Cách nấu canh bóng mọc

- Bóng bì: 500g
- Xương lợn: 200g
- Thịt lợn: 100g
- Thịt gà: 100g
- Tôm nõn khô: 60g
- Súp lơ: 200g
- Su hào: 1 củ
- Quả đậu Hà Lan: 50g
- Cà rốt: Nửa củ
- Hành tây: nửa củ 
- Nấm hương: 100g
- Cần tây: 1 bẹ
- Rau mùi: 3 - 5 nhánh
- Mì chính, hạt tiêu, muối, nước mắm

Cách nấu canh bóng mọc
Nguyên liệu nấu canh bóng thập cẩm (Ảnh: dienmayxanh.com)

2. Cách nấu canh bóng thập cẩm chuẩn vị miền Bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Mang tôm, xương lợn, thịt gà, thịt lợn rửa sạch và để ráo.

Ngâm bóng bì với nước vo gạo trong khoảng 30 phút cho mềm, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đó, cắt bóng bì ra thành từng miếng vừa ăn.

Ngâm nấm hương với nước vo gạo khoảng 15 phút cho nấm mềm, rửa sạch và cắt làm đôi.

Gọt vỏ su hào, cà rốt rồi rửa sạch sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Đậu Hà Lan tuốt sạch đường gân hai bên mép đậu. Súp lơ rửa sạch rồi chẻ thành từng miếng nhỏ. Rau mùi nhặt sạch lá hỏng, bỏ rễ, rửa sạch rồi cắt đôi. Cần tây rửa sạch, cắt khúc.

Bước 2: Luộc tôm và xương lợn

Cho vào nồi khoảng 350ml nước đun sôi. Khi nước sôi, cho tôm khô vào đun thêm khoảng 4 - 5 phút cho tôm vừa chín. Khi tôm chín mềm thì vớt ra, ngâm với nước lạnh, con to bổ đôi, con nhỏ thì để nguyên. 

Xương lợn chặt khúc, cho vào nồi cùng một lít nước, đun sôi hớt bọt rồi để sôi lăn tăn, sau đó thêm một ít muối vào nồi nước dùng. Khi thấy nhiều váng, nước dùng trong và xương róc thịt thì đem lọc lấy nước trong.

Bước 3: Đun nước dùng

Cho thêm 400ml nước lọc vào nồi xương lợn, thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, tôm khô vào và đun với lửa vừa. Sau khi nước dùng sôi được 5 phút thì bạn cho thịt gà, thịt lợn vào luộc chung trong khoảng 15 phút. Lưu ý là trong quá trình đun nước dùng phải thường xuyên vớt bỏ lớp bọt nổi lên trên để nước dùng có độ trong nhất định.

Khi thịt gà, thịt lợn chín thì vớt ra, cho vào tô nước lạnh ngâm cho thịt nguội lại. Sau khi thịt đã nguội, bạn cắt thịt lợn thành từng lát mỏng vừa ăn và xé nhỏ thịt gà.

Bước 4: Nấu bóng và các nguyên liệu rau củ

Sau khi phần nước dùng đã đủ thời gian nấu, bạn lọc lấy nước trong. Sau đó đun sôi nước dùng và cho thêm bóng bì, cà rốt, nấm hương, su hào, súp lơ vào nấu chung với lửa vừa. Khi rau củ đã chín thì bạn cho đậu Hà Lan, cần tây, hành tây vào, thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, nửa muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm vào, đu thêm khoảng 2 phút nữa cho đậu chín thì tắt bếp.

Bước 5: Hoàn thành

Tới giờ ăn, múc canh ra tô, thêm thịt gà, thịt lợn, tôm lên trên, cho một ít rau mùi để trang trí, 1 chút tiêu xay vào và thưởng thức.

Cách nấu canh bóng mọc
Nấu canh bóng thập cẩm chuẩn vị miền Bắc (Ảnh: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

3. Một số lưu ý khi nấu canh bóng thập cẩm

Nếu không nấu canh bóng thập cẩm bằng nước xương lợn thì có thể dùng nước luộc gà, nước xương gà để nấu. 

Để khử mùi của bóng bì, sau khi ngâm bóng với nước vo gạo, bạn có thể dùng một ít rượu trắng và gừng đập dập chà xát bóng khoảng 5 phút, sau đó xả lại với nước sạch.

Canh bóng bì thập cẩm với đủ màu sắc từ thịt, tôm và các loại rau củ rất hấp dẫn. Nước canh trong, có vị ngọt đậm đà, bóng bì dai giòn sựt sựt, tôm và thịt thơm ngon. Món canh bóng thập cẩm ăn kèm với bún hoặc cơm thì thật tuyệt.

Chúc các bạn nấu canh bóng thập cẩm thành công!

>>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất.

Phương Anh (Tổng hợp)

Cách nấu canh bóng mọc

Cách làm thịt kho tàu không cần nước dừa vẫn thơm ngon, chuẩn vị

Thịt kho tàu đang dần trở thành món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Cách làm thịt kho tàu khá đơn giản. Hãy cùng khám phá công thức làm thịt kho tàu không cần nước dừa tại nhà nhé.

Cách nấu canh bóng mọc

SKĐS - Canh bóng thả (hay canh bóng bì) là món ăn thông dụng trong cỗ bàn của ẩm thực Hà Nội xưa, là một trong bốn bát canh trên mâm cỗ ngày tết: Bóng, vây, măng, miến...

Hiện nay, món canh bóng thả cũng rất phổ biến trong các bữa cỗ tại nhiều nơi.

Thành phần canh bóng thả: Bóng bì 100g -200g, thịt lợn nạc 150g- 300g, xương sống lợn 500g, tôm nõn 100g - 200g (có thể thêm trứng chim cút 10 – 15 quả), đậu Hà Lan 100 – 120g, nấm hương 50g, cà rốt 50g-100g, súp lơ 100g – 150g. Gia vị: Bột ngọt, rượu trắng, gừng tươi, dầu ăn, mắm …

1. Cách làm canh bóng thả

  • Xương sống trần qua bằng nước sôi, xào qua và cho ít mắm muối, ninh kỹ.
  • Bóng bì ngâm trong nước nóng cho mềm, thái vuông hay con chì khoảng 3cm, sau đó cho vào nước phèn và bóp nhẹ. Rửa kỹ bằng nước lạnh cho sạch, để ráo.
  • Gừng cạo bỏ vỏ, giã nát, thêm nửa chén rượu và nửa chén nước, đổ vào bóng bì và bóp nhẹ.
  • Nấm hương ngâm, rửa sạch.
  • Một nửa thịt rửa sạch thái lát, một nửa xay nhuyễn thành giò sống, đắp lên tai nấm.
  • Trứng chim cút luộc bóc bỏ vỏ.
  • Các thực phẩm khác rửa sạch cắt miếng hay thái khúc.
  • Phi hành mỡ cho thơm, cho các lát thịt và bóng vào xào săn, để riêng.
  • Cho nước hầm xương và tôm khô, ninh kỹ.
  • Cho nấm, (trứng chim), súp lơ, cà rốt vào, tiếp theo cho bóng bì và thịt, đun sôi, cho hành lá, nước mắm và bột ngọt cho vừa miệng là được.

Cách nấu canh bóng mọc

Canh bóng thả ăn béo béo, ngọt lịm, man mát và thơm lừng.

2. Giá trị của các thực phẩm trong canh bóng thả

- Bóng bì có tên khác là bì lợn, bì heo, trư phu; là phần da lợn được cạo sạch hết lông bên ngoài và lớp mỡ bên trong, phơi khô và nướng phồng. Khi chế biến thường được ngâm nước cho mềm, tẩy bằng rượu trắng và gừng cho hết mùi hôi; cắt miếng vừa ăn.

Để làm bóng phải chọn bì lợn ngon, không được dùng bì lợn sề, lợn già... Việc cạo sạch lớp mỡ gần da cho phép loại bớt cholesterol, là thủ phạm gây bệnh tim mạch và béo phì.

Theo Y Dược học cổ truyền, bì lợn có vị ngọt, tính bình; vào thận, phế; có công năng bổ phế, dưỡng da, bổ âm. Dùng cho các trường hợp khô rát da, bong da, đau sưng họng.

Theo Y học hiện đại, trong 100g bì lợn có 26,4g protein, 22,7g lipid, 4g glucid, vitamin và khoáng chất (calci, photpho, sắt …).

- Thịt lợn nạc vị ngọt, tính bình; vào tỳ, vị, thận; có tác dụng tư âm, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp nhiễm trùng, sốt cao, mất nước, ho khan, táo bón, đái tháo đường, suy kiệt thiểu dưỡng.

Thịt lợn nạc có chứa protein, lipid, calci, phosphor, magie, sắt, vitamin E, vitamin B1, vitamin B2...

- Xương sống lợn: Vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ âm, ích tinh tủy, nhuận cơ nhục. Xương ống có calci phosphat, oscein, Mg, Na, K, Fe.

Xương sống chứa nhiều vitamin D giúp phát triển xương, có vitamin K có tác dụng chống loãng xương.

- Tôm nõn(tôm bóc vỏ): Vị ngọt, tính ấm; vào can, thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, thông nhũ (lợi sữa), thoát tiêu mủ.

Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, tắc sữa, mụn nhọt, áp xe, các ổ viêm tấy mưng mủ... Thịt tôm có nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP.

Ngoài ra, còn có cholesterol, melatonin, acid béo, omega -3.

- Đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, vị; có tác dụng hòa trung, hạ khí, lợi tiểu tiện, giải độc. Chữa tiêu chảy, thổ tả cấp, nôn mửa, cước khí (đau nhức bên trong gót chân, nhìn bên ngoài gót chân không sưng, nóng, đỏ, chỉ đau ở một vị trí nhất định, không di chuyển). Là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

-Nấm hương vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, tiêu đờm. Nấm có khá nhiều đạm (các acid amin tối cần thiết cho cơ thể), đặc biệt giàu khoáng chất và vitamin (C, B, niacin, tiền vitamin D), calci, nhôm, sắt, magie… giúp tăng cường miễn dịch, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu và phòng ngừa sỏi đường niệu.

- Cà rốtvị ngọt, tính bình; vào phế, tỳ. Có hydrocarotin và carotene, vitamin C dưới dạng phức với protein, vitamin D, vitamin B, tinh dầu và nhiều loại nguyên tố ...

- Súp lơ có hàm lượng chất phytochemical cao cùng các vitamin thiết yếu, khoáng chất, chất xơ, đường hòa tan... Súp lơ và các loại rau họ cải là nguồn cung cấp chất oxy hóa tự nhiên cao và có lượng calorie thấp nên ăn nhiều có lợi cho sức khỏe, không tăng cân.

- Trứng chim cútvị ngọt, tính bình, bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí. Trứng chim cút nhiều đồng, coban, niacin và acid thiết yếu khác. Tyrosine là dưỡng chất có khả năng làm cho da khỏe mạnh. Lecithin có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Cách nấu canh bóng mọc

Bóng chứa nhiều collagen giúp đẹp da.

3. Công dụng của canh bóng thả với sức khỏe

Collagen tồn tại ở khắp nơi trong cơ thể (70% nằm ở lớp hạ bì của da, 20% ở xương, 50% ở khớp, xấp xỉ 100% ở giác mạc). Khi tuổi tác càng cao thì lượng collagen được sản xuất càng ít và chất lượng cũng giảm đi, làm da kém săn chắc và nhăn nheo hơn, sụn xương cũng yếu đi theo thời gian.

Collagen được tạo ra bằng cách kết hợp hai loại acid amin (glycine và proline) dưới tác dụng của vitamin C. Vitamin C có nhiều trong nấm hương, cà rốt, đậu Hà Lan, súp lơ.

Glycine, proline có nhiều trong bì heo, nước xương, thịt lợn, tôm, trứng.

Cách nấu canh bóng mọc

Mâm cỗ tết thường không thể thiếu món canh bóng thả.

Bì heo cung cấp nhiều collagen, có tác dụng làm đẹp da, giúp gân xương chắc khỏe, bổ sung vitamin và cải thiện miễn dịch. Bì heo thúc đẩy các tế bào da hấp thu và lưu trữ nước để ngăn ngừa nếp nhăn gây da khô. Nên ăn một lượng vừa phải sẽ giúp da căng mịn và trơn bóng.

Collagen của bì heo giàu glycine kết hợp với methionine và arginin tạo thành creatinine, là kho dự trữ năng lượng ATP cho cơ thể. Chất collagen có nhiều trong các bộ phận cơ thể người (da, gân, sụn, xương và các tổ chức liên kết); có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Như vậy, canh bóng thả cung cấp nhiều thành phần tạo ra collagen, giúp da bóng mịn và săn chắc. Trong thực đơn còn có thịt lợn nạc, tôm và trứng chim cút bổ sung các protein, lipid, glucid làm cho canh bóng thả cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.

Chỉ cần một bát canh bóng thả đã đủ chất dinh dưỡng cho bữa cơm gia đình, vừa là thực đơn làm đẹp và kéo dài tuổi thọ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?