Chứng chỉ certificate là gì

Certificate là một loại chứng chỉ chứng thực về tình trạng, chất lượng, đặc quyền, hoặc một sự thật của một vật gì đó.

Đang xem: Chứng chỉ [certificate] là gì

5. Certificate of Compliance là gì?

Certificate of Compliance hay giấy chứng nhận chất lượng là một loại chứng chỉ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền để chứng nhận một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp đã đáp ứng được các yêu cầu về các thông số kỹ thuật cần thiết.

6. Giấy chứng nhận của ngành gỗ Fumigation Certificate

8. Chứng nhận bảo vệ rừng FSC

Đối với những bạn đang nghiên cứu về bảo vệ môi trường và rừng, bạn có thể đã từng nghe về FSC. Thế fsc certificate là gì? —> Chứng nhận bảo vệ rừng FSC được coi là một “tiêu chuẩn vàng” đối với các loại gỗ được khai thác từ các khu rừng được quản lý một cách có trách nhiệm, có lợi cho xã hội, có ý thức về môi trường và khả thi về mặt kinh tế.

READ  "I Can You Host Là Gì ? Host Là Gì? Nghĩa Của Từ Host

FSC hay Forest Stewardship Council là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ đã đặt ra các tiêu chuẩn cao nhất để đảm bảo các hoạt động lâm nghiệp được thực hiện theo cách phù hợp với môi trường và có lợi cho xã hội. Nếu một loại sản phẩm bằng gỗ được dán nhãn “FSC Certified” hay giấy chứng nhận bảo vệ rừng FSC thì có nghĩa là loại gỗ được sử dụng và nhà sản xuất sản phẩm đó đã đạt được các yêu cầu của tổ chức FSC.

Các chuyên gia về gỗ cũng khuyên người tiêu dùng nên tìm kiếm và yêu cầu các sản phẩm có dán nhãn của FSC để bảo vệ rừng và thiên nhiên tốt hơn, đồng thời ngăn chặn nạn khai thác rừng bừa bãi, và trái pháp luật.

Xem thêm: Stt Lời Bài Hát Thả Thính Bằng Lời Bài Hát, Caption Thả Thính Bằng Lời Bài Hát

9. CE Certificate là gì?

CE Certificate là giấy chứng nhận tiêu chuẩn CE [Conformité Européenne], là một loại tài liệu cho biết sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường theo pháp luật của Liên minh Châu Âu [EU] và sẽ được lưu hành trong Khu vực Kinh tế Châu Âu [EEA]. Dấu hiệu để nhận biết các sản phẩm này dễ nhất chính là dấu CE trên bao bì sản phẩm.

Chứng nhận CE này cũng có thể được tìm thấy trên các sản phẩm được bán bên ngoài EEA nhưng được sản xuất hoặc thiết kế để bán trong EEA. Điều này giúp cho dấu CE được nhận ra trên toàn cầu ngay cả với những người không biết về EEA.

READ  Hóa Chất Hcl Đọc Là Gì ? Tính Chất Axit Clohydric [Hcl] Là Gì

10. Sanitary Certificate là gì?

Sanitary Certificate là giấy chứng nhận vệ sinh, là một chứng chỉ được cấp bởi cơ quan kiểm tra của chính phủ có thẩm quyền để xác nhận cơ sở hoặc hàng hóa đã được xử lý, kiểm tra, và đạt được các yêu cầu vệ sinh tối thiểu. Các cơ sở chế biến thịt và thực phẩm, cơ sở sản xuất hạt giống và thực phẩm, hoặc các loại hạt giống và vật nuôi được vận chuyển qua các biên giới quốc tế thường được yêu cầu xuất trình loại tài liệu này. Cơ quan pháp lý địa phương cũng có thể yêu cầu kiểm tra và chứng nhận vệ sinh cho các nhà hàng và nhà cung cấp thực phẩm lân cận.

Một số nước yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe y tế hoặc vệ sinh mỗi khi động vật, sản phẩm động vật, cá, thực vật, và thực phẩm được các nước khác xuất khẩu sang nước đó. Các giấy chứng nhận này xác nhận hàng hóa xuất khẩu không bị bệnh hoặc không có sâu bệnh và các hàng hóa này đã được đóng gói theo quy cách tiêu chuẩn mà nước đó quy định. Thông thường thì các loại giấy chứng nhận này được cấp bởi Bộ Nông nghiệp của nước xuất khẩu.

Xem thêm: Gỗ Cẩm Lai Giá Thị Trường Gỗ Cẩm Lai Bao Nhiêu Một Khối? Cập Nhật Giá Mới Nhất

11. Tiêu chuẩn môi trường Environmental Management System Certificate

Là một hệ thống bao gồm tất cả các quy trình và chính sách liên quan đến một chương trình về môi trường của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp nào đó. Vậy thực chất Environmental Management System Certificate là gì? —> Là hệ thống quản lý môi trường theo hướng toàn diện hơn để xác định và kiểm soát các vấn đề về môi trường của tổ chức hay doanh nghiệp đó. Mục đích của hệ thống này là cải thiện hiệu suất môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp và đảm bảo họ tuân thủ theo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành.

READ  Nên Học Cao Đẳng Nghề Chính Quy Là Gì ? Cao Đẳng Chính Quy Là Gì

Chứng chỉ [Diploma] là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh? Chứng chỉ và chứng nhận khác nhau như thế nào? Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng?

Hiện nay, khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển đã kéo theo những vấn đề đời sống cũng thay đổi. Trong đó, có một vấn đề khiến nhiều người và đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm chính là các loại chứng chỉ hay chứng nhận về năng lực của bản thân. Để đáp ứng được lượng công việc tốt nhất, các nhà tuyển dụng hiện nay đã yêu cầu các ứng viên phải có đầy đủ một số loại bằng cấp phù hợp.Vậy, chứng chỉ là gì? Chứng chỉ và chứng nhận khác nhau như thế nào? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Nghị định 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

1. Chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ được hiểu là văn bằng chính nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công khóa học nhất định do cơ quan giáo dục hoặc  cơ sở đào tọa có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

Theo đó, tác giá sẽ giới thiệu về khái niệm chứng chỉ hành nghề như sau:

chứng chỉ hành nghề giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Chứng chỉ được dịch sang tiếng Anh như sau: “Diploma”.

Chứng nhận: “Certificate”.

Chứng chỉ xây dựng: “Construction certificate”.

Điều kiện: “Condition”.

3. Chứng chỉ và chứng nhận khác nhau như thế nào?

Tiêu chí so sánh

Chứng chỉ [Diploma]

Chứng nhận [Certificate]

Định nghĩa Chứng chỉ [Diploma] là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài. Chứng nhận [Certificate] có phạm vi bao hàm những nội dung rộng hơn, với nhiều mục đích khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, giấy chứng nhận được trao cho sinh viên/ học sinh khi họ vượt qua được một kì thi, dành giải trong một cuộc thi hay đôi khi cũng để chứng nhận họ đã hoàn thành một khóa học.
Thời gian cấp Một khóa học cấp chứng chỉ thường kéo dài vài năm. Để nhận được chứng chỉ, người học phải đạt được một số điểm hay thỏa mãn các yêu cầu nhất định. Một khóa học cấp chứng nhận thường kéo dài trong thời gian ngắn hơn chứng chỉ, thường là trong vài tháng. ​
Lĩnh vực liên quan – Liên quan đến giáo dục.

– Ví dụ: Khóa học cấp chứng chỉ sư phạm, tin học, tiếng anh,…

– Có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến giáo dục.

– Ví dụ: Khóa học lái xe, học thiết kế web, khóa học phòng cháy chữa cháy, khóa học sơ cứu,…

Phạm vi áp dụng  – Chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục

– Thường được trao cho những sinh viên/học sinh đã hoàn tất việc học ở trường cấp 3 và các chương trình học sau đó

– Có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giáo dục,…

– Có thể được trao cho bất kì ai đã thành thạo kỹ năng trong đời sống/ khóa đào tạo, không nhất thiết phải liên quan đến giáo dục

4. Quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng

Chứng chỉ năng lực xây dựng được hiểu là bản đánh giá năng lực viết tắt của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định thì Chứng chỉ năng lực xây dựng sẽ bao gồm các nội dung như sau:

Thứ nhất, các tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

– Khảo sát xây dựng;

+ Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II cùng loại;

+ Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm C, công trình đến cấp III cùng loại;

– Lập quy hoạch xây dựng;

+ Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng;

+ Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị loại II trở xuống, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn;

+ Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị loại IV trở xuống, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp huyện, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn.

– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

+ Hạng I: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại các cấp;

+ Hạng II: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp II trở xuống;

+ Hạng III: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp III trở xuống;

– Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;

+ Hạng I: Được lập và thẩm tra các dự án cùng loại;

+ Hạng II: Được lập và thẩm tra các dự án nhóm B cùng loại trở xuống;

+ Hạng III: Được lập và thẩm tra các dự án nhóm C và Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng cùng loại;

– Tư vấn quản lý dự án;

+ Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại;

+ Hạng II: Được quản lý các dự án nhóm B cùng loại trở xuống;

+ Hạng III: Được quản lý các dự án nhóm C và các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

– Thi công xây dựng công trình;

+ Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

+ Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

– Giám sát thi công xây dựng và kiểm định xây dựng;

+ Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

+ Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

+ Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án;

+ Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm B trở xuống;

+ Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Thứ hai, điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

+ Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

–  Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

hiệu lực của chứng chỉ năng lực hoạt động

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu. Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

– Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của mình.

Thứ ba, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức;

– Bản kê khai danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt theo mẫu;

– Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm của tổ chức ít nhất 3 [ba] công việc tiêu biểu trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký;

– Bản kê khai năng lực tài chính; máy, thiết bị, phần mềm máy tính theo yêu cầu đối với từng lĩnh vực đăng ký;

– Quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng lĩnh vực đăng ký.

Thứ tư, thẩm quyền cấp chứng chỉ

– Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I;

– Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với các hạng khác nhau thì cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Thứ năm, thời gian và hiệu lực của chứng chỉ năng lực

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 10 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại chứng chỉ năng lực hoặc khi có nhu cầu.

– Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Thứ sáu, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực xây dựng

– Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng I: được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;

– Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng II: Được giám sát công trình xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

– Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về chứng chỉ là gì? Chứng chỉ và chứng nhận khác nhau như thế nào. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề