Cách cạo gió bằng thìa inox

Cạo gió (hay còn gọi là đánh gió) là cách chữa bệnh của nhiều người Việt, mục đích đểlàm giảm nhẹ nhanh chóng cáctriệu chứng bệnh. Đặc biệt ở những nơi xa trung tâm y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian vô cùng hữu hiệu.

Cách cạo gió bằng thìa inox

Khi bị bệnh các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc, bề mặt da cũng bế tắc một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Theo kinh nghiệm dân gian, cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố. Tuy nhiên, mỗi loại bệnh có một cách cạo gió khác nhau, không phải bệnh nào cũng có thể lạm dụng phương pháp cạo gió.

>> Xem thêm:https://bestie.vn/2016/01/7-con-dau-tuyet-doi-khong-tu-chua-tai-nha-ma-phai-den-benh-vien

Cạo gió như thế nào mớiđúng cách? Tùy theo mỗi loại bệnh lý sẽ có cách khác nhau:

- Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy

Cách cạo gió bằng thìa inox

Khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa, ngoài việc uống thuốc trị tiêu hóa, người xưa có thể áp dụng phương pháp cạo gió để mau hết bệnh. Khi đó người ta nhờ người cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

- Sốt và nhức đầu

Cách cạo gió bằng thìa inox

Theo các chuyên gia Đông y, khi lên cơn sốt cao và nhức đầu như búa bổ, bạn nên cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai. Chú ý cạo theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.

- Ho

Cách cạo gió bằng thìa inox

Khi bị ho gió, ho khan, ho dữ dội lâu ngày không khỏi, người ta thường cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.

>> Xem thêm:https://bestie.vn/2021/03/5-meo-dan-gian-chua-benh-vat-cho-tre-giup-me-bim-khoi-bo-ngo

- Bị trúng gió, cảm nắng

Cách cạo gió bằng thìa inox

Theo kinh nghiệm dân gian, những lúc bị trúng gió, cảm nắng, bạn nên cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên thái dương (mang tai). Nếu bị ngất thì lấy móng tay ấn mạnh tại huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Nếu phát sốt, lấy kim châm các tĩnh huyệt hay đầu ngón tay ra máu. Trong trường hợp người bệnh đầu còn nặng thì ấn mạnh tại xoáy hay huyệt bách hội trên đỉnh đầu và cạo gió thêm ở hai bên tay, chân.

- Đau nhức

Người già, người lười vận động sẽ dễ đau nhức mình mẩy khi thời tiết thay đổi. Vậy nếu đau chỗ nào thì có thể cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.

Nên dùng dụng cụ nào để cạo gió?

Cách cạo gió bằng thìa inox

- Dùng đánh gió bằngđồng bạcđánh gió bằng trứng gà: Luộc chín 1 quả trứng gà, tách đôi lấy lòng trắng. Đặt 1 nửa lòng trắng trứng vào khăn mùi xoa (hoặc vải sạch, mỏng) sao cho lòng trắng hướng lên trên. Tiếp theo cho 1 đồng bạc vào lòng trắng trứng, nếu có thể bạn cho thêm 1 ít tóc rối, gừng đập giập vào cùng.

Rồi úp nửa lòng trắng trứng còn lại lên trên, sau đó túm chặt khăn mùi xoa lại. Tiếp theo, bạn nhúng chìm phần khăn đã bọc lòng trắng trứng gà vào nước vừa luộc trứng cho nóng lên và vắt hết nước đi rồi bắt đầu thao tác cạo gió. Nếu không có đồng bạc thì bạn có thể sử dụng dây chuyền, vòng, hoa tay bằng bạc để thay thế.

- Dùng đồng bạc: Bạn có thể sử dụng đồng bạc hoặc những vật bằng bạc có hình dạng nhẵn nhụi như thìa bạc inox, nhẫn bạc... để cạo gió.

Cách cạo gió đúng kỹ thuật

Cách cạo gió bằng thìa inox

- Người bệnh cần nằm ngay ngắn, thả lỏng cơ thể.

- Người cạo xoa dầu lên vùng cần cạo gió và cạo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Tuyệt đối không miết theo chiều ngược lại.

- Khi cạo cần tác dụng lực thật đều, miết thật dài. Chỉ cần cạo khoảng 5 phút sẽ thấy vùng da thịt đau nhức nổi vết tím đỏ tự nhiên. Tuyệt đối không cố cạo mạnh tay để tạo ra những vết bầm đỏ.

- Không nên sử dụng dầu xoa để cạo gió có thành phần là tinh dầu bạc hà (methol). Đây là tinh dầu có tính chất bốc hơi nhanh nên khi mới xoa dầu sẽ có cảm giác ấm nóng nhưng một lúc sau thì sẽ thấy lạnh.

>> Xem thêm:https://bestie.vn/2021/06/quoc-gia-duy-nhat-chua-co-benh-nan-y-bi-quyet-goi-gon-trong-4-mon

- Nếu sử dụng đồng bạc hoặc thìa bạc thì cần cầm vật sao cho tạo thành một góc 45 độ so với mặt phẳng cạo.Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.

- Khi đánh gió xong nên uống một cốc trà gừng hoặc ăn một bát cháo tía tô với hành hoặc uống một cốc nước sôi để nguội pha chút muối.

- Người bệnh cần nằm yên trên giường sau khi được đánh gió xong, không đi ra ngoài vì dễ nhiễm lạnh, đặc biệt không được tắm sau khi đánh gió.

Cách cạo gió bằng thìa inox

Cạo gió hay đánh gió thì cần lưu ý những gì?

Khi cạo gió hay đánh gió không nên cạo quá lâu và đặc biệt chúng ta nên dùng lực vừa phải, tránh làm mạnh sẽ bị trầy xướt da làm bệnh nhân xuất huyết và rát bỏng nhiều ngày. Vấn đề cầm dụng cụ cạo gió cũng lưu ý không nên cầm nghiêng vì vậy dễ gây xuất huyết cho bệnh nhân.Tránh cho bệnh nhân ra ngoài sau khi cạo gió để tránh nhiễm bệnh trở lại.

Cách cạo gió bằng thìa inox

Cạo gió hay đánh giólà phương pháp giúplấy hết những chất độc trong cơ thể con người qua lỗ chân lông, từ đó cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, cạo gió vẫn là một phương pháp trị liệu đơn giản theo dân gian vì thế trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự thăm khámvà chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên môn. Đặc biệt, cần lưu ý cách cạo gió thích hợp, an toàn khi thực hiện ở nhà. Đặc biệt theo Thạc sĩ Toàn cho biết bạn chỉ cạo gió khi bị cảm mạo, nhức đầu, đau mình mẩy, chóng mặt, ...

Các trường hợp tuyệt đối không được cạo gió

- Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với hình thức cạo gió. Vì da của trẻ mỏng và dễ nhầm lẫn triệu chứng nếu trẻ bị sốt xuất huyết.

- Những người bị bệnh tim, huyết áp cao, phụ nữ có thai và những người mắc bệnh da liễu cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên cạo gió.

- Đánh gió chỉ thực sự hữu hiệu trong trường hợp bị cảm, nhiễm lạnh, nhức mỏi tay chân còn bị cảm phong nhiệt thì không nên cạo gió với các loại dầu có tính nóng như dầu gió, dầu gừng, rượu gừng. Việc này khiến cơ thể tích tụ thêm khí nóng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.