Sán não là gì

Ổ sán khổng lồ trong não bệnh nhân, nhìn rất rõ qua hình ảnh chụp CT [ảnh: BVCC]

Ngày 8-3, bệnh nhân thấy đau đầu nhiều, buồn nôn kèm theo những cơn sốt tăng dần, tê yếu 1/2 bên phải cơ thể, tri giác chậm và được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa Phú Thọ.

Tại bệnh viện, sau khi chụp CT sọ não, các bác sĩ phát hiện ổ sán não khổng lồ ở bán cầu trái và vùng thái dương bệnh nhân. Ổ sán gây phù não và các thay đổi sức khỏe của bệnh nhân. 

Ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu, dùng máy hút siêu âm và sử dụng kính hiển vi phẫu thuật. Kết quả, các bác sĩ lấy được trọn vẹn ổ sán não kích thước lớn, đường kính 3-4cm. 

Sau mổ, các biểu hiện yếu nửa người, tri giác chậm... đã thay đổi, trở về như bình thường.

Ổ sán sau khi được phẫu thuật lấy ra [ảnh: BVCC]

Bệnh nhân cho biết hay có thói quen ăn thịt chua, tiết canh, rau sống, nem chạo... 

Theo bác sĩ Hà Xuân Tài - phó khoa ngoại thần kinh Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, kén sán não là bệnh nhiễm trùng thần kinh do ấu trùng sán dây heo sống ký sinh ở người gây ra [tương tự các trường hợp dương tính với ấu trùng sán heo ở Bắc Ninh gần đây - PV]. 

Bệnh hay gặp ở nơi có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh kém, hay nuôi heo thả rông hoặc ăn thịt chưa được nấu chín.

Bác sĩ Tài cũng cho hay bệnh kén sán não nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không nên ăn tiết canh, gỏi sống.

L.ANH

Các nang sán trong nhu mô não gây ra rất ít triệu chứng cho đến khi sán chết kích hoạt phản ứng viêm cục bộ, tăng sinh tế bào thần kinh đệm và phù nề, gây cơn co giật [thường gặp nhất], suy giảm nhận thức hoặc thiếu sót thần kinh khu trú, hoặc thay đổi nhân cách. Các nang lớn hơn trong đường lưu thông DNT có thể gây tràn dịch não do tắc nghẽn. Các nang sán có thể vỡ vào DNT, gây viêm màng não tăng bạch cầu ưa axit . Tỉ lệ tử vong đối với bệnh nhiễm kén sán thần kinh cơ có triệu chứng lên đến 50%.

Cần nghi ngờ nhiễm sán thần kinh ở những bệnh nhân sống tại hoặc đến từ các nước đang phát triển và những người bị viêm màng não tăng bạch cầu ưa axit hoặc bị co giật không giải thích được, suy giảm nhận thức hoặc thiếu sót thần kinh khu trú, hoặc thay đổi nhân cách. bệnh này được gợi ý bởi nhiều tổn thương dạng kén bị vôi hóa trên phim CLVT hoặc CHT; tiêm thuốc cản quang có thể làm rõ các tổn thương. Chẩn đoán cần có xét nghiệm huyết thanh và DNT và đôi khi phải sinh thiết nang sán.

Albendazole [7,5 mg / kg, đường uống, 12 giờ /lần trong 8 đến 30 ngày, liều tối đa hàng ngày, 800 mg] là thuốc lựa chọn chống giun sán. Ngoài ra, có thể dùng praziquantel, đường uống, 20 đến 33 mg / kg, chia ba lần/một ngày, trong vòng 30 ngày. Dexamethasone 8 mg một lần / ngày IV hoặc đường uống trong 2 đến 4 ngày đầu tiên có thể làm giảm phản ứng viêm cấp tính khi sán chết. Liệu pháp chống giun sán có thể gây ra bệnh nghiêm trọng ở những bệnh nhân có một số lượng lớn nang sán và có thể không có tác dụng đối với bệnh nhân có một nang đơn độc. Điều trị phải được cá thể hóa kỹ lưỡng.

Có thể cần phải điều trị chống co giật kéo dài hoặc ngắn hạn. Cũng có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ nang sán và dẫn lưu não thất.

Xin hỏi bác sĩ, khi một người bị mắc bệnh sán não [dạng kén hoặc là sán đã trưởng thành] và được phát hiện kịp thời thì có thể chữa khỏi hoàn toàn được không ạ? [hoàn toàn ở đây là con sán đã bị tiêu diệt hoàn toàn trong não]. Và hiện nay ở Việt Nam có những trường hợp nào bị sán não mà đã được điều trị khỏi thưa bác sĩ?

Bùi Văn Dũng [Hải Dương]

Bệnh sán não gọi chính xác hơn là u não do ấu trùng sán dây. Nguyên nhân mắc bệnh là do ăn phải ấu trùng sán dây lợn hoặc bò [thường do ăn thịt lợn hoặc bò tái, nem chạo hoặc thịt nướng chưa chín kỹ]. Khi vào cơ thể, ấu trùng chu du theo đường máu tới não, phổi, gan... và gây bệnh. Nếu ấu trùng lên tá túc ở não gây bệnh ấu trùng sán não. Người bệnh sẽ có biểu hiện, sốt cao, đau đầu, nôn do tăng áp lực nội sọ có thể dẫn đến co giật, thậm chí có trường hợp liệt mặt ngoại biên [liệt thần kinh VII, liệt nửa người...]. Chẩn đoán dựa và tiền sử người bệnh có thói quen ăn thịt tái, thịt nướng chưa chín kỹ... Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang ký sinh trùng sán dây dương tính; chụp cắt lớp ở não thấy có khối u nhỏ. Khi đã phát hiện bệnh sán não thì người bệnh phải được điều trị tích cực bằng phác đồ theo chỉ định của bác sĩ [có thể phải điều trị nhiều đợt tùy thuộc vào tổn thương].

Vấn đề bạn hỏi ở Việt Nam đã có trường hợp nào chữa khỏi, xin được trả lời ngay là có bạn ạ. Cụ thể từ năm 2007, tại BV Đại học Y Dược Huế báo cáo đã có trường hợp bệnh nhân 70 tuổi bị đa u não [6 khối u trên não] gây đau đầu, liệt nửa người, liệt mặt [liệt thần kinh 7 ngoại biên]. Sau khi khám, xét nghiệm TES chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang ký sinh trùng sán dây lợn [ ] đã thống nhất chẩn đoán: “U não do ấu trùng sán dây” và được điều trị bằng phác đồ gồm: thuốc đặc trị diệt ấu trùng và sán trưởng thành, kết hợp thuốc chống viêm, kháng sinh và chống rối loạn tuần hoàn não, bổ thần kinh, tăng sức đề kháng... Sau 5 đợt điều trị theo phác đồ, mỗi đợt cách nhau 15 ngày [15 ngày là một liệu trình], kết quả bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn. Vì vậy, nếu bạn ở Hải Dương hãy đến khám và điều trị tại các bệnh viện như Đại học Y Hà Nội , BV  Bạch Mai... để được chỉ định điều trị đúng và nên nhớ phải kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Vũ Hồng Ngọc


Kén sán não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh do ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở người gây ra, bệnh gặp chủ yếu ở nơi có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là ở những vùng có tập quán nuôi lợn thả rông hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Bệnh kén sán não nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. 

Số lượng và sức sống khó ngăn cản

Sán dây lợn [tên khoa học là Taenia Solium] là một loại sán lớn thường sống ký sinh ở ruột non của người và lợn, chiều dài một con sán trưởng thành từ 1-8m gồm đầu sán và các đốt sán kế tiếp nhau. Mỗi đốt có thể chứa từ 30.000-50.000 trứng sán, các đốt già chứa nhiều trứng sẽ tự động đứt ra khỏi thân sán theo phân người ra ngoài, rồi phân tán ở môi trường. Ở ngoại cảnh trứng sán chỉ tồn tại được trong vòng 1 tháng hoặc bị diệt ở 100 độ C sau vài phút.

Nếu lợn hoặc người ăn phải trứng sán còn sống, khi vào dạ dày vỏ trứng sán bị phá hủy, giải phóng ấu trùng sán, ấu trùng chui qua niêm mạc dạ dày hoặc ruột vào máu hoặc hệ bạch huyết rồi tới các bộ phận trong cơ thể như da, cơ, tim, phổi, não... và phát triển thành nang [kén] sán.

Ấu trùng trong những nang sán này thường sống từ 2 đến 6 tháng thậm chí là 5 năm nhưng chúng không phát triển thành sán truởng thành mà bị vôi hóa. Tuy nhiên nếu người ăn phải những nang sán nằm trong thịt lợn [còn gọi là thịt lợn gạo] chưa được nấu chín thì khi vào đến dạ dày, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi kén sán bám vào ruột non và phát triển thành sán trưởng thành.

Triệu chứng khi bị nhiễm bệnh

Kén sán nếu nằm ở não sẽ làm các tế bào thần kinh bị tổn thương gây nên rối loạn của hệ thần kinh Trung ương. Dấu hiệu xuất hiện sớm và hay gặp là nhức đầu, có tính chất lan tỏa, liên tục, có lúc trội lên, xuất hiện cùng với hiện tượng nổi các kén sán dưới da đó là những nang nhỏ như hạt đậu nằm rải rác dưới da, di động, bóp không đau. Trong trường hợp kén sán làm bít đường lưu thông của dịch não tủy thì nhức đầu là hậu quả của tăng áp lực nội sọ, nếu không xử trí sớm có thể dẫn đến tụt kẹt não và tử vong.

Một biểu hiện thường gặp nữa là bệnh nhân có những cơn động kinh. Tần số, tính chất của cơn động kinh phụ thuộc vào vị trí, số lượng kén sán trong não. Bên cạnh đó người bệnh còn hay bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu, một số trường hợp còn bị giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ. Ngoài ra còn một số triệu chứng ít gặp hơn như liệt nửa người, rối loạn cảm giác, đặc biệt là trong trường hợp kén sán ở trong ổ mắt có thể gây lồi nhãn cầu, làm lệch trục nhãn cầu làm cho bệnh nhân bị lác hoặc nhìn đôi, thậm chí là mù mắt nếu võng mạc bị tổn thương.

Đảm bảo vệ sinh là quan trọng nhất

- Khi mắc kén sán não, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa diệt ấu trùng sán lợn bằng thuốc Praziquantel hoặc Albendazol, nếu kén sán ở dưới da có thể tiêm vào nang sán thuốc Delagil. Trường hợp bệnh nhân có động kinh hoặc đau đầu thì dùng thuốc chống động kinh hoặc giảm đau…

- Vấn đề điều trị ngoại khoa đặt ra khi kén sán làm tắc nghẽn đường lưu thông của dịch não tủy, gây tăng áp lực nội sọ nhiều thì phải làm phẫu thuật để lấy kén sán. Chỉ định và liều lượng cụ thể của từng biện pháp do bác sĩ chuyên khoa quyết định.

Để phòng bệnh, quan trọng nhất là đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. Không nên nuôi lợn thả rông, quản lý phân bằng nhà xí hai ngăn hoặc nhà xí tự hoại. Chỉ ăn các thức ăn đã được rửa sạch và nấu chín, không ăn thịt lợn nghi là thịt lợn gạo, truớc khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay sạch bằng xà phòng.                        

AN HÀ
Theo ANTĐ

Video liên quan

Chủ Đề