Cách phần biết tỉ số phần trăm

Thực tế cho thấy, việc dạy - học “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” không phải là việc dễ đối với cả giáo viên và học sinh.

Những lỗi thường gặp

Cô giáo Nguyễn Thị Hảo - Trường tiểu học Dạ Trạch (Hưng Yên) cho biết, trong quá trình học nội dung kiến thức này, học sinh đôi khi còn hay lẫn lộn một cách đáng tiếc; chưa phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa tỉ số và tỉ số phần trăm; trong quá trình thực hiện phép tính còn hay ngộ nhận.

Việc vận dụng các kiến thức cơ bản vào thực hành còn gặp nhiều hạn chế, các em hay bắt chước các bài thầy giáo hướng dẫn mẫu để thực hiện yêu cầu của bài sau nên dẫn đến nhiều sai lầm cơ bản.

Cụ thể: Khi thực hiện phép tính tìm tỉ số phần trăm của hai số, học sinh còn lẫn lộn giữa đại lượng đem ra so sánh và đại lượng chọn làm đơn vị so sánh (đơn vị gốc, hay đơn vị chuẩn) dẫn đến kết quả tìm ra là sai.

Rất nhiều học sinh chưa hiểu được bản chất của tỉ số phần trăm, dẫn đến việc lựa chọn phép tính, ghi tỉ số phần trăm bừa bãi, sai ý nghĩa toán học.

Khi trình bày phép tính tìm tỉ số phần trăm của 2 số, học sinh thực hiện bước thứ 2 của quy tắc còn nhầm lẫn nhiều (kể cả một số giáo viên) dẫn đến phép tính sai về ý nghĩa toán học.

Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng 2 và dạng 3 học sinh chưa xác định được tỉ số phần trăm số đã biết với số chưa biết, chưa lựa chọn đúng được số làm đơn vị so sánh để đưa các số khác về so với đơn vị so sánh đã lựa chọn.

Việc tính tỉ số phần trăm của 2 số khi thực hiện phép chia còn dư mới, một số học sinh còn bỡ ngỡ trong việc lấy số chữ số trong phần thập phân của thương. Các em còn lẫn lộn giữa việc lấy hai chữ số ở phần thập phân của tỉ số phần trăm với lấy hai chữ số ở thương khi đi thực hiện phép chia để tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Giống như khi giải các bài toán về phân số, khi giải các bài toán về phần trăm học sinh còn hay hiểu sai ý nghĩa tìm đơn vị của các tỉ số phần trăm nên dẫn đến việc thiết lập và thực hiện các phép tính bị sai.

Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm do không hiểu về quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán nên các em hay mắc những sai lầm.

Khi giải một số bài toán phần trăm về tính tiền lãi, tiền vốn học sinh ngộ nhận và cho rằng tiền lãi và tiền vốn có quan hệ tỉ lệ với nhau, dẫn đến giải sai bài toán.

Về phía giáo viên, trong giảng dạy còn lúng túng hoặc chưa coi trọng việc phân loại kiến thức. Do đó việc tiếp thu của học sinh không được hình thành một cách hệ thống nên các em rất mau quên.

Có thầy cô chưa thật triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh chưa thực sự được tự mình tìm đến kiến thức, chủ yếu cung cấp kiến thức một cách áp đặt, không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.

Việc sử dụng các sơ đồ, các hình vẽ minh hoạ cho mỗi bài toán về tỉ số phần trăm có tác dụng rất tốt trong việc hướng dẫn học sinh tìm cách giải cho bài toán đó nhưng giáo viên chưa khai thác hết thế mạnh của nó. 

Khi dạy dạng bài nâng cao, đôi khi giáo viên chưa tuân thủ nguyên tắc từ bài dễ đến bài khó, từ bài đơn giản đến bài phức tạp nên học sinh tiếp thu bài không được hệ thống. Trong quá trình đánh giá bài làm của học sinh, nhiều khi đòi hỏi quá cao, dẫn đến tình trạng chỉ có một số ít học sinh thực hiện được.

Sau mỗi dạng bài hay một hệ thống các bài tập cùng loại, giáo viên chưa coi trọng việc khái quát chung cách giải cho mỗi dạng để khắc sâu kiến thức cho học sinh.

Khi hướng dẫn học sinh giải các bài toán phức tạp, giáo viên chưa chú trọng đến việc giúp học sinh biến đổi các bài toán đó về các bài toán dạng cơ bản đã được học.

Cách giải 3 dạng toán tỉ số phần trăm cơ bản

Cô giáo Nguyễn Thị Hảo cho biết, bài toán về tỉ số phần trăm có 3 dạng cơ bản: Bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số; bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số; bài toán về tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó.

Ngoài ra, còn một số dạng không cơ bản bao gồm các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến các dạng toán điển hình như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số, toán về hai tỉ số, toán có nội dung hình học

Với bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số đó, cần nắm chắc cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số theo hai bước:

Bước 1: Tìm thương của hai số đó

Bước 2: Nhân thương đó với 100, rồi viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải tích vừa tìm được.

Biết đọc, biết viết các tỉ số phần trăm, làm tính với các tỉ số phần trăm.

Hiểu được các số liệu đơn giản về tỉ số phần trăm.

Cô Nguyễn Thị Hảo lưu ý: Giáo viên cần giúp học sinh hiểu sâu sắc về các tỉ số phần trăm ; nắm chắc cách tìm tỉ số phần trăm của hai số; có kĩ năng chuyển các tỉ số phần trăm về các phân số có mẫu số là 100 trong quá trình giải.

Xác định rõ ràng đơn vị so sánh và đối tượng đem ra so sánh để có phép tính đúng.

Xác định đúng được tỉ số phần trăm của 1 số cho trước với số chưa biết hoặc tỉ số % của số chưa biết so với số đó biết trong bài toán.

Dạng II : Bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết

Học sinh cần biết cách tìm m% của một số A đó biết bằng một trong hai cách:

Lấy A : 100 m hoặc lấy A m : 100

Biết vận dụng cách tính trên vào giải các bài toán về phần trăm. Biết giải các bài toán có sự phối hợp giữa tìm tỉ số phần trăm của hai số và tìm giá trị một số phần trăm của một số.

Ở dạng này, giáo viên cần giúp học sinh xác định đúng tỉ số phần trăm của một số chưa biết với một số đó biết để thiết lập đúng các phép tính.

Phải hiểu rõ các tỉ số phần trăm có trong bài toán. Cần xác định rõ đơn vị so sánh ( hay đơn vị gốc) để coi là 100 phần bằng nhau hay 100%

Trong bài toán có nhiều đại lượng, có những đại lượng có thể vừa là đơn vị so sánh, vừa là đối tượng so sánh.

Dạng III: Bài toán về tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó

Với dạng này, học sinh cần biết cách tìm một số khi biết m% của số đó là n theo hai cách tính: Số cần tìm là: n:m 100 hoặc n 100:m

Biết vận dụng cách tính trên khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm.

Biết giải các bài toán có sự kết hợp cả ba dạng toán cơ bản. Biết phân biệt sự khác nhau giữa dạng 2 và dạng 3 để tránh nhầm lẫn khi vận dụng.

Sau khi học sinh đã nắm được ba dạng cơ bản của bài toán về tỉ số phần trăm, giáo viên cần tổ chức cho học sinh luyện tập các bài toán tổng hợp cả ba dạng để củng cố cách giải, rèn kĩ năng và phân biệt sự khác nhau của ba dạng bài đó.

Với các bài toán về tỉ số phần trăm dạng không cơ bản, cô Nguyễn Thị Hảo lưu ý, khi giải, giáo viên cần chú ý:

Để giải được các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến các dạng toán điển hình đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng biến đổi bài toán đó để đưa về các dạng toán điển hình đã học. Biết làm thành thạo các phép tính với các tỉ số phần trăm và các phép đổi tỉ số phần trăm ra phân số và ngược lại.

Khi thực hiện phép nhân và phép chia hai tỉ số phần trăm học sinh phải biết cách đổi các tỉ số phần trăm đó ra phân số sau đó thực hiện phép nhân, chia các phân số.

Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng hai tỉ số, học sinh thường hay mắc phải sai lầm là thiết lập các phép tính không cùng đơn vị. Để khắc phục tồn tại này, khi hướng dẫn học sinh giải giáo viên cần cho các em thảo luận để tìm ra đại lượng không đổi trong bài toán đó. Lấy đại lượng không đổi đó làm đơn vị so sánh để thiết lập tỉ số giữa các đại lượng liên quan với đại lượng không đổi đó.

Giáo viên cần cho các em nắm chắc lại một số tính chất của phép cộng và phép trừ hai số như: tổng hai số không đổi nếu ta thêm vào số này đồng thời bớt ở số kia đi cùng một số như nhau. Hiệu hai số không đổi nếu ta cùng thêm hoặc cùng bớt ở hai số đi một số như nhau.

Để giải được các bài toán phần trăm có chứa các yếu tố hình học nắm chắc các công thức liên quan đến tính chu vi, diện tích và các yếu tố cạnh của các hình đó.

Các dạng toán tìm tỉ số phần trăm học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Toán 5. Mỗi dạng đều có cách giải cụ thể. Tuy nhiên, để phân biệt được từng dạng toán tìm số phần trăm để áp dụng vào bài giải không phải học sinh nào cũng thông thạo. Trong bài viết hôm nay, THPT Sóc Trăngbooks sẽ hướng dẫn cụ thể để bạn dễ dàng phân biệt nhé ! Chia sẻ thôi nào !

1. CÁC DẠNG TOÁN TÌM TỈ SỐ PHẦN TRĂM

  • Cách phần biết tỉ số phần trăm

  • Cách phần biết tỉ số phần trăm

  • Cách phần biết tỉ số phần trăm

  • Cách phần biết tỉ số phần trăm

Cách phần biết tỉ số phần trăm

Bạn đang xem: Các dạng toán tìm tỉ số phần trăm: công thức và bài tập

DẠNG 1: TÌM TỈ SỐ PHẦN TRĂM CỦA HAI SỐ

Công thức: Để tìm tỉ số phần trăm của số A so với số B ta chia số A cho số B rồi nhân với 100.

 Ví dụ1: Lượng nước trong hạt tươi là 16 %. Người ta lấy 200 kg hạt tươi đem phơi khô thì lượng hạt đó giảm đi 20 kg. Tính tỉ số phần trăm lượng nước trong hạt phơi khô?

Gợi ý: Trước hết ta cần tìm lượng nước trong hạt tươi ban đầu rồi tìm lượng nước còn lại trong hạt khô để cuối cùng tìm tỉ số phần trăm lượng nước trong hạt phơi khô.

Giải: 

Lượng nước trong hạt tươi ban đầu là: 200 x 16 % = 32 (kg)Sau khi phơi khô 200 kg hạt tươi thì lượng hạt đó nhẹ đi 20 kg, nên lượng còn lại trong hạt phơi khô là:32 – 20 = 12 (kg)Lượng hạt đã phơi khô còn lại là:200 – 20 = 180 (kg)Tỉ số phần trăm của lượng nước trong hạt phơi khô là:12 : 180 = 6,7%

Đáp số: 6,7%

Ví dụ2:

Một người bỏ ra 42000đ tiền vốn để mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 52500đ. a.Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?

b.Người đó thu lãi bao nhiêu phần trăm?

Giải:

a) Tiền bán rau so với tiền vốn là:

52500 : 42000 = 1,25 = 1,25 x100% = 125%.

b) Tiền lãi là:

125 – 100 = 25(%)

Đáp số: 25%

Ví dụ 3:

Cuối năm học, một cửa hàng hạ giá bán vở 20%. Hỏi với cùng một số tiền như cũ, một học sinh sẽ mua thêm được bao nhiêu phần trăm số vở?

Gợi ý: Xem giá tiền một quyển vở trước đây là 100% để tính khi hạ giá, từ đó tính được số vở mua thêm.

Lời giải:

Do đã bán hạ giá 20% nên để mua một quyển vở trước đây cần phải trả 100% số tiền thì nay phải trả:

100% – 20% = 80% (số tiền)

20% số tiền còn lại mua được:

20 : 80 = 25%(số vở)

Đáp số: 25% số vở

Ví dụ 4:

Trong vườn có 12 cây cam và 28 cây chanh. Tìm tỉ số phần trăm số cây cam so với số cây trong vườn?

Gợi ý: Ta phải tìm tỉ số phần trăm của số cây cam so với số cây trong vườn. Như vậy trước hết phải tìm số cây trong vườn rồi mới tìm tỉ số phần trăm như bài yêu cầu.

Giải: Số cây trong vườn là:

12 + 28 = 40 (cây)

Tỉ số phần trăm số cây cam so với số cây trong vườn là:

12 : 40 = 0, 3 = 0, 3 x 100 % = 30%

Đáp số: 30%

DẠNG 2: TÌM GIÁ TRỊ PHẦN TRĂM CỦA MỘT SỐ

Muốn tìm giá trị phần trăm của một số ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100.

Ví dụ 1: Một cái xe đạp giá 400 000đ, nay hạ giá 15%. Hỏi giá cái xe đạp bây giờ là bao nhiêu?

Gợi ý: Bài toán này có 2 cách giải: tìm số tiền hạ giá và suy ra giá bán mới hoặc tìm tỉ số phần trăm giá mới so với giá ban đầu rồi tìm ra giá bán mới.

Giải

Giá bán đã hạ bớt:

15% x 400 000 = 60 000 (đ)

Giá xa đạp bây giờ là:

400 000 – 60 000 = 340 000 (đ)

Đáp số: 340 000 đ

Ví dụ 2: Một nhà thầu xây dựng nhận xây cất một ngôi nhà với chi phí là 360 000 000 đồng nhưng chủ nhà xin hạ bớt 2,5%, nhà thầu đồng ý. Tính số tiền nhà thầu nhận xây nhà?

Gợi ý: Bài toán này cũng có 2 cách giải, ở đây chúng tôi chỉ một cách, còn một cách nũa bạn tự luyện tập thêm nhé !

Bài giải:

Nếu xem số tiền nhà thầu nhận xây nhà ban đâù là 100% thì số tiền xây nhà sau khi bớt so với số tiền ban đầu là:

100% – 2,5% = 97,5%

Số tiền nhà thầu nhận xây nhà là:

360 000 000 x 97,5 : 100 = 351 000 000 (đồng)

Đáp số: 351 000 000 đồng

Ví dụ 3. Một thư viện có  6 000 quyển sách. Cứ sau mỗi năm số sách thư viện lại tăng thêm 20% ( so với năm trước). Hỏi sau hai năm thư viện có tất cả bao nhiêu quyển sách?

Gợi ý: 20% là tỉ số phần trăm số sách tăng mỗi năm so với số sách năm trước. Bởi vậy muốn biết số sách tăng ở năm thứ hai phải biết số sách có sau năm thứ nhất.

Giải: 

Sau năm thứ nhất số sách tăng thêm là:

20% x 6 000 = 1 200 (quyển)

Sau năm thứ nhất thư viện có số sách là:

6 000 + 1 200 = 7 200 (quyển)

Sau năm thứ hai số sách tăng thêm là:

20% x 7 200 = 1 440 (quyển)

Sau hai năm thư viện có số sách là:

7 200 + 1 440 = 8 640 (quyển)

Đáp số: 8 640 quyển.

DẠNG 3: TÌM MỘT SỐ KHI BIẾT GIÁ TRỊ PHẦN TRĂM CỦA SỐ ĐÓ

Muốn tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó ta lấy giá trị đó chia cho số phần trăm rồi nhân với 100 hoặc lấy giá trị đó nhân với 100 rồi chia cho số phần trăm.

Ví dụ 1.  Một ô tô du lịch ngày thứ nhất đi được 28%, ngày thứ hai đi được 32% toàn bộ quảng đường dự định, ngày thứ ba đi nốt 240km còn lại. Hỏi trong ba ngày ô tô đó đã đi được quảng đường dài bao nhiêu?

Gợi ý: 240 km là quảng đường còn lại sau khi đi 2 ngày nên ta phải tìm tỉ số phần trăm của độ dài quãng đường đi ngày thứ ba so với toàn bộ quãng đường dự định đi. Từ đó sẽ tìm ra quãng đường mà xe đi trong 3 ngày.

Giải:

Sau 2 ngày ô tô đi được số phần trăm quãng đường so với dự định là:

28% + 32% = 60%

Như vậy ngày thứ ba xe sẽ đi quãng đường là:

100% – 60% = 40%

1% quãng đường dự định đi là:

240 : 40% = 6 (km)

Quảng đường đi trong 3 ngày là:

6 x 100 = 600 (km).

Đáp số: 600 km.

Ví dụ 2. Số học sinh giỏi của một trường tiểu học là 64 em chiếm 12,8% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?

Gợi ý:  64 là 12,8 % ta phải tìm số học sinh toàn trường tức là tìm 100% là bao nhiêu? Có thể làm theo phương pháp rút về đơn vị (tính 1%) và từ đó có 100% (nhân 100).

Giải:

1% học sinh của trường là:

64 : 12,8% = 5 (em)

Số học sinh toàn trường là:

5 x 100 = 500 (em)

Đáp số: 500 em.

Ví dụ 3. 

Tính tuổi hai anh em biết 62,5% tuổi anh hơn 75% tuổi em là 2 tuổi và 50% tuổi anh hơn 37,5% tuổi em là 7 tuổi.

Gợi ý: Theo đề bài thì 50% tuổi anh hơn 37,5% tuổi em là 7 tuổi hay (50% x 2) tuổi anh hơn (37,5% x 2) tuổi em là 14 tuổi.

Bài giải:

Vì 50% tuổi anh hơn 37,5 tuổi em là 7 tuổi nên 100% tuổi anh hơn 75% tuổi em là 14 tuổi.

100% hơn 62,5% là:

100% – 62,5% = 37,5%

14 tuổi hơn 2 tuổi là:

14 – 2 = 12 (tuổi)

Tuổi anh là:

12 : 37,5 x 100 = 32 (tuổi).

75% tuổi em là:

32 – 14 = 18 (tuổi).

Tuổi em là:

18 : 75 x 100 = 24 (tuổi)

Đáp số: Em 24 tuổi

Anh 32 tuổi

DẠNG 4: BÀI TOÁN VỀ TÍNH LÃI, TÍNH VỐN

Ví dụ 1: Một chiếc xe đạp giá 1 700 000 đồng, nay hạ giá 15%. Hỏi giá chiếc xe đạp bây giờ là bao nhiêu?

Bài giải:

Xem giá chiếc xe đạp lúc đầu là 100%, sau khi giảm chỉ còn:

100% – 15% = 85%

Giá chiếc xe đạp hiện nay là:

1 700 000 x 85 : 100 = 1 445 000(đồng)

Đáp số: 1 445 000 đồng.

DẠNG 5: BÀI TOÁN ĐƯA VỀ DẠNG TOÁN TỔNG TỈ – HIỆU TỈ

Ví dụ 1: Tổng của hai số bằng 25% thương của hai số đó cũng bằng 25%. Tìm hai số đó.

Gợi ý: Đổi 25% về dạng phân số, bài toán đưa về dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số.

Bài giải:

Đổi 25% = 0,25

Số thứ nhất là: 0,25 : (1+4) = 0,05

Số thứ hai là: 0,25 – 0,05 = 0,2

Đáp số: 0,05 và 0,2

Ví dụ 2: Tìm hai số, biết 25% số thứ nhất bằng 1/3 số thứ hai và hiệu của hai số là 15/37.

Bài giải:

Đổi 25% = 1/4

Theo bài ra 1/4 số thứ nhất bằng 1/3 số thứ hai:

Số thứ nhất là: 15/37 : (4 – 3) x 4 = 60/37

Số thứ hai là: 60/37 – 15/37 = 45/37

Đáp số: 60/37 và 45/37

DẠNG 6: CÁC BÀI TOÁN MỞ RỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DẠNG TOÁN KHÁC

Ví dụ 1: Một xe ô tô dự định đi từ A đến B trong 2 giờ. Nhưng do thời tiết xấu nên ô tô đã phải giảm vận tốc 10% so với vận tốc dự kiến và số giờ phải đi đã tăng lên 30 phút để đi tới C vượt quá B là 26 km. Tính khoảng cách từ A tới B.

Gợi ý: Quãng đường từ A tới B là không thay đổi. Giảm vận tốc thì đương nhiên thời gian đi sẽ phải tăng lên. Chúng ta sẽ lấy vận tốc và thời gian dự kiến làm chuẩn (100%) để tính vận tốc và thời gian thực đi.

Giải:

Vận tốc thực đi so với vận tốc dự kiến là:

100% – 10% = 90%

Thời gian thực đi:

2 giờ + 30 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ = 140% thời gian dự kiến 

Quãng đường thực đi so với quãng đường từ A đến B:

90% x 140% = 126%

Khoảng cách từ B tới C mà xe đi thêm so với khoảng cách từ A tới B:

126% – 100% = 26%

Do đó khoảng cách từ A tới B là:

26 : 26% x 100 = 100 (km).

Đáp số: 100 km.

Ví dụ 2. Sản lượng thu hoạch cam của vườn nhà bác An hơn vườn nhà bác Cúc là 26% mặc dù diện tích vườn của bác An chỉ hơn vườn nhà bác Cúc là 5%. Hỏi năng suất thu hoạch của vườn nhà bác An hơn năng suất thu hoạch của vườn nhà bác Cúc là bao nhiêu phần trăm?

Gợi ý: Chúng ta lấy diện tích và sản lượng thu hoạch của vườn nhà bác Cúc làm chuẩn (100%) để tính diện tích và sản lượng thu hoạch của vườn nhà bác An.

Giải:

Coi sản lượng vườn nhà bác Cúc  là 100% thì sản lượng vườn nhà bác An là:

100% + 26% = 126%

Coi diện tích vườn cam nhà bác Cúc là 100% thì diện tích vườn cam nhà bác An là:

100% + 5% = 105%

Năng suất vườn cam nhà bác An là:

126 : 105 = 120%

Năng suất vườn cam nhà bác An nhiều hơn năng suất vườn cam nhà bác Cúc là:

120% – 100% = 20%

Đáp số: 20%.

2. BÀI TẬP VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM

Bài 1: Lượng nước trong cỏ tươi là 55%, trong cỏ khô là 10%. Hỏi phơi 100kg cỏ tươi ta được bao nhiêu kg cỏ khô?

Bài 2: Một cửa hàng bán thực phẩm sau khi bán hết hàng đã thu về số tiền là

24 200 000 đồng. Tính ra được lãi 21% so với vốn đã bỏ ra. Hỏi cửa hàng đã bỏ ra bao nhiêu vốn để mua hàng?

Bài 3: Giá xăng từ 20 000 đồng lên 21 700 đồng một lít. Hỏi giá xăng tăng bao nhiêu phần trăm?

Bài 4: Lượng muối chứa trong nước biển là 5%. Cần phải đổ thêm vào 200kg nước biển bao nhiêu kg nước lã để được một loại dung dịch chứa 2% muối?

Bài 5: Trong trường có 68% số học sinh biết tiếng Nga, 5% biết cả tiiếng Anh lẫn tiếng Nga. Số còn lại chỉ biết tiếng Anh. Hỏi có bao nhiêu phần trăm số học sinh trong trường biết tiếng Anh?

Bài 6: Nhân ngày 26-3, một cửa hàng bán đồ lưu niệm bán hạ giá 10% so với ngày thường. Tuy vậy họ vẫn lãi 8% so với giá vốn. Hỏi ngày thường họ lãi bao nhiêu phần trăm so với giá vốn?

Bài 7: Một cửa hàng buôn bán hoa quả đặt hàng 4,5 tấn cam với giá 18000 đồng một kilôgam. Tiền vận chuyển là 1 600 000 đồng. Giả sử 10% số cam bị hỏng trong quá trình vận chuyển và tất cả số cam đều bán được. Hãy tính xem mỗi kg cam cần bán với giá bao nhiêu để thu lãi 8%?

Bài 8: Bố mua 2 đôi giày cho Tiến nhưng đều bị nhỏ nên mẹ phải mang bán 2 đội giày đó đi. Mỗi đôi giày đều bán với giá 300 000 đồng. Trong đó một đôi bán nhiều hơn giá mua 20%, đôi kia bán ít hơn giá mua 20%. Hỏi mẹ Tiến bán được lãi hay lỗ bao nhiêu tiền?

Bài 9: Một người bán lẻ mua một số hộp sữa bột với giá 24 000 đồng/hộp, khi thanh toán tiền chủ hàng đã giảm cho người mua hàng một số tiền bằng 12,5% giá tiền một hộp. Sau đố người ấy bán lại số tiền sữa trên với tiền lãi bằng 33 % giá vốn sau khi đã giảm bớt 20% trên giá niêm yết. Hỏi giá niêm yết trên một hộp sữa là bao nhiêu đồng?

Bài 10: Một chất lỏng A bị bốc hơi theo quy luật: Cứ 4 giờ 10 phútthì mất 50% dung lượng của chất lỏng đó. Hỏi nếu cho bốc hơi 256 lít chất lỏng A thì sau 1 ngày, 1 giờ chất lỏng A còn bao nhiêu lít?

Vậy là các bạn vừa được ôn lại phần kiến thức các dạng toán tìm tỉ số phần trăm vô cùng hữu ích. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết, bạn đã nắm vững hơn về phần kiến kiến thức toán học vô cùng quan trọng này. Chia sẻ thêm các dấu hiệu chia hết của một số tự nhiên tại đường link này nữa bạn nhé ! Thân ái !!!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục