhập vào hệ thống. Chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện văn bản số 44/BCÐ-QLTT, ngày 16-9-2008 của Ban chỉ đạo 127 Trung ương về việc thực hiện một số biện pháp chống hàng giả, hàng kém chất lượng theo Chỉ thị số 28/2008/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16-9-2008, tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, về đo lường, xuất xứ, nhãn hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tất cả những trạm, cửa hàng bán lẻ xăng, dầu có hành vi gian lận trong kinh doanh xăng, dầu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp có hành vi vi phạm để nhân dân biết và phối hợp các cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra, xử lý. 2.4 Phân tích một số ví dụ điển hình của thế giới về vai trò của chính phủ trong nền kinhh tế Nước Mỹ coi hệ thống doanh nghiệp tự do của mình như là một mô hình cho các quốc gia khác. Thành công về kinh tế của đất nước này dường như củng cố quan điểm cho rằng nền kinh tế vận hành tốt nhất khi chính phủ để cho các doanh nghiệp và cá nhân giành lấy thắng lợi - hay thất bại - bằng năng lực của chính họ trên những thị trường cạnh tranh và rộng mở. Nhưng chính xác thì kinh doanh trong hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ được “tự do” đến mức nào? Câu trả lời là “không hoàn toàn”. Một tập hợp những quy định phức tạp của chính phủ đã định hình nhiều phương diện của hoạt động kinh doanh. Mỗi năm, chính phủ lại thảo ra hàng ngàn trang những quy đ ịnh mới, thường là giải thích rõ ràng và chi tiết những gì các doanh nghiệp đ ược phép làm và không được làm. * Phi điều tiết ngành giao thông vận tải Trong khi luật chống độc quyền dường như có xu hướng làm tăng cạnh tranh, thì r ất nhiều hoạt động điều tiết khác lại có tác dụng ngược lại. Trong nhiều trường hợp, chính phủ quyết định nới lỏng kiểm soát ở những lĩnh vực mà việc điều tiết khiến các công ty tránh khỏi áp lực thị trường. Ngành giao thông vận tải là mục tiêu đầu tiên c ủa chính sách phi điều tiết. Dưới thời Tổng thống Jimmy Carter [1977-1981], Quốc hội thông qua một số đạo luật bãi bỏ hầu hết những quy định điều tiết bảo hộ ngành hàng không, vận tải và đường sắt. Các công ty được phép cạnh tranh thông qua việc sử dụng bất cứ tuyến đường hàng không, đường bộ, hoặc đường sắt nào mà họ chọn, đồng thời được phép tự do hơn khi định giá cho các dịch vụ của mình. Trong quá trình phi điều tiết ngành vận tải, Quốc hội cuối cùng đã xóa bỏ hai cơ quan điều tiết kinh tế cơ bản là: ủy
  14. ban thương mại liên tiểu bang được thành lập trước đó 109 năm và Cục hàng không dân dụng được thành lập trước đó 45 năm Sau khi chính phủ bãi bỏ kiểm soát, các hãng hàng không đã cất cánh tìm đ ường cho mình trong một môi trường mới, ít chắc chắn hơn. Các đối thủ cạnh tranh mới nổi lên, thường tuyển dụng các phi công và công nhân lương thấp không thuộc nghiệp đoàn và đưa ra các dịch vụ rẻ, “không rườm rà”. Các công ty lớn, vốn quen với vi ệc đ ược chính phủ đặt giá vé sao cho có thể bảo đảm cho họ trang trải được toàn bộ chi phí của mình, cảm thấy áp lực nặng nề trước cuộc cạnh tranh. Một số hãng đã thất bại, trong đó bao gồm cả Pan American World Airways, một hãng mà đối với nhiều người Mỹ được coi là đồng nghĩa với kỷ nguyên du lịch bằng máy bay của hành khách, và Eastern Airlines, là hãng mà mỗi năm chuyên chở nhiều hành khách nhất so với tất cả các hãng hàng không khác của Mỹ. United Airlines, hãng hàng không lớn nhất của quốc gia, gặp rắc rối và được cứu thoát khi chính các công nhân của nó đồng ý mua lại. Các khách hàng cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người cảm thấy hoang mang trước sự nổi lên của các công ty mới và trước những lựa chọn dịch vụ mới. Những thay đổi về giá vé cũng làm họ bối rối - và không phải khi nào cũng đúng sở thích của một số khách hàng. Các hãng độc quyền và các hãng bị điều tiết nói chung đều đặt ra những giá vé chỉ nhằm bảo đảm cho họ đáp ứng được nhu cầu thu nhập toàn bộ, chứ không quan tâm nhi ều đến việc liệu mỗi dịch vụ riêng lẻ có thu đủ để trang trải cho chính nó hay không. Khi ngành hàng không bị điều tiết, giá vé của các tuyến xuyên quốc gia hoặc các tuy ến đường dài khác cũng như dịch vụ cho các vùng thành phố lớn thường được đặt cao hơn rất nhiều so với chi phí thực tế của các tuyến bay đó, trong khi giá vé c ủa các tuy ến ngắn hơn có chi phí cao hơn và các chuyến bay tới những vùng thưa dân cư lại được đặt thấp hơn chi phí cung cấp các dịch vụ đó. Với chính sách phi điều tiết, hệ thống giá như vậy bị xóa bỏ một phần, khi các đối thủ cạnh tranh nhỏ nhận ra họ có thể kinh doanh thắng lợi bằng cách tập trung vào những thị trường lớn có nhiều khả năng sinh lợi, nơi có giá vé cao một cách giả tạo Khi các hãng hàng không lớn cắt giảm giá để đối phó lại thách thức này, họ thường quyết định cắt bớt hoặc thậm chí dừng cung cấp dịch vụ ở những thị tr ường nhỏ, ít khả năng sinh lời. Một số dịch vụ này sau đó được khôi phục lại khi những hãng hàng không mới cho “người dùng vé tháng” xuất hiện, đây thường là chi nhánh của những hãng vận tải lớn. Các hãng hàng không nhỏ hơn này có thể đưa ra những dịch vụ không thường xuyên và kém tiện nghi hơn [sử dụng máy bay cánh quạt l ạc hậu thay vì máy bay phản lực], nhưng phần lớn các thị trường sợ mất đi dịch vụ hàng không nên vẫn giữ lại một số dịch vụ tối thiểu Hầu hết các công ty giao thông vận tải ban đầu đều chống lại chính sách phi điều tiết, nhưng sau cũng đều đi đến chấp nhận nó. Đối với khách hàng, số liệu ghi chép thống kê cho thấy có lẫn cả hai quan điểm. Nhiều hãng hàng không giá rẻ mới xuất hiện trong giai đoạn đầu thực thi chính sách phi điều tiết đã biến mất, và làn sóng hợp nhất trong các hãng khác làm suy giảm tính cạnh tranh trong một số thị trường nhất định. Tuy thế, các nhà phân tích nhìn chung đều cho là giá vé máy bay vẫn còn thấp hơn mức giá nếu tiếp tục hoạt động điều tiết. Và du lịch bằng máy bay đang tăng mạnh. Năm 1978, năm mà chính sách phi điều tiết hàng không bắt đ ầu, khách hàng bay t ổng
  15. cộng 226.800 triệu dặm [362.880 triệu km] trên các hãng hàng không của Mỹ. Đến năm 1997, số liệu đó đã tăng gần gấp ba, lên tới 605.400 triệu dặm [968.640 km]. * Trường hợp đặc biệt của hoạt động ngân hàng Các ngân hàng là một trường hợp đặc biệt khi áp dụng chính sách điều tiết. Một mặt, chúng là các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng mặt khác, chúng cũng đóng một vai trò trung tâm trong nền kinh tế và do vậy không chỉ tác động đến phúc lợi khách hàng riêng của chúng mà còn tác động đến phúc lợi của mọi người. Một trong những hoạt động điều tiết quan trọng nhất là bảo hiểm tiền gửi. Trong thời kỳ Đại khủng hoảng, sự suy sụp của nền kinh tế Mỹ bị trầm trọng thêm do rất nhiều người gửi tiền lo sợ ngân hàng nơi mình gửi tiền tiết kiệm đổ vỡ nên đã tìm cách rút tất cả tiền gửi vào cùng một lúc. Kết quả là việc cung cấp tiền vay của ngân hàng cho các doanh nghiệp công nghiệp và kinh doanh bị thu hẹp, góp phần làm trầm trọng thêm sự xuống dốc của nền kinh tế. Bảo hiểm tiền gửi được xây dựng nhằm ngăn ngừa trường hợp đổ dồn tới ngân hàng như vậy. Chính phủ tuyên bố bảo hiểm cho những khoản tiền gửi tới một mức nhất định - hiện nay là 100.000 USD. Bây giờ, nếu ngân hàng gặp khó khăn về tài chính thì người gửi không có gì phải lo l ắng. Cơ quan bảo hiểm ngân hàng của chính phủ, còn gọi là Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, thanh toán hết cho người gửi bằng quỹ bảo hiểm được hình thành từ tiền đóng bảo hiểm của chính các ngân hàng. Nếu cần thiết, chính phủ cũng sẽ sử dụng thu nhập từ thuế nói chung để bảo vệ người gửi khỏi mất mát. Để bảo vệ cho chính phủ khỏi bị rủi ro quá mức về tài chính, các cơ quan điều tiết giám sát các ngân hàng và ra lệnh điều chỉnh hoạt động nếu thấy ngân hàng đang mạo hiểm quá mức. Chính sách mới của thời kỳ những năm 1930 cũng tăng cường các quy định nhằm ngăn cản ngân hàng lao vào các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chứng khoán. Trước cuộc Đại khủng hoảng, nhiều ngân hàng gặp rắc rối vì họ tham gia quá mạo hi ểm vào thị trường chứng khoán hoặc cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp công nghiệp mà trong đó các giám đốc hoặc cán bộ ngân hàng cũng đầu tư với tính chất cá nhân. Kiên quyết tránh điều đó lặp lại, các nhà chính trị thời kỳ Đại khủng hoảng đã thông qua Đạo luật Glass-Steagall cấm pha trộn hoạt động ngân hàng với kinh doanh bảo hiểm và chứng khoán. Tuy nhiên, chính sách điều tiết này đã gây tranh cãi vào thập kỷ 1970, khi các ngân hàng than phiền rằng họ sẽ bị mất khách hàng vào tay các công ty tài chính khác nếu họ không đa dạng hóa các dịch vụ tài chính. Chính phủ đáp ứng lại bằng cách cho phép ngân hàng có quyền tự do hơn trong việc đưa ra các hình thức dịch vụ tài chính mới cho khách hàng. Sau đó, vào cuối năm 1999, Quốc hội thông qua Đạo luật hiện đại hóa dịch vụ tài chính năm 1999 thay th ế Đạo luật Glass-Steagall. Luật mới này mở rộng đáng kể quyền tự do mà các ngân hàng đang được hưởng để cho phép chúng đưa ra mọi dịch vụ từ vay gửi của khách hàng cho đến bao tiêu phát hành chứng khoán. Nó cho phép ngân hàng, các công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm hình thành những tập đoàn có đủ khả năng cung cấp cho thị tr ường nhiều sản phẩm tài chính bao gồm quỹ tín dụng, cổ phiếu và hối phiếu, bảo hiểm và các khoản vay nợ của ngành sản xuất ô tô. Cũng như luật phi điều tiết ngành giao thông
  16. vận tải, viễn thông và các ngành công nghiệp khác, luật mới này được hy vọng cũng sẽ tạo ra làn sóng hợp nhất giữa các tổ chức tài chính. Nhìn chung, luật pháp thời Chính sách mới là thành công và người Mỹ đã khôi phục lành mạnh hệ thống ngân hàng vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng nó lại gặp khó khăn vào những năm 1980 và 1990 - một phần do chính sách điều tiết xã hội. Sau chiến tranh, chính phủ chú trọng tới việc tăng cường quyền sở hữu nhà ở, do vậy đã góp phần tạo ra một lĩnh vực hoạt động ngân hàng mới - “tiết kiệm và cho vay” [S&L] - để tập trung vào các khoản vay thế chấp nhà cửa dài hạn, còn gọi là các khoản vay thế chấp. Hoạt động tiết kiệm và cho vay đối mặt với một vấn đ ề cơ bản: các khoản vay thế chấp thường kéo dài 30 năm với lãi suất cố định, trong khi đó hầu hết các khoản tiền gửi có thời hạn ngắn hơn nhiều. Khi lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn của các khoản vay thế chấp, hoạt động tiết kiệm và cho vay có th ể s ẽ bị lỗ. Để bảo vệ các tổ chức tín dụng tiết kiệm và cho vay và ngân hàng tránh khỏi s ự cố này, các nhà điều tiết quyết định kiểm soát lãi suất tiền gửi. Trong một khoảng thời gian, hệ thống này vận hành rất tốt. Vào các thập kỷ 1960 và 1970, hầu hết người Mỹ sử dụng hình thức tài chính S&L để mua nhà ở. Tỷ lệ lãi suất trả cho tiền gửi tại các tổ chức tín dụng S&L được giữ ở mức thấp, nhưng hàng triệu người Mỹ vẫn gửi tiền của mình vào đây bởi vì bảo hiểm tiền gửi đã làm cho các tổ chức này trở thành một nơi đầu tư cực kỳ an toàn. Tuy nhiên, đ ầu thập kỷ 1960, các mức tỷ lệ lãi suất chung bắt đầu tăng cùng với lạm phát. Vào thập kỷ 1980, nhi ều người gửi tìm cách nâng cao thu nhập bằng việc chuyển tiền tiết kiệm của mình vào những quỹ thị trường tiền tệ và những tài sản không thuộc ngân hàng khác. Điều này đã đặt ngân hàng và các quỹ tiết kiệm và cho vay vào tình trạng kiệt quệ về tài chính, không có khả năng thu hút các khoản tiền gửi mới để trang trải cho danh mục đ ầu tư lớn của mình với những món nợ dài hạn. Để giải quyết các vấn đề của họ, vào thập kỷ 1980 chính phủ bắt đầu rút bỏ dần trần lãi suất đối với tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng S&L. Mặc dù điều này giúp các tổ chức tín dụng thu hút tiền gửi trở lại, nhưng nó lại tạo ra những thua lỗ lớn và rộng khắp cho các danh mục đầu tư dựa vào vay thế chấp của các tổ chức S&L, những khoản đầu tư mà trong phần lớn thời gian đều có lãi suất thấp hơn so với mức hiện tại mà tổ chức S&L phải trả cho người gửi. Để giải quyết điều đó, Quốc hội nới lỏng các điều kiện cho vay để các tổ chức tín dụng S&L có thể tiến hành những hoạt động đầu tư với thu nhập cao hơn. Cụ thể, Quốc hội cho phép các tổ chức S&L thực hiện các khoản tín dụng phục vụ cho tiêu dùng, kinh doanh và bất động sản thương mại. Họ cũng được giải phóng khỏi một số thủ tục điều tiết quy định mức vốn mà các tổ chức tín dụng S&L phải duy trì. Do lo sợ bị thu hẹp nên các tổ chức tín dụng S&L đã mở rộng sang các hoạt động có rủi ro cao như đầu cơ bất động sản. Trong rất nhiều trường hợp, những hoạt đ ộng kinh doanh như vậy đã chứng tỏ không có lãi, đặc biệt khi các điều kiện kinh tế trở nên bất lợi. Thực vậy, một số tổ chức S&L đã bị những người không trung thực tiếp quản, họ là những kẻ chiếm đoạt. Nhiều tổ chức S&L bị thua lỗ lớn. Chính phủ đã chậm phát
  17. hiện ra cuộc khủng hoảng này do sự khan hiếm ngân sách cùng với các áp l ực chính tr ị làm chùn bước bộ máy điều tiết. Cuộc khủng hoảng tín dụng S&L trong một vài năm đã nhanh chóng trở thành vụ bê bối tài chính quốc gia lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đến cuối thập kỷ 1980, rất nhiều tổ chức tín dụng S&L rơi vào tình trạng không trả được nợ; khoảng một nửa s ố tổ chức S&L đã từng hoạt động vào năm 1970 thì đến năm 1989 không còn tồn tại. Chính Công ty bảo hiểm tiền gửi và cho vay liên bang, cơ quan bảo hiểm tiền gửi, cũng rơi vào tình trạng không trả được nợ. Năm 1989, Quốc hội và Tổng thống đã đ ồng ý thông qua một giải pháp bảo lãnh tài chính cho những người đóng thuế, còn gọi là Đạo luật cải cách, khôi phục và cưỡng chế các tổ chức tài chính [FIRREA]. Đ ạo luật này cung cấp 50 tỷ USD để đóng cửa các tổ chức S&L bị đổ bể, thay đổi hoàn toàn bộ máy điều tiết các tổ chức tiết kiệm và đặt ra các điều kiện đầu tư mới. Một cơ quan mới của chính phủ với tên gọi là Tổ chức thanh lý quỹ tiết kiệm phá sản [RTC] được thành lập để thanh lý các tổ chức tín dụng không trả được nợ. Tháng Ba 1990, một khoản tiền 78 tỷ USD khác được rót cho RTC. Nhưng ước tính chi phí toàn bộ để thanh toán nợ của các tổ chức S&L còn tiếp tục leo thang tới mức 200 tỷ USD. Người Mỹ đã rút ra rất nhiều bài học từ kinh nghiệm điều tiết hoạt động ngân hàng sau chiến tranh. Thứ nhất, bảo hiểm tiền gửi của chính phủ bảo vệ người gửi tiền và giúp duy trì ổn định hệ thống ngân hàng bằng cách giảm nguy cơ người gửi tiền ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng. Thứ hai, việc kiểm soát tỷ lệ lãi suất là không có tác dụng. Thứ ba, chính phủ không nên điều khiển trực tiếp những khoản đầu tư nào mà ngân hàng thấy nên tiến hành; tốt hơn hết các khoản đầu tư nên được xác định dựa trên cơ sở các lực lượng thị trường và giá trị kinh tế. Thứ tư, việc ngân hàng cho vay đối với những người trong ngân hàng hoặc các công ty liên kết với người trong ngân hàng cần phải được hạn chế và giám sát chặt chẽ. Thứ năm, khi ngân hàng ở vào tình trạng không trả được nợ thì cần phải đóng cửa ngay càng nhanh càng tốt, thanh toán hết cho người gửi, và các khoản nợ của nó chuyển cho các ngân hàng khác mạnh hơn. Việc duy trì hoạt động của các tổ chức không thanh toán được nợ chỉ làm ngưng trệ việc cho vay và có thể phong tỏa hoạt động kinh tế. Tóm lại, trong khi các ngân hàng nói chung được phép phá sản khi chúng không thanh toán được nợ, người Mỹ cho rằng chính phủ nên tiếp tục giám sát chúng và ngăn cản chúng tránh lao vào hoạt động cho vay mạo hiểm không cần thiết có thể phương hại đến toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh việc giám sát trực tiếp, các nhà điều tiết luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc yêu cầu các ngân hàng phải nâng cao đáng kể nguồn vốn của mình. Bên cạnh việc tạo cho ngân hàng nguồn vốn có thể được sử dụng để bù đắp thua lỗ, các yêu cầu về vốn còn khuyến khích chủ sở hữu ngân hàng ho ạt động có trách nhiệm vì họ có thể bị mất nguồn vốn đó nếu ngân hàng của họ phá s ản. Các nhà điều tiết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc yêu cầu ngân hàng phải công khai hóa tình trạng tài chính của mình; các ngân hàng dường như sẽ hoạt đ ộng có trách nhiệm hơn nếu các hoạt động và tình trạng của họ được công chúng biết. 3 KẾT LUẬN
  18. Qua nghiên cứu bốn thất bại của thị trường và nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, tức là bản thân thị trường có thể đưa đến những kết cục phi hiệu quả nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Sức mạnh thị trường và các ảnh hưởng ngoại ứng là những ví dụ về một hiện tượng phổ biến được gọi là “thất bại thị trường”. Các nhà kinh tế sử dụng khái niệm này để chỉ sự bất lực của một số thị trường trong việc điều tiết quá trình phân bổ nguồn lực sao cho có hiệu quả. Khi thị trường thất bại chính sách của nhà nước có thể giải quyết được vấn đề và làm tăng hiệu quả kinh tế. Các nhà kinh tế vi mô cống hiến nhiều sức lực để nghiên cứu xem khi nào thất bại thị trường xảy ra và các loại chính sách nào là tốt nhất trong việc hiệu chỉnh các thất bại thị trường. Trong nhiều thị trường, khi kết luận rằng thị trường có hiệu quả chúng ta đã nêu ra nhiều giả định về phương thức vận hành của nó. Khi các giả định này không đúng, kết luận của chúng ta rằng trạng thái cân bằng của thị trường là có hiệu quả cũng không còn đúng nữa: Thứ nhất, phân tích chúng ta dựa trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo. song trong thực tế, sự cạnh tranh nhiều khi không hoàn hảo. Trong một số thị trường, một người bán hoặc một người mua duy nhất [hoặc một nhóm nhỏ trong số họ] có thể kiểm soát giá thị trường. Khả năng tác động đến giá cả này gọi là sức mạnh thị trường. Sức mạnh thị trường có thể làm cho thị trường không có hiệu quả vì nó giữ cho giá và lượng hàng hóa cách xa trạng thái cung cầu. Hai là, phân tích của chúng ta dựa trên giả định là kết cục trên một số thị trường chỉ có ý nghĩa đối với người mua và người bán trên thị trường đó. Song trên thực t ế, các quyết địnhcủa người bán và người mua đôi khi ảnh hưởng tới những người hoàn toàn không tham gia vào thị trường. Những hiệu ứng phụ như vậy gọi là ảnh hưởng ngoại biên. Nó làm cho phúc lợi thu được từ một thị trường phụ thuộc vào nhiều thưc khác, chức không phải chỉ có giá trị đối với người bán và chi phí của người mua. Vì người mua và người bán không tính đến những hiệu ứng phụ này khi đưa ra quy ết đ ịnh s ản xuất và tiêu dùng, nên trạng thái cân bằng trên một thị trường có thể không có hiệu quả nếu xem xét trên quan điểm xã hội. Mặc dù thị trường có thể thất bại, nhưng bàn tay vô hình của thị tr ường vẫn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Christopher Conte [2/2001]. Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Báo Wall Street Journal Albert R. Karr. 2. //tailieutonghop.com/free/nhung-khiem-khuyet-thi-truong-hien-nay-va-bien- phap-khac-phuc-cua-chinh-phu_f95-2503.html
  19. 3. Nguyễn Văn Ngọc [2010]. Bài Giảng Nguyên lý kinh tế vi mô. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 4. TS. Trần Văn Đức, ThS. Lương Xuân Chính [2006]. Giáo Trình Kinh tế học vi mô. NXB Nông Nghiệp.

Page 2

YOMEDIA

Mặc dù thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng quy tắc nào cũng bao hàm một vài trường hợp ngoại lệ quan trọng. Có hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế. Đó là thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vào mục tiêu vừa làm cho chiếc bánh kinh tế lớn lên, vừa làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó....

21-04-2013 1003 89

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề